Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ba vì
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
LÊ PHƯƠNG THẢO
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA VÌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
LÊ PHƯƠNG THẢO
QUẢNN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA VÌ
CHHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ
HỒNG HẢI XÁC NHẬN CỦAA GVHD XÁC NHẬN CỦA
CHỦ TỊCH HĐ
TS. Nguyễn Thị Hồng Hải TS. Nguyễn Trúc Lê
HÀ NỘI – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Lê Phương Thảo
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo TS.
Nguyễn Thị Hồng Hải là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn
cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh
nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn tới Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Kho bạc Nhà
nước Ba vì đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung
cấp thông tin của luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại học kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và
bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, 15 tháng 05 năm 2015
Học viên
Lê Phương Thảo
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................................................................................i
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..........................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................................4
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN.....................................................................................6
1.2.1. Khái niệm và phân loại.......................................................................................................6
1.2.3.Nguyên tắc, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước..................................................9
1.2.4. Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước...................................................................13
1.2.5. Chức năng, nhiệm vụ quản lý của KBNN về chi NSNN.............................................16
1.2.6. Nội dung của công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước.............................................19
1.2.7. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN........................30
1.3. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN cấp huyện......................................................................34
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại huyện Phúc Thọ..................................................34
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại KBNN Đan Phượng...........................................35
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Ba Vì...............................................................37
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................39
2.1. Phương pháp luận..................................................................................................................39
2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể..........................................................................................39
2.2.1. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả............................................................................39
2.2.2. Sử dụng phương pháp tổng hợp.......................................................................................39
2.2.3. Sử dụng phương pháp phân tích......................................................................................39
2.2.4. Sử dụng phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ..........................................................40
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.....................................................................40
2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu..............................................................................40
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA VÌ GIAI ĐOẠN 2012-2014............................................42
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Ba Vì............................................................................43
3.1.1 Những nét đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Vì...............43
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Ba Vì.....................................................................44
3.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN qua KBNN Ba Vì giai đoạn 2012- 2014.....45
3.2.1. Phân công nhiệm vụ quản lý chi NSNN ở KBNN Ba Vì............................................45
3.2.3. Thực trạng quản lý của KBNN về chi NSNN trên địa bàn Ba Vì..............................50
3.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý chi NSNN qua KBNN Ba Vì giai đoạn 2012-2014
67
3.3.1. Kết quả đạt được................................................................................................................67
3.3.2. Hạn chế................................................................................................................................70
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NSNN TẠI KBNN BA VÌ...........................................................................................................79
4.1. Mục tiêu, phương hướng chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020........................79
4.1.1. Mục tiêu...............................................................................................................................79
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý của Kho bạc Nhà nước về chi ngân sách
nhà nước......................................................................................................................................... 81
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho
bạc Nhà nước Ba Vì......................................................................................................................84
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế thực hiện công khai và minh bạch trong chi tiêu và quản lý, sử
dụng NSNN.................................................................................................................................... 84
4.2.2. Thực hiện quy trình cấp phát NSNN trực tiếp từ KBNN đến đối tượng cung cấp
hàng hoá, dịch vụ và thực hiện quản lý, cam kết chi NSNN.................................................85
4.2.3. Áp dụng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra......................................85
4.2.4. Cải cách thủ tục hành chính trong chi NSNN qua KBNN..........................................86
4.2.5. Thống nhất mô hình tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ quản lý chi NSNN
trong các đơn vị KBNN...............................................................................................................87
4.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và chuyên môn của Kho bạc
Nhà nước........................................................................................................................................ 87
4.2.7. Ứng dụng mạng internet trong quản lý, điều hành, kiểm soát, thanh toán và xây dựng
mô hình kiểm soát chi điện tử.....................................................................................................88
4.2.8. Xây dựng, thực hiện cam kết chi đối với đơn vị thụ hưởng NSNN...........................89
4.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ, KBNN Việt Nam..................................................90
4.3.1. Hoàn thiện về luật ngân sách nhà nước và các chính sách..........................................90
4.3.2 Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN............................................93
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................96
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu chi NSNN huyện Phúc Thọ từ năm 2012-2014..................................34
Bảng 1.2. Số liệu chi NSNN huyện Đan Phượng từ năm 2012-2014.............................36
Bảng 3.1. Số liệu chi NSNN Huyện Ba Vì từ năm 2012-2014........................................49
Bảng 3.2 Kết quả từ chối thanh toán chi NSNN qua KBNN Ba Vì................................50
Bảng 3.3 Cơ cấu chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước Ba vì.................................................65
ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các cơ quan, đơn vị quản lý chi NSNN thuộc ngành tài chính....................13
Sơ đồ 1.2: Qui trình kiểm soát, thanh toán chi NSNN qua KBNN.................................29
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN Ba Vì........................................................................45
iii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngày 1 tháng 04 năm 1990 hệ thống Kho bạc Nhà nước đã được thành lập
và nhanh chóng trở thành công cụ sắc bén trong quản lý mọi hoạt động thu, chi Ngân
sách Nhà nước, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Luật Ngân sách Nhà nước ra đời, từng bước được sửa đổi,
hoàn thiện đã tạo ra sự chuyển biến về công tác quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước.
Trong thời gian qua, tại Kho bạc Nhà nước Ba Vì, chi Ngân sách Nhà nước đã đảm
bảo được các nhu cầu kinh phí thiết yếu cho các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của
Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ, vấn đề quản lý các khoản chi Ngân sách Nhà
nước có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu
và hoàn thiện một cách hữu hiệu nhất.
Cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán chi NSNN tuy đã được thường xuyên sửa
đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề
chung nhất, mang tính nguyên tắc. Vì vậy, nó không thể bao quát hết được tất cả
những hiện tượng nẩy sinh trong quá trình thực hiện chi NSNN. Cũng chính từ đó, cơ
quan tài chính và KBNN thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cần thiết để thực hiện kiểm tra,
kiểm soát từng khoản chi NSNN. Như vậy, cấp phát chi NSNN đối với cơ quan tài
chính chỉ mang tính chất phân bổ NSNN, còn đối với KBNN thực chất chỉ là xuất
quỹ NSNN, chưa thực hiện được việc chi trả trực tiếp đến từng đơn vị sử dụng kinh
phí, chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Mặt khác,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động KT-XH, công tác chi NSNN cũng
ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này cũng làm cho cơ chế quản lý chi
NSNN nhiều khi không theo kịp với sự biến động và phát triển của hoạt động chi
NSNN. Trong đó, một số nhân tố quan trọng như hệ thống tiêu chuẩn định mức chi
tiêu còn xa rời thực tế, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để thẩm định; chưa có một cơ chế
quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối với một số lĩnh vực.
Các khoản chi của NSNN đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Tính
chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi NSNN là một ưu thế cực
1