Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các làng nghề ở tỉnh hà tĩnh theo hướng bền vững
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
TRẦN NHẬT PHONG
PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH HÀ TĨNH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
TRẦN NHẬT PHONG
PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH HÀ TĨNH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS MAI THỊ THANH XUÂN
Hà Nội – 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT..............................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................................ii
MỞ ĐẦU............................................................................................................i
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG......................................8
1.1. Làng nghề và vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế-xã hội...........8
1.1.1. Khái niệm và phân loại làng nghề...........................................................8
1.1.2. Vai trò của làng nghề.............................................................................12
1.2. Phát triển các làng nghề theo hướng bền vững........................................15
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phát triển các làng nghề theo hướng bền
vững.................................................................................................................15
1.2.2. Nội dung phát triển các làng nghề theo hướng bền vững......................20
1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển các làng nghề theo hướng bền vững.........24
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề theo hướng bền vững
........................................................................................................................ 28
1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề theo hướng bền vững của một số địa
phương và bài học cho các làng nghề ở Hà Tĩnh............................................36
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở các địa
phương.............................................................................................................36
1.3.2. Bài học rút ra cho các làng nghề ở Hà Tĩnh..........................................40
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG Ở TỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY................................42
2.1. Chính sách phát triển làng nghề ở Hà Tĩnh..............................................42
2.2. Tình hình phát triển làng nghề theo hướng bền vững tại Hà Tĩnh từ năm
2008 đến nay...................................................................................................43
2.2.1. Tổng quan sự phát triển các làng nghề theo hướng bền vững...............43
2.2.2. Tác động của làng nghề đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường..............................................................................................................56
2.3. Đánh giá chung về tính bền vững trong phát triển làng nghề..................72
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu......................................................................72
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................73
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG
NGHỀ Ở TỈNH HÀ TĨNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG........................................78
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo
hướng bền vững đến năm 2020.......................................................................78
3.1.1. Mục tiêu.................................................................................................78
3.1.2. Định hướng phát triển...........................................................................78
3.2. Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển các làng nghề theo hướng
bền vững ở Hà Tĩnh đến năm 2020.................................................................80
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển theo hướng gắn quy hoạch không
gian làng nghề với bảo vệ môi trường.............................................................80
3.2.2. Tăng cường trang bị công nghệ hiện đại, công nghệ xanh cho các làng
nghề.................................................................................................................83
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong các làng nghề.................86
3.2.4. Đa dạng hóa loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đi đôi với lựa chọn
hình thức kinh doanh phù hợp và hiệu quả.....................................................90
3.2.5. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập cao và ổn định cho người
lao động...........................................................................................................92
3.2.6. Tăng cường kiểm soát tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên và ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề................................................................94
KẾT LUẬN.....................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................99
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
1 CNH,HĐH
2 CNSX
3 HTX
4 KH-CN
5 LN
6 QĐ - BYT
7 Sở NN&PTNT
8 SX LN
9 SX VLXD
10 TCCP
11 TCVN
12 TNHH
13 TTCN
14 UBND
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu
1 Bảng 2.1
2 Bảng 2.2
3 Bảng 2.3
4 Bảng 2.4
5 Bảng 2.5
6 Bảng 2.6
7 Bảng 2.7
ii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành nghề nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng đóng vai
trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế đã
chứng minh, sự phát triển các làng nghề đã góp phần to lớn trong thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phát huy được các nguồn lực
tại địa phương, theo đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng
cao đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về phát triển
giữa thành thị và nông thôn, đẩy nhanh sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Vì
vậy, sự phát triển làng nghề vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa văn hóa
- xã hội sâu sắc.
Theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay, cả nước có
khoảng 2790 làng nghề, riêng ở Hà Tĩnh có khoảng 44 làng nghề. Làng nghề
ở Hà Tĩnh có lịch sử phát triển từ hàng chục năm, trong đó, nhiều làng nghề
có bề dày lịch sử đến hàng trăm năm như làng nghề chiếu cói, nón lá… đã tạo
ra nhiều sản phẩm tiêu dùng cần thiết cho xã hội và tham gia xuất khẩu, tạo
nên giá trị kinh tế và văn hóa ở khu vực nông thôn, đặc biệt là tại các làng
quê. Theo đó, sự phát triển các làng nghề cũng đã thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, tạo thêm
công ăn việc làm cho lao động nông nhàn và những vùng đất chật người đông,
góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bộ phận
dân cư nông thôn.
Cùng với những đóng góp tích cực trên, các làng nghề Việt Nam nói
chung, ở Hà Tĩnh nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong sự
phát triển bền vững. Một số làng nghề thiếu vốn và thiếu nguyên liệu trầm
trọng, thị trường tiêu thụ không ổn định, thậm chí có làng nghề thủ công
truyền thống đã bị mai một. Những làng nghề còn tồn tại được thì quy mô nhỏ
1
bé, phân tán và tự phát. Sản phẩm của các làng nghề còn ít và đơn điệu, chất
lượng chưa cao vì vậy sức vươn của sản phẩm nghề còn thấp. Nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng đó là do thiết bị công nghệ thiếu và lạc hậu, trình độ
quản lý thấp, thiếu thông tin về thị trường... Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề đang gây bức xúc xã hội rất lớn.
Mặc dù Hà Tĩnh đã có Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn
nhưng đến nay sự phát triển của các làng nghề vẫn chưa xứng với tiềm năng
và thiếu tính bền vững. Đặc biệt, hầu hết các làng nghề vẫn chưa xây dựng
được hệ thống xử lý rác thải cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà
điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu cũng như
các giải pháp mang tính đột phá để các làng nghề có điều kiện phát triển theo
hướng bền vững.
Vậy vấn đề đặt ra cho sự phát triển các làng nghề theo hướng bền vững
ở Hà Tĩnh hiện nay là gì? Tỉnh và các làng nghề cần phải thực hiện giải pháp
gì để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính bền vững trong phát triển
của các làng nghề? Đó là những câu hỏi nghiên cứu mà đề tài luận văn: “Phát
triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững” phải giải đáp.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Làng nghề và phát triển làng nghề Việt Nam là vấn để được quan tâm
nhiều hiện nay. Phát triển làng nghề vừa mục đích phát triển kinh tế vừa bảo
vệ làng nghề Việt Nam như nét văn hóa đặc trưng lâu đời của dân tộc. Những
tác phẩm, tài liệu nghiên cứu về làng nghề và phát triển làng nghề đã công bố
liên quan đến đề tài luận văn có thể kể đến như:
+ Đề án phục hồi làng nghề truyền thống Việt Nam của Th.S Bùi Văn
Vượng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
2
Tác phẩm đưa ra cách nhìn tổng quan về làng nghề Việt Nam, các mặt
còn hạn chế, những yếu kém, manh mún trong phát triển làng nghề truyền
thống. Từ đó, tác giả đưa ra đề án phục hồi làng nghề truyền thống, các giải
pháp nhằm phục hồi các làng nghề truyền thống đã bị mai một như là: Tạo lập
thị trường cho các làng nghề, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực... Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ xoay quanh những làng nghề
truyền thống, chưa tổng quát thành các làng nghề Việt Nam nói chung, trong
khi hiện nay, các làng nghề mới đang xuất hiện ngày càng nhiều và có sự phát
triển khá mạnh.
+ Làng nghề Việt Nam và môi trường, của nhóm tác giả Đặng Kim Chi,
Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, NXB Khoa học - kỹ thuật, 2005.
Tác phẩm đưa ra các phân tích, đánh giá ảnh hưởng qua lại giữa sự phát
triển làng nghề và môi trường, các làng nghề càng phát triển thì càng sử dụng
nhiều nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, đồng thời quá trình sản xuất tạo ra nhiều
chất thải, nước thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường vì vây, nhóm tác giả
nghiên cứu định hướng sự phát triển làng nghề theo hướng thân thiện môi
trường, các làng nghề phát triển phải song hành với quá trình bảo vệ, tái tạo
lại môi trường. Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ phân tích một trong những
khía cạnh ảnh hưởng tới phát triển làng nghề đó là khía cạnh môi trường, chưa
nêu tổng quan được các mặt ảnh hưởng khác như khía cạnh kinh tế, văn hóa,
xã hội.
+ Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển,
của các tác giả Vũ Quốc Tuấn (chủ biên), Nguyễn Vi Khải, Bùi Văn Vượng,
NXB Hà nội, 2010
Tác phẩm nêu lên những đặc điểm của làng nghề, phố nghề của Hà Nội,
nét văn hóa đặc trưng của các làng nghề, phố nghề nằm giữa lòng thủ đô, hay các
thành phố lớn và những thách thức đối với làng nghề, phố nghề Hà Nội trong
3
tiến trình hội nhập, phát triển. Khi nền kinh tế phát triển sôi động, nhất là ở
thủ đô hay các thành phố lớn, việc gìn giữ, phát huy nét truyền thống của một
làng nghề, phố nghề là rất khó khăn. Tuy nhiên, chưa có các giải pháp cụ thể
để phát triển các làng nghề theo hướng bền vững làng nghề, phố nghề.
+ Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong
tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế của TS. Nguyễn Văn Hiến đăng trên Tạp chí
Phát triển và Hội nhập Số 4, Tháng 5-6/2012
Tác phẩm phân tích những đóng góp của làng nghề đối với phát triển
kinh tế, trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, làng nghề có
vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nhờ có làng nghề, hàng triệu người lao động
đã được tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập.Tuy nhiên,
tác giả cũng cho rằng làng nghề đang đứng trước những thách thức đặt ra
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế như: Đầu ra cho các sản phẩm, đào
tạo nghề cho người lao động, ô nhiễm môi trường làng nghề… Từ đó, tác
phẩm đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề theo hướng bền vững, các
giải pháp đưa ra xoay quanh các vấn đề khắc phục về môi trường, lấy tiêu chí
môi trường là trọng tâm đánh giá mức độ phát triển theo hướng bền vững của
làng nghề như là quy hoạch làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, tăng cường
công tác quản lý môi trường tại các làng nghề... Tuy nhiên, phát triển làng
nghề bền vững có nhiều yếu tố, cần thiết phải phối hợp đồng bộ nhiều giải
pháp để thực hiện.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững tại một số
làng nghề truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, của PGS.TS Nguyễn Trường Sơn,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển Số 176, tháng 02 năm 2012.
Tác phẩm xây dựng hệ thống tiêu chí đầy đủ hơn để đánh giá phát triển
theo hướng bền vững tại các làng nghề. Hệ thống tiêu chí được đề xuất với
các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá cả 3 khía cạnh của sự phát triển bền vững, kinh
4
tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, tác phẩm mới chỉ dừng lại ở khía cạnh
đưa ra các tiêu chí đánh giá, chưa đưa ra được định hướng, giải pháp để thực
hiện các tiêu chí đó.
Các tác phẩm trên đã nghiên cứu làng nghề gắn liền với các vấn đề liên
quan có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển làng nghề, và quá trình tác động
ngược lại của làng nghề đến môi trường trong quá trình phát triển. Đó là
nguồn tài liệu quý giá để luận văn sử dụng, kế thừa và phát triển. Tuy nhiên,
các tác phẩm này mới chỉ nghiên cứu các khía cạnh tác động riêng biệt, cụ thể
là khía cạnh môi trường chứ chưa nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện
sự phát triển làng nghề trên cả ba trụ cột: Kinh tế, văn hóa - xã hội và môi
trường. Một số công trình tuy có nghiên cứu tính bền vững của sự phát triển
làng nghề nhưng chỉ dừng lại ở việc đưa ra định hướng, chứ chưa có các giải
pháp toàn diện để phát triển làng nghề theo hướng bền vững. Đặc biệt, sự phát
triển các làng nghề ở Hà Tĩnh theo hướng bền vững thì cho đến nay, theo
những gì mà tác giả đọc được, thì chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn
diện và hệ thống.
Luận văn này sẽ nghiên cứu, giải quyết các vấn đề còn dang dở của các
nghiên cứu trên. Luận văn tiếp cận nghiên cứu từ thực tiễn làng nghề Hà Tĩnh
giai đoạn 2008 đến nay. Nghiên cứu một cách tổng quan làng nghề tại Hà
Tĩnh, phân tích thực trạng và đánh giá các mặt thành tựu, hạn chế của làng
nghề. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí và hoàn thành
định hướng phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là dựa vào những thành tựu và hạn chế rút ra từ
phân tích thực trạng phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Hà Tĩnh từ
năm 2008 đến nay, tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó và
5
đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh, nhằm đưa các làng nghề
tiếp tục phát triển theo hướng bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của phát triển làng nghề
theo
hướng bền vững, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững.
- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề và tính bền vững trong sự
phát triển làng nghề tại Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay, từ đó, đánh giá những
thành tựu đạt được và những mặt còn tồi tại, hạn chế trong phát triển làng
nghề theo hướng bền vững.
- Tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất
những giải
pháp phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Hà Tĩnh trong giai đoạn tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự phát triển của các làng nghề,
bao gồm cả các làng nghề truyền thống và làng nghề mới cả trên phương diện
lý thuyết và thực tiễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các làng nghề trên
địa bàn Hà Tĩnh, các làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Bên cạnh đó,
luận văn cũng có tham khảo kinh nghiệm phát triển bền vững các làng nghề
của một số tỉnh khác.
Phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, phương pháp thống kê so sánh, phân tích, tổng hợp… về các tài
liệu thu thập qua thống kê và các tài liệu đã được nghiên cứu trước. Tác giả