Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trung quốc
MIỄN PHÍ
Số trang
133
Kích thước
603.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1706

Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trung quốc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU MẶT TRÁI CỦA ĐẦU

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO

TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội - 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU MẶT TRÁI CỦA ĐẦU

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO

TRUNG QUỐC

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT…………………………

DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………….....

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………….................

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI VÀ NGUYÊN NHÂN

CỦA SỰ TỒN TẠI MẶT TRÁI TRONG QUÁ TRÌNH THU HÚT FDI

VÀO TRUNG QUỐC………………………………………......................

1.1. Những vấn đề cơ bản về FDI………………………………..………..

1.1.1. Khái niệm……………………………………………………...……

1.1.2. Vai trò của FDI ………………………………………………….....

1.1.2.1. FDI đối với việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động………..

1.1.2.2. FDI đối với sự phát triển của hàng hoá sức lao động…………….

1.1.2.3. FDI đối với sự phát triển của thị trƣờng lao động……………..…

1.1.2.4. FDI đối với chuyển giao công nghệ

1.1.3. Tác động hai mặt của FDI………………………………................

1.1.3.1. Tác động tích cực………………………………………………...

1.1.3.2. Tác động tiêu cực………………………………………………...

1.2. Nguyên nhân chủ quan và khách quan đối với sự tồn tại những mặt

trái của FDI ở Trung Quốc………………………………………………..

1.2.1. Nguyên nhân chủ quan……………..…… ………………………..

1.2.2. Nguyên nhân khách quan…………………………………………..

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH THU HÚT FDI VÀ

MẶT TRÁI CỦA FDI Ở TRUNG QUỐC………………………………..

2.1. Thực trạng quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc…………………...

2.1.1. Khái quát chung về quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc………..

2.1.2. Nhận xét và đánh giá…………………………………………….....

2.2. Mặt trái của quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc………………….

2.2.1. FDI và môi trƣờng……………………………………………….....

2.2.2. FDI và kinh tế………………………………………………………

2.2.3. FDI và chính trị……………………………………………………..

2.3. Nguyên nhân tồn tại…………………………………………………..

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan……………………………………………..

2.3.2. Nguyên nhân khách quan…………………………………………...

2.3.3. Một số nhận xét, đánh giá…………………………………………..

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC TRONG KHẮC

PHỤC MẶT TRÁI CỦA FDI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO

VIỆT NAM………………………………………………………….....….

3.1. Quan điểm phát triển bền vững của Trung Quốc………….................

3.2. Giải pháp khắc phục mặt trái trong thu hút FDI của Trung

Quốc………………………………………………………………………

3.3. Bài học cho Việt Nam về việc giải quyết các mặt trái của FDI………

3.3.1. Tóm lƣợc quá trình thu hút FDI tại Việt Nam những năm

qua…………………………………………………………………..……..

3.3.2. Những mặt trái còn tồn tại………………………………………….

3.3.3. Bài học và gợi ý cho Việt Nam……………………………………..

KẾT LUẬN……………………………………………………………….. 121

Danh mục các tài liệu tham khảo………………………………………….

3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

CNH, HĐH

4i

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT Tên bảng

Danh mục các bảng

1 Bảng 2.1: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1991

2 Bảng 2.2: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1991- 2001

3

Bảng 2.3: Tình hình phân bố theo vùng của các doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài

4

Bảng 2.4: Số lao động Trung Quốc trong các doanh nghiệp có vốn FDI

– giai đoạn 1989 - 1999

5

Bảng 2.5: Những ngành sản xuất có vốn FDI có khả năng cạnh tranh

với nền sản xuất nội địa Trung Quốc – năm 2000

6 Bảng 2.6: Top 10 quốc gia/khu vực đầu tƣ trực tiếp vào Trung Quốc

Danh mục các biểu

7 Biểu đồ 2.1: FDI vào Trung Quốc năm 2010

Biểu đồ 2.2: Dòng vốn FDI giảm do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế

8

Biểu đồ 2.3: Dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp của Trung Quốc

giai đoạn 2002 - 2008

9

Biểu đồ 2.4: Doanh nghiệp liên doanh trong nƣớc chiếm ƣu thế trong

các ngành xuất khẩu sử dụng công nghệ thấp ở Trung Quốc

10 Biểu đồ 3.1: FDI tại Việt Nam giai đoạn từ 1990 - 2010

ii5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 30 năm (1979-2010) thực hiện chính sách cải cách mở cửa về

ngoại thƣơng và đầu tƣ nƣớc ngoài, kinh tế Trung Quốc đã đạt đƣợc những

thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế giới. Một trong những yếu tố chi

phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong hơn ba mƣơi năm qua

là sự thành công trong việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Nhờ có đầu tƣ

trực tiếp nƣớc ngoài mà đất nƣớc Trung Quốc đã trƣởng thành và phát triển.

Nếu nhƣ trƣớc khi mở cửa, Trung Quốc đƣợc biết đến nhƣ một quốc gia điển

hình về trì trệ, không phát triển thì sau hơn 30 năm mở cửa, một đất nƣớc Trung

Quốc lớn mạnh đang hình thành. Bộ Thƣơng mại Trung Quốc cho biết vốn đầu

tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào nƣớc này chạm mức cao kỷ lục 105.74 tỷ

USD trong năm 2010, tăng 17.4% so với năm trƣớc, Trung Quốc đã vƣợt qua

Mỹ trở thành nƣớc thu hút FDI lớn nhất trên thế giới trong năm 2010, tạo nên

một trong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”.

Tuy nhiên, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không chỉ mang lại những tác động

tích cực mà nó còn có rất nhiều mặt trái ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế

Trung Quốc. Sự tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng trong hơn ba thập kỷ qua

biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm cao

nhất thế giới. Ở nhiều tỉnh, thành tại Trung Quốc, các vấn đề môi trƣờng và

sức khỏe không đƣợc ƣu tiên bằng phát triển công nghiệp. Bầu không khí ở

nhiều thành phố bị nhuốm đen bởi khói từ các nhà máy. Hàng trăm triệu

ngƣời dân Trung Quốc không thể tiếp cận với nƣớc sạch. Hai vụ nhiễm độc

chì gần đây mà ít nhất 2.000 trẻ em Trung Quốc là nạn nhân chỉ là những

trƣờng hợp mới nhất trong hàng loạt vụ nhiễm độc dƣờng nhƣ xảy ra liên

tục, chỉ là một trong nhiều biểu hiện mặt trái của sự bùng nổ kinh tế ở quốc

gia này.

1

Chính vì vậy một vấn đề đặt ra hiện nay với Trung Quốc là đằng sau

những lợi ích mà FDI mang lại là một số những vấn đề tồn tại thuộc về mặt

trái phát sinh có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng, cuộc sống và tình

hình chính trị, kinh tế - xã hội của một Đất nƣớc. Có thể nói rằng mặt trái của

FDI vào Trung Quốc là một vấn đề khá mới mẻ chƣa có nhiều nghiên cứu, vì

trong những năm qua FDI vẫn đƣợc nhìn nhận nhƣ một liều thuốc đại bổ cho

nền kinh tế thiếu dinh dƣỡng và không mấy ai mảy may nghĩ đến mặt trái của

FDI. Bởi vậy, dƣờng nhƣ chỉ mới gần đây những tác động tiêu cực của FDI

mới đƣợc bộc lộ rõ nét và mới đƣợc công luận chú ý và bắt đầu có cái nhìn

mang tính phê phán hơn so với cái nhìn mầu hồng mang nặng tính thực dụng

trƣớc đây. Những mặt trái này tồn tại nhƣ là tất yếu của quá trình thu hút FDI,

đồng thời cũng xuất phát từ những thiếu sót trong quá trình quản lý nguồn

vốn của Nhà nƣớc Trung Quốc, từ đó rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm hết sức

có giá trị cho Việt Nam trong quá trình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Mặc dù rất khó bóc tách những tác động tiêu cực nào do khu vực kinh tế trong

nƣớc gây ra, những tác động tiêu cực nào do khu vực FDI gây ra. Tuy nhiên

xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên tôi lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu mặt

trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc”

2. Tình hình nghiên cứu

Có thể nói rằng FDI là nguồn vốn quan trọng đóng góp vào vào sự phát

triển của một quốc gia, cùng với sự vận động của nền kinh tế thế giới, vai trò

và hình thức của nguồn vốn FDI cũng có những biến đổi phức tạp. Do vậy

trong vài năm trở lại đây đã và đang có rất nhiều đề tài, sách báo, truyền

thông nghiên cứu, thảo luận về FDI, có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu:

Ở trong nước có một số nghiên cứu chính sau: Nhiệm vụ cấp Bộ: “Đầu

tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế” do VS.Võ Đại Lƣợc và TS. Lê

Bộ Lĩnh làm chủ nhiệm, hoàn thành năm 1997, tập trung nghiên cứu mối

2

quan hệ giữa FDI và phát triển kinh tế trong bối cảnh trƣớc khi xảy ra khủng

hoảng tài chính Châu Á.

Nghiên cứu của TS. Nguyễn Kim Bảo về “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay” sách xuất bản năm 2004, chủ yếu tập

trung nghiên cứu vào những chính sách thu hút FDI vào Trung Quốc, lợi ích

và thành tựu đã đạt đƣợc, nghiên cứu này có đề cập đến một số tồn tại của

quá trình thu hút FDI ở Trung Quốc nhƣng chƣa đi sâu vào đánh giá và phân

tích cụ thể.

Nghiên cứu của TS Phạm Thái Quốc “Điều chỉnh chính sách thu hút

FDI trong quá trình hội nhập quốc tế ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay”

đăng trên Tạp chí kinh tế & chính trị thế giới, xuất bản năm 2008 đã đề cập

khá rõ nét về quá trình điều chỉnh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc

nhƣng chƣa đề cập cụ thể đến vấn đề mặt trái của FDI vào Trung Quốc.

Hội thảo quốc tế Pháp – Việt: “Bối cảnh kinh tế mới, các dòng đầu tư

nước ngoài với việc phát triển thương mại và thị trường ở Châu Á và Việt

Nam” (Do ĐH Thƣơng Mại Hà Nội cùng Đại học Pari và ĐH Thƣơng Mại

Pari tổ chức tại Hà Nội 13 – 14/2/2003) tập trung vào vai trò và xu hƣớng

phát triển thƣơng mại của Việt Nam trong bối cảnh mới. Trong hội thảo cũng

có một số tham luận đề cập đến vấn đề FDI vào một số nƣớc Châu Á, trong

đó có Trung Quốc, tuy nhiên hội thảo chƣa đề cập đến vấn đề mặt trái của quá

trình thu hút FDI vào các nƣớc.

Ở nước ngoài có một số công trình đáng chú ý nhƣ: Nghiên cứu chung,

mang tính lý thuyết của tác giả Imad A. Moosa, về Đầu tư trực tiếp nước

ngoài, dẫn chứng và thực tiễn (Foreign Direct Investment: Theory, Evident

and Practise (2002)), nội dung đề cập đến tác động của FDI vào phát triển

kinh tế ở các nƣớc sở tại và sự tăng trƣởng của các công ty đa quốc gia, cùng

với các phƣơng pháp đánh giá dự án đầu tƣ FDI.

3

Nghiên cứu của Friedrich Wu, FDI to China and Asean: has Asean been

losing out? www.mti.gov.sg đã đề cập đến vấn đề thu hút FDI ở Trung Quốc

và khu vực Asean. Những cái đƣợc và mất trong quá trình thực hiện FDI.

Một nghiên cứu khác của K.Cheung, P.Lin: “Spillover effects of FDI on

innovation in China; Evidence from the provincial data” đăng trên Tạp chí

kinh tế Trung Quốc số 15 năm 2004 đã bàn về hiệu ứng lan tỏa của FDI vào

sự đổi mới ở Trung Quốc. Nghiên cứu này đã chỉ ra FDI là hoạt động có thể

có lợi cho việc đổi mới trong nƣớc chủ nhà qua lan toả các kênh nhƣ kỹ thuật

đảo ngƣợc, doanh số lao động có tay nghề cao, hiệu ứng trình diễn, và nhà

cung cấp – mối quan hệ khách hàng.

Nhƣ vậy có thể nói các công trình nghiên cứu và bài viết có liên quan đến

luận văn đều là những tài liệu rất hữu ích cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về

đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Trung Quốc. Tuy nhiên các tài liệu này chủ

yếu đi vào nghiên cứu một cách khái quát về sự vận động của dòng FDI nói

chung và vai trò của FDI với phát triển kinh tế, gia tăng thƣơng mại…, hoặc

nghiên cứu chính sách thu hút FDI, việc điều chỉnh các chính sách này tại

Trung Quốc. Do vậy luận văn này đi sâu vào nghiên cứu, làm rõ hơn về “mặt

trái của FDI vào Trung Quốc”, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về FDI và cơ sở tồn tại những

mặt trái, làm rõ những khía cạnh thuộc về mặt trái của đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài vào Trung Quốc, đánh giá đúng nguyên nhân, thực trạng tồn tại của

những mặt trái này. Đề xuất một số kiến nghị cho Việt Nam. Để thực hiện

mục đích trên luận văn dự kiến trả lời những câu hỏi sau:

4

Thứ nhất, bên cạnh những cái đƣợc trong quá trình thu hút FDI vào

Trung Quốc thì những mặt trái của quá trình này là gì?

Thứ hai, phải chăng FDI luôn kèm theo một số vấn đề, đó là căn bệnh

cố hữu? Hay do quản lý FDI không tốt?

Thứ ba, làm thế nào để khắc phục mặt trái của FDI?

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút đầu

tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Trung Quốc.

- Nghiên cứu, làm rõ hơn nguyên nhân hình thành, hậu quả từ những mặt trái

của FDI ở Trung Quốc.

- Tổng hợp, đánh giá những giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại của Trung

Quốc nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI, từ đó rút ra những bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn:

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là mặt trái của đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài vào Trung Quốc.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

4.2.1. Không gian: Trung Quốc, không bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Ma

Cao.

4.2.2. Thời gian: Từ năm 1992 đến năm 2010, tập trung vào giai đoạn 2002 -

2010

4.2.3. Nội dung: Phân tích, đánh giá thực tế về các vấn đề liên quan đến mặt

trái của FDI vào Trung Quốc.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp

và phân tích kết hợp những kết quả thống kê với việc vận dụng lý luận để làm

5

rõ hơn những vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, luận văn cũng sử dụng các quan

điểm, đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng & nhà nƣớc Trung

Quốc để khái quát, hệ thống và khẳng định kết quả nghiên cứu.

6. Đóng góp mới của luận văn

Với những nội dung chính vừa nêu, đề tài nghiên cứu này sẽ cố gắng

góp phần làm rõ hơn các vấn đề về lý luận và các vấn đề về thực tiễn sau đây:

Thứ nhất, luận văn đã góp phần nghiên cứu những vấn đề thuộc về mặt

trái của FDI vào Trung Quốc. Từ đó đi đến khẳng định mức độ ảnh hƣởng

của nó đến sự phát triển của nền kinh tế, đƣa ra những giải pháp khắc phục

của Trung Quốc.

Thứ hai,luận văn tìm hiểu những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý

các vấn đề đi kèm FDI ở một nƣớc láng giềng gần gũi - Trung Quốc, và đề

xuất một số giải pháp FDI của Việt Nam.

7. Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và phần tài liệu tham khảo, luận

văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:

- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về FDI và nguyên nhân của sự tồn tại mặt

trái trong quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc

- Chương 2: Thực trạng của quá trình thu hút FDI và mặt trái của FDI ở

Trung Quốc

- Chương 3: Một số giải pháp của Trung Quốc trong khắc phục mặt trái của

FDI và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!