Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại hy lạp   bài học kinh nghiệm đối với việt
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
967.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1695

Luận văn thạc sĩ UEB nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại hy lạp bài học kinh nghiệm đối với việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------o0o--------

VŨ THỊ VÂN ANH

NỢ CÔNG VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG NỢ

TẠI HY LẠP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------o0o--------

VŨ THỊ VÂN ANH

NỢ CÔNG VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG NỢ

TẠI HY LẠP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT

Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI

Hà Nội – 2014

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt.....................................................................................i

Danh mục bảng.................................................................................................ii

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG

HOẢNG NỢ CÔNG.........................................................................................9

1.1. Các khái niệm..........................................................................................9

1.1.1. Nợ công.............................................................................................9

1.1.2. Khủng hoảng nợ công.....................................................................17

1.1.3. Phân loại nợ công...........................................................................17

1.2. Cơ sở lý luận về nợ công và khủng hoảng nợ công..............................19

1.2.1. Bản chất của nợ công và khủng hoảng nợ công.............................19

1.2.2. Tác động của nợ công và khủng hoảng nợ công............................22

1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ công và khủng hoảng nợ công...............26

1.3. Khủng hoảng nợ công Châu Âu............................................................34

1.3.1. Diễn biến khủng hoảng nợ công châu Âu.......................................34

1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu........................41

1.3.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu..................43

Chƣơng 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP...............................48

2.1. Một số nét khái quát về Hy Lạp............................................................48

2.2. Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.........................................................50

2.2.1. Diễn biến khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và động thái xử lý của Hy

Lạp............................................................................................................50

2.2.2. Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp...................60

2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ tại Hy Lạp.........................69

Chƣơng 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ KHỦNG HOẢNG NỢ TẠI HY

LẠP CHO VIỆT NAM....................................................................................83

3.1. Thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam............................................83

3.1.1. Quy mô nợ ngày càng lớn...............................................................87

3.1.2. Cơ cấu nợ đa dạng..........................................................................89

3.1.3. Tính thanh khoản của nợ dễ gặp rủi ro...........................................92

3.2. Nguyên nhân và những rủi ro tiềm ẩn...................................................93

3.2.1. Nguyên nhân nợ công của Việt Nam...............................................93

3.2.2. Rủi ro tiềm ẩn..................................................................................97

3.3. Hàm ý chính sách cho giải pháp nợ công tại Việt Nam......................101

3.3.1. Mục tiêu nợ công an toàn và bền vững.........................................101

3.3.2. Giải pháp cho vấn đề nợ công của Việt Nam................................103

KẾT LUẬN...................................................................................................116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................118

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

i

DANH MỤC BẢNG

STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

ii

DANH MỤC HÌNH

STT

1

2

3

4

5

6

7

iii

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo chu kỳ vận động của nền kinh tế, chúng ta đã chứng kiến rất

nhiều những cuộc khủng hoảng, cho dù là lớn hay nhỏ thì đều để lại những

hậu quả nhất định và những bài học quý báu cho mỗi một quốc gia. Trong đó

điển hình gần đây nhất đó là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, mà nguyên cơ bắt

nguồn từ nợ công tại Hy Lạp. Khủng hoảng nợ công bùng nổ ở Châu Âu trong

thời gian gần đây đã khiến nhiều nƣớc giật mình xem xét lại vấn đề này một

cách nghiêm túc hơn. Từ khi thành lập đến nay (01/11/1993), Liên minh châu

Âu (EU) luôn đƣợc coi là khối kinh tế vững mạnh, là trung tâm kinh tế lớn

hàng đầu thế giới, EU đã có đƣợc một nền hòa bình thịnh vƣợng mà hầu hết

các quốc gia trên thế giới đều mong muốn hƣớng tới. Chính vì vậy, suốt thời

gian qua, khủng hoảng nợ công châu Âu mà điển hình tại Hy Lạp luôn là một

trong những đề tài đƣợc quan tâm nhiều nhất, không chỉ với những nhà lãnh

đạo và ngƣời dân Hy Lạp mà cả Liên minh châu Âu và các nƣớc trên thế

giới. Đến đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng thanh toán của Hy Lạp đã

chuyển thành sự hoảng loạn tài chính, gây ảnh hƣởng không chỉ đến nền kinh

tế của cả khối mà còn tác động đến cả vị thế của đồng Euro trên trƣờng quốc

tế. Lúc này, mức độ bền vững và tin cậy của đồng tiền chung châu Âu một lần

nữa đƣợc đƣa ra cân nhắc xem xét sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển (kể từ

ngày 01 tháng 01 năm 1999).

Nợ công trên thế giới là một thuật ngữ xuất hiện từ rất lâu do sự xuất

hiện nhiều cuộc khủng hoảng nợ nhƣng ở Việt Nam chỉ mới thảo luận chính

thức trong vài năm trở lại đây, và luật quản lý nợ công của Việt Nam cũng chỉ

mới ban hành tháng 6/2009. Hiện nay hầu hết các quốc gia đều có nợ công, dù

ít hay nhiều, tạm thời hay vĩnh viễn. Chi tiêu công đóng một vai trò hết sức

quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhƣng nó sẽ trở thành quốc nạn

1

khi việc chi tiêu trở nên mất kiểm soát và tổn hại đến nền kinh tế. Nợ công

không chỉ là nợ Chính phủ mà còn là gánh nặng của toàn nƣớc đó. Nếu nợ

công vƣợt quá mức khả năng tài chính quốc gia có thể gây ra lạm phát, làm

cho quốc gia mất khả năng thanh toán và các nhà đầu tƣ mất niềm tin, hơn thế

nữa nó có thể gây ra khủng hoảng nợ và suy thoái kinh tế. Chính vì vậy một

chính sách quản lý nợ công tốt của Chính phủ là điều vô cùng quan trọng. Do

đó, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là Chính phủ Việt Nam cần phải có những

bƣớc đi hợp lý đặc biệt trong việc vay, quản lý và trả nợ. Trong bối cảnh đó,

câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra là:

- Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp diễn ra nhƣ thế nào?

- Những động thái xử lý của Hy Lạp đối với khủng hoảng ra sao?

- Việt Nam đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm gì từ động thái

giải cứu kinh tế khỏi khủng hoảng nợ công châu Âu mà điển hình tại Hy Lạp?

Để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nợ công

và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt

Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa học Thạc sỹ ngành kinh tế thế giới

và quan hệ kinh tế quốc tế.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong lịch sử phát triển tài chính, thâm hụt ngân sách nhà nƣớc đã trở

thành một hiện tƣợng khá phổ biến trong các nƣớc kinh tế chậm phát triển và

cả các quốc gia phát triển. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009,

nợ công ở các nền kinh tế phát triển tăng lên đáng kể. Nổi bật gần đây nhất

phải kể đến là cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu. Khủng hoảng

ở châu Âu và đặc biệt là ở Hy Lạp không chỉ lây lan đến một loạt các nƣớc

khác trong EU mà còn ảnh hƣởng to lớn đến toàn bộ khu vực châu Âu và các

nƣớc trên thế giới, đe dọa đến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Những ảnh

hƣởng của cuộc khủng hoảng nợ công tới “sức khỏe” nền kinh tế thế giới

2

trong thời gian qua cho thấy, nợ công là một vấn đề mang tính toàn cầu, mà

bất cứ một quốc gia nào dù mạnh hay yếu cũng có nguy cơ gặp phải. Vì thế,

nguyên nhân, diễn biến, tác động, những động thái giải cứu và những bài học

rút ra từ các nền kinh tế đã và đang diễn ra khủng hoảng nợ công đƣợc coi là

mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu .

Một số công trình nghiên cứu trong nƣớc có thể kể đến nhƣ:

1) Phạm Thị Thanh Bình (2013), “Nợ công của các nước PIIGS:

Những điểm tương đồng và khác biệt”, Viện kinh tế và chính trị thế giới, theo

Tạp chí cộng sản điện tử, tập trung phân tích những nét tƣơng đồng và khác

biệt của nhóm các nƣớc PIIGS – nhóm những quốc gia có nền kinh tế yếu

kém nhất trong khu vực Eurozone. Từ đó đƣa ra những đánh giá về bản chất

thực sự của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu “Khủng hoảng nợ công châu

Âu không hẳn là khủng hoảng kinh tế mà còn là cuộc khủng hoảng chính trị,

gặp phải sự phản đối chính trị, tư tưởng, tâm lý không chỉ của Ngân hàng

trung ương châu Âu ECB mà của cả các nước phát triển mạnh khác như Đức

và Pháp. Khủng hoảng nợ công châu Âu chính là biểu hiện của khủng hoảng

niềm tin. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh tế, tài

chính, tiền tệ đối với mỗi quốc gia. Chỉ có lấy lại niềm tin của dân chúng và

các nhà đầu tư, PIIGS mới mong thoát khỏi khủng hoảng nợ và khôi phục

tăng trưởng kinh tế” [13, tr.135, 136].

2) Phạm Thị Thanh Bình (2011), “5 nguyên nhân chính gây ra khủng

hoảng nợ công của Hy Lạp”, Viện kinh tế và chính trị thế giới, đã phân tích 5

nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng nợ công châu Âu một cách súc tích và

dễ hiểu.

3) Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu

Âu (EU): Tác động và bài học cho Việt Nam”, Học viện ngoại giao, bài viết

đã đƣa ra những cơ sở lý luận về nợ công và khủng hoảng nợ công, và phân

3

tích các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công tại EU: nguyên nhân

trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp; cũng nhƣ phân tích nền kinh tế Việt Nam

dƣới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở EU để từ đó đƣa ra những

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phòng tránh xảy ra cuộc khủng

hoảng nợ.

4) Nguyễn Bích Thuận (2013), “Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công ở

một số nước thành viên EU”, Viện nghiên cứu châu Âu , tác giả đã tập trung

phân tích các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng, từ những nguyên nhân

chung của toàn bộ Liên minh châu ÂU, cho tới những nguyên nhân của từng

nƣớc, mà nổi bật là nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.

5) Đinh Công Hoàng (2013), “Cơ sở nền tảng của đồng Euro và cuộc

khủng hoảng nợ công Châu Âu”, Viện nghiên cứu thƣơng mại, Bộ công

thƣơng, bài viết tập trung cơ sở nền tảng (sự ra đời, những lợi ích và bất cập)

của đồng Euro và những vấn đề xung quanh đồng Euro cũng nhƣ cuộc khủng

hoảng nợ công châu Âu hiện nay. Trong đó, tác giả cũng đƣa ra một vài kiến

nghị nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng nợ công tại EU trong ngắn hạn lẫn

dài hạn.

6) Lê Quốc Lý và Lê Huy Trọng (2003), “Nợ nước ngoài – Những vấn

đề lý luận và thực tiễn quản lý ở Việt Nam”, NXB Tài chính, bài viết tập trung

vào thực trạng vay và trả nợ nƣớc ngoài ở Việt nam trong thời gian qua, và

đƣa ra những định hƣớng, khuyến nghị về khả năng vay và trả nợ nƣớc ngoài

trong những năm tới trong mối quan hệ cân đối vĩ mô, nhằm đạt đƣợc mục

tiêu tăng trƣởng kinh tế cao và giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam.

7) Hellenic Observatory (2012), “Greece’s Sovereign Debt Crisis:

Retrospect and prospect, George Alogoskoufis”, European Institude, bài viết

cung cấp những phân tích và đánh giá về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp

4

cũng nhƣ đƣa ra những nhận định, thảo luận về các giải pháp đối mặt của Hy

Lạp trƣớc cuộc khủng hoảng. Bài viết cũng đề xuất những cách thức nhằm

giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin và đẩy nhanh sự hồi phục nền kinh tế

của Hy Lạp.

Ngoài ra còn rất nhiều bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành và

các trang báo điện tử khác.

Từ một vài công trình kể trên có thể thấy, việc phân tích, nghiên cứu tổng

thể diễn biến, nguyên nhân cũng nhƣ những tác động của cuộc khủng hoảng

châu Âu đƣợc thực hiện khá bài bản và chuyên sâu, tuy nhiên việc phân tích

riêng biệt một quốc gia, cụ thể là Hy Lạp – khởi đầu cho cuộc khủng hoảng nợ

công châu Âu cũng nhƣ phân tích những động thái giải cứu của Hy Lạp đối với

cuộc khủng hoảng để từ đó liên hệ rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

chƣa thật sự đƣợc đào sâu nghiên cứu. Do vậy cần có một công trình nghiên cứu

những vấn đề đó ở mức độ chuyên sâu và quy mô hơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến cuộc khủng

hoảng nợ công tại Hy Lạp, đặc biệt phân tích động thái giải cứu Hy Lạp khỏi

khủng hoảng đồng thời đánh giá ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tới các

nƣớc, đặc biệt là tại Việt Nam, luận văn đƣa ra một số bài học kinh nghiệm

và kiến nghị cho Việt Nam trong lĩnh vực quản lý nợ công.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt đƣợc mục đích của luận văn nhƣ đã nêu ở trên, nhiệm vụ của

luận văn là:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nợ công, khủng hoảng nợ công

và kiến thức về đồng tiền chung châu Âu Euro.

5

- Nghiên cứu, phân tích một vài cuộc khủng hoảng nợ điển hình đã diễn

ra trên thế giới và cách thức đối phó, vƣợt qua cuộc khủng hoảng để từ đó rút

ra những bài học kinh nghiệm.

- Nghiên cứu, phân tích diễn biến, nguyên nhân, động thái giải cứu

khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.

- Hệ thống, phân tích thực trạng nợ công tại Việt Nam hiện nay và

những tác động, ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp tới

kinh tế Việt Nam.

- Rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp

nhằm xây dựng và đề xuất những giải pháp nhằm tránh các vấn đề tƣơng tự

xảy ra tại Việt Nam.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy

Lạp và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: nghiên cứu về tình hình khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.

- Về thời gian: Mặc dù nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng tại Hy

Lạp tƣơng đối kéo dài, tuy nhiên luận văn chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu giai

đoạn cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp bùng nổ từ năm 2009 cho đến hết năm 2013.

- Về nội dung: Thời gian qua, vấn đề nợ công của châu Âu là điểm nóng

của kinh tế thế giới. Cho đến nay, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã

tạm thời lắng xuống, nhƣng những gì mà nó để lại không khỏi khiến chúng ta

bàng hoàng và đặt nhiều nghi vấn bởi từ trƣớc tới giờ, nhiều quốc gia châu Âu

đƣợc toàn thế giới biết đến nhƣ là “thiên đƣờng hƣởng thụ” với các chế độ

phúc lợi xã hội đáng mơ ƣớc đối với bất kỳ một công dân nào. Và không khó để

nhận ra rằng hậu quả của “đỉnh cao hƣởng thụ” đó chính là vấn đề nợ công ngày

một tăng cao. Các món nợ của Chính phủ các nƣớc châu

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!