Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh hà giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------o0o----------
CHU HOÀNG HIỆP
PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP
TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------o0o----------
CHU HOÀNG HIỆP
PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP
TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ GIANG
CHUYEN NGANH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI
HA NỘI - 2015
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
nhiệt tình và những lời động viên, chỉ bảo ân cần của các cá nhân, tập thể, các cơ quan
nơi tôi công tác và các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc TS. Khu Thị Tuyết Mai đã trực
tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn thạc si ̃Quản lý kinh
tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè; tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
đến ngƣời thân trong gia đình đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mặt vật chất, chia sẻ
những khó khăn và động viên về mặt tinh thần trong thời gian học tập và hoàn thành
luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung
thực. Kết quả nêu trong luân văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào.
2
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................5
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................6
DANH MỤC HỘP........................................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ........................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................5
1.2. Cơ sở lý luận về hợp tác xã...................................................................................10
1.2.1. Bản chất của kinh tế hợp tác và hợp tác xã........................................................10
1.2.2. Vai trò và nguyên tắc của hợp tác xã..................................................................14
1.2.3. Phân loại hợp tác xã...........................................................................................17
1.2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến đến sự hình thành và phát triển của hợp tác xã . 18
1.2.5 Tiêu chí đánh giá sự phát triển hợp tác xã ở Việt Nam.......................................20
1.3. Lịch sử phát triển của phong trào hợp tác xã, kinh nghiệm của các nƣớc trên thế
giới và của Việt Nam...................................................................................................21
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của phong trào HTX quốc tế...........................21
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển HTX tại một số nƣớc trên thế giới................................22
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam....................................................................28
CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................30
2.1 Địa bàn nghiên cứu................................................................................................30
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin...........................................................................30
2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu.....................................................................................31
2.4 Phƣơng pháp phân tích..........................................................................................31
2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................32
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH..............................33
HỢP TÁC XÃ TẠI TỈNH HÀ GIANG.......................................................................33
3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến phát triển hợp tác
xã tại tỉnh Hà Giang.....................................................................................................33
3.1.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên.........................................................................33
3.1.2 Các yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội................................................................36
3.2 Phân tích thực trạng phát triển các loại hình Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang
44
3
3.2.1 Những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và của tỉnh Hà Giang về
phát triển HTX ...............................................................................................................
3.2.2.Tình hình phát triển các loại hình hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-
2013 ...............................................................................................................................
3.2.3 Đánh giá chung về phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang ...........................
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................
4. 1 Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển ..........................................................
4.1.1. Quan điểm............................................................................................................
4.1.2. Mục tiêu ...............................................................................................................
4.1.3. Định hƣớng phát triển ..........................................................................................
4.2 Dự báo về phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang ...........................................
4.2.1. Dự báo dân số và lao động đến 2020 ..................................................................
4.3. Các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 ..........
4.3.1. Phƣơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX trong nền kinh tế thị trƣờng
cạnh tranh ......................................................................................................................
4.3.2. Các nhóm giải pháp phát triển các loại hình HTX phân theo lĩnh vực kinh tế ...
4.3.3 Các giải pháp đột phá ...........................................................................................
4.3.4. Các nhóm giải pháp khác ....................................................................................
4.4 Một số kiến nghị ....................................................................................................
4.4.1 Đối với Nhà nƣớc ...............................................................................................
4.4.2. Đối với tỉnh Hà Giang .......................................................................................
KẾT LUẬN .................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
CN-TTCN ......................... Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
CNH, HĐH ......................... Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
CVĐC ......................... Công viên địa chất
DN ......................... Doanh nghiệp
HTX ......................... Hợp tác xã
HTXNN ......................... Hợp tác xã nông nghiệp
HTXTM ......................... Hợp tác xã thƣơng mại
NCKH ......................... Nghiên cứu khoa học
PTNT ......................... Phát triển nông thôn
QL ......................... Quốc lộ
QTDND ......................... Quỹ tín dụng nhân dân
SXKD ......................... Sản xuất kinh doanh
XHCN ......................... Xã hội chủ nghĩa
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin .....................................................................
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh Hà Giang (%) .........................................
Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Giang (năm 2010, đvt: %) ..................................
Bảng 3.3 Số lƣợng HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang (2006-2013) ...............................
Bảng 3.4 Số lƣợng HTX theo loại hình tại Hà Giang (2006-2013) ..............................
Bảng 3.5 Phát triển HTX theo địa bàn ..........................................................................
Bảng 3.6. Chất lƣợng bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX ...............
Bảng 3.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực HTX ...........................
Bảng 3.8 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX theo từng lĩnh vực ...................
Bảng 4.1 Dự báo dân số và lao động tỉnh Hà Giang đến 2020 .....................................
Bảng 4.2 Dự báo cơ cấu sử dụng lao động tỉnh Hà Giang đến 2020 ............................
Bảng 4.3 Dự báo phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang ........................
Bảng 4.4 Tái cấu trúc các loại hình HTX phân theo lĩnh vực kinh tế Giai đoạn 2015-
2020 ............................................................................................................................... 91
Bảng 4.5 Một số tiêu chí về đào tạo nguồn nhân lực đối với HTX giai đoạn 2012 -
2020 ...............................................................................................................................
STT Hộp
1 Hộp 1.1
2 Hộp 3.1
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên nhiều
lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác
nhau. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, đến nay hợp tác xã vẫn tỏ ra là mô hình hoạt
động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và quan trọng hơn
nữa, thông qua hợp tác xã, các hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau,
tăng sức mạnh để đối phó với khó khăn và tránh các nguy cơ thua lỗ cao.
Nhìn lại quá trình phát triển của Việt Nam, phong trào hợp tác xã đã trải qua
nhiều bƣớc thăng trầm gắn với những thay đổi chung trong cơ chế quản lý kinh tế của
đất nƣớc. Đến nay, mô hình hợp tác xã mới ra đời thay thế cho mô hình hợp tác xã
kiểu cũ (chuyển đổi, thành lập mới theo Luật hợp tác xã năm 1996 và Luật hợp tác xã
sửa đổi năm 2003, nay là Luật HTX 2012), đặt nền móng căn bản cho sự phát triển
kinh tế hợp tác, HTX. Sau khi thực hiện theo Luật hợp tác xã, kết quả là đã xuất hiện
một số mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt cho kinh tế hộ gia
đình xã viên, đã làm rõ và giải quyết đƣợc nhiều tồn tại trong các hợp tác xã. Tuy
nhiên có thể nhận thấy, chất lƣợng chuyển đổi của các hợp tác xã còn chƣa cao, hoạt
động của hợp tác xã mới còn nhiều lúng túng chƣa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Phong
trào Hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang là một điển hình, do nhận thức của ngƣời dân còn
nhiều hạn chế, chịu ảnh hƣởng nặng nề của mô hình hợp tác xã kiểu cũ nên việc
chuyển đổi, thành lập mới hợp tác xã theo Luật còn có nhiều hạn chế.
Mặc dù trong những năm qua với những tác động tích cực từ quá trình thực
hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế tập thể,
khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có
những chuyển biến tích cực, các HTX cũ cơ bản đã đƣợc chuyển đổi hoặc giải thể; các
HTX yếu kém, tồn tại hình thức trong nhiều năm đã đƣợc giải thể; nhiều HTX mới
đƣợc thành lập. Tuy nhiên bên cạnh đó khu vực HTX vẫn còn tồn tại những yếu kém
nhất định chƣa phát huy đƣợc vai trò và vị trí của kinh tế tập thể trong công cuộc xóa
đói giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Nhiều HTX tổ chức và hoạt
động chƣa tuân thủ đầy đủ các qui định của Luật HTX; các quan hệ sở hữu, tổ chức
quản lý, phân phối trong HTX còn biểu hiện xa rời bản chất và các giá trị của HTX.
1
Nhiều HTX nông nghiệp chuyển đổi còn hình thức, chƣa đảm bảo đầy đủ yêu
cầu của Luật HTX và đòi hỏi phát triển của HTX, các xã viên của HTX chuyển đổi khi
tham gia HTX nhiều nơi không viết đơn và góp vốn mới, nhiều xã viên không hiểu rõ
quyền lợi và trách nhiệm của mình với HTX; xã viên tham gia HTX với ý thức trông
chờ vào sự giúp đỡ của tập thể và Nhà nƣớc; Chính vì vậy, nhiều HTX không huy
động đƣợc nguồn lực từ chính xã viên, tính bền vững và ổn định trong tổ chức và hoạt
động chƣa cao; chƣa thực hiện tốt chế độ hạch toán và báo cáo tài chính.
Hoạt động của nhiều HTX hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về sản xuất,
đời sống của xã viên và cộng đồng; năng lực nội tại cả về vốn, cơ sở vật chất, nguồn
nhân lực, trình độ quản lý rất yếu, trình độ công nghệ lạc hậu kéo dài dẫn đến sức cạnh
tranh kém.
Các hợp tác xã chuyển đổi, thành lập mới đã đi vào hoạt động nhƣng chƣa đem
lại hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lúng túng
trong công tác tổ chức quản lý điều hành, thậm chí trì trệ không phát triển, không có
hoạt động cụ thể, một số HTX còn tồn tại hình thức, đặc biệt là loại hình hợp tác xã
nông nghiệp chuyển đổi.
Do đó, nghiên cứu thực trạng phát triển của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà
Giang để tìm ra giải pháp nhằm củng cố, phát triển các loại hình hợp tác xã tại địa
phƣơng là vấn đề có tính cấp thiết và có tầm quan trọng đặc biệt.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Phát triển các loại hình Hợp tác xã ở tỉnh
Hà Giang” đã đƣợc học viên lựa chọn để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các loại
hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang, làm rõ những thành công, những tồn tại và nguyên
nhân của chúng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, phát
triển các loại hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn triển khai các
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà
Giang;
2
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, phát triển các loại hình hợp
tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau :
- Thực trạng phát triển và tình hình hoạt động của các loại hình Hợp tác xã hiện
nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có những điểm mạnh và những tồn tại gì? Nguyên
nhân của chúng?
- Cần có những giải pháp nào để phát huy những thuận lợi, tận dụng thời cơ, hạn
chế những khó khăn vƣớng mắc nhằm thúc đẩy phát triển các loại hình hợp tác xã của
tỉnh?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Các loại hình hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Tác nhân trực tiếp: Ban quản lý các hợp tác xã, xã viên và ngƣời lao động tham
gia hợp tác xã;
Tác nhân gián tiếp: Đảng uỷ, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan ban ngành
của tỉnh có liên quan...
Luật, cơ chế chính sách tác động đến phát triển các loại hình hợp tác xã.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian:Trên phạm vi toàn tỉnh, nghiên cứu sâu tại một số điển hình
mang tính đại diện cao cho các vùng, khu vực, theo địa bàn hoạt động.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các loại hình
HTX tại tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2006-2013 . Tuy nhiên, tình hình phát triển
trong ba năm gần đây (2010 -2013) sẽ đƣợc luận văn tập trung phân tích kỹ hơn.
- Về nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc phát triển các
loại hình hợp tác xã, trong đó nhấn mạnh đến công tác tổ chức quản lý điều hành, họat
động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển
các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang.
4. Cấu trúc luận văn:
Mở đầu
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác xã
3
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng phát triển hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang
Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt
động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang tầm nhìn đến năm 2020
Kết luận
4