Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của tỉnh vĩnh phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước
PREMIUM
Số trang
152
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1925

Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của tỉnh vĩnh phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH THỊ KIM KHÁNH

Đề tài :

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH VĨNH

PHÚC TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC

TIẾP NƢỚC NGOÀI

Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT

Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS . PHẠM THỊ THU HẰNG

Hà nội - 2007

1

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

MỤC LỤC

Các từ viết tắt

Lời mở đầu

Nội dung

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỊA PHƢƠNG.

1.1. Các khái niệm về cạnh tranh.

1.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là gì?

1.1.2. Năng lực cạnh tranh của địa phƣơng là gì?

1.1.3 Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh địa phƣơng

1.2. Vai trò của năng lực cạnh tranh trong việc thu hút Đầu tƣ trực tiếp

nƣớc ngoài (FDI).

1.2.1. Vai trò và những tác động của FDI đối với tăng trƣởng và phát triển

Kinh tế địa phƣơng (KTĐP).

1.2.2. Vai trò của năng lực cạnh tranh địa phƣơng trong việc thu hút

ĐTTTNN

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH

VĨNH PHÚC TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC

NGOÀI (FDI)

2.1 Đặc điểm tự nhiên, Kinh tế - Xã hội chủ yếu ảnh hƣởng đến việc thu

hút FDI tại Vĩnh Phúc

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - xã hội

2.2. Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc và vai trò của nó trong việc thu hút

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

2.2.1. Tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi.

2.2.2. Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong chuỗi cung

ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tu trực tiếp nƣớc ngoài.

2.2.3. Phát triển các kỹ năng.

2.2.4 Phát triển cộng đồng.

2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh để thu hút FDI ở Vĩnh Phúc.

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.

2.3.2. Những hạn chế và thách thức mới.

2.3.3. Bài học từ kinh nghiệm Vĩnh Phúc.

Chƣơng 3: mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh

2

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

cña vÜnh phóc trong viÖc thu hót ®Çu t- trùc tiÕp n-íc

ngoµi.

3.1. Mục tiêu, định hƣớng về các chiến lƣợc, ƣu đãi thu hút FDI

của Vĩnh Phúc

3.1.1. Mục tiêu và định hƣớng thu hút FDI giai đoạn 2006 – 2010

3.1.2. Đánh giá về chiến lƣợc và những ƣu đãi đầu tƣ ở Vĩnh Phúc.

3.2. Một số giải pháp cơ bản.

3.2.1. Nhóm giải pháp tiếp tục phát huy và cải thiện môi trƣờng

kinh doanh

3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển các DNNVV.

3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng.

3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển các kỹ năng.

3.2.5. Xúc tiến đầu tƣ.

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHỤ LỤC

3

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL KCN & KCX: Ban quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất

CIEM: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

CNH - HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.

DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DPI: Sở Kế hoạch và Đầu tư

ĐTTTNN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GTZ: Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức

KCN. Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

KT - XH: Kinh tế - Xã hội

KTĐP: Kinh tế địa phương

MPI: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PACA: Phương pháp đánh giá lợi thế cạnh tranh địa phương

UBND: Uỷ ban nhân dân

VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VNCI: Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh.

VDF Diễn đàn Phát triển Việt Nam.

4

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới, mở cửa, phát huy

cao độ nguồn nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề nâng cao năng lực

cạnh tranh của địa phương là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển Kinh

tế Quốc gia. Đặc biệt là vấn đề tăng cường khả năng cạnh tranh cho các tỉnh, khu

vực nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được sự quan tâm nhiều

hơn của Chính Phủ và các cấp chính quyền địa phương. Điều đó thể hiện qua các

chính sách tăng cường, thúc đẩy thu hút đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế, giải

quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo…của Nhà nước trong thời gian qua.

Nhiều tỉnh, thành phố đã thành công bước đầu trong việc vận dụng và kết

hợp các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư…đưa nền kinh tế

địa phương có những khởi sắc về tốc độ tăng trưởng cũng như năng lực cạnh tranh

của mình. Song nhiều địa phương chưa tận dụng được các tiềm năng, nguồn lực

sẵn có của mình cũng như những lợi thế cạnh tranh để cải thiện môi trường đầu tư

và phát triển kinh tế địa phương.

Trong bối cảnh việc cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách

gay gắt giữa các Quốc gia khác trong khu vực và thế giới cũng như các tỉnh thành

trong một Quốc gia đang nỗ lực thu hút FDI thì vấn đề xem xét, đánh giá tình hình

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh, cụ thể là cải

thiện môi trường đầu tư của một địa phương tiêu biểu, điển hình là rất cần thiết. Từ

đó phổ biến chúng cho những địa phương khác đang trong quá trình nỗ lực cải

thiện môi trường kinh doanh. Đây sẽ là kinh nghiệm rất quý báu và thiết thực cho

các địa phương khác học hỏi.

5

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc

của thủ đô Hà nội, mới được tách năm 1997, còn nghèo và dựa vào nông nghiệp là

chính. Tuy vậy đây là một địa phương có nhiều tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh

tế mạnh, đã và đang tìm kiếm các cơ hội thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài rất

hiệu quả. Trong những năm gần đây, có thể coi Vĩnh Phúc là một "hiện tượng điển

hình" về tốc độ thu hút đầu tư nhờ môi trường kinh doanh thông thoáng minh bạch,

thân thiện và cởi mở. Hay có thể thấy được những thực tiễn tốt nhất về điều hành

kinh tế cấp tỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Vĩnh Phúc.

Bức tranh tổng thể về năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc sẽ là cơ sở, kinh

nghiệm cho các địa phương khác trên cả nước tự đánh giá được tiềm năng, năng

lực, thế mạnh của mình, cũng như các điểm yếu cần khắc phục.. từ đó đưa ra một

số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương để thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài, vừa đem lại sự giàu có, nâng cao đời sống nhân dân địa

phương đó, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Hay nói một

cách rõ ràng, cụ thể hơn, mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu

chính xác những việc mà Vĩnh Phúc đã làm để tạo dựng được môi trường kinh

doanh có lợi cho các nhà đầu tư ; những điểm còn hạn chế, yếu kém và phổ biến

những bài học đó cho các tỉnh chưa thành công trong quá trình tìm kiếm các giải

pháp tối ưu.

Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Năng lự

trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài”

c cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc

để làm luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu

Do tính chất thiết yếu và vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn vốn FDI đối

với việc phát triển kinh tế cả nước nói chung và kinh tế mỗi địa phưong nói riêng

nên vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút

nguồn vốn này được sự quan tâm, chú ý của các cấp, ngành, nhiều nhà quản lý và

6

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

các nhà khoa học. Đã có rất nhiều hội nghị, chuyên

chức, một số sách, luận án, bài nghiên cứu đăng trên

đề, hội thảo khoa học được tổ

các báo, tạp chí tiêu biểu như:

Mai Ngọc Cƣờng: "Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút FDI tại Việt

Nam" NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2003.

Tác giả đã phân tích tình hình thu hút FDI tại Việt Nam từ 1988 đến nay với

những thành công đạt được và những hạn chế cần khắc phuc. Từ đó đề xuất những

chính sách, biện pháp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI.

Nguyễn Thị Thu Hiền:" Thực trạng và giải pháp thu hút Đầu tư trực tiếp

nước ngoài ở Bắc Ninh", Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Hà Nội, 2003.

Luận văn nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI của một địa phương cụ thể là

tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đưa ra các giải pháp

Nguyễn Thế Thảo: “Phát huy lợi thế so sánh, cải thiện môi trường kinh

doanh, đẩy mạnh thu hút FDI tại Bắc Ninh”, LATSKT, Hà Nội, 2004.

Luận án đề cập đến những ưu điểm và lợi thế của tỉnh Bắc Ninh so với một

số tỉnh phía Bắc trong việc thu hút FDI. Luận án cũng đưa ra một số giải pháp để

phát huy hơn nữa hiệu quả của những lợi thế đó.

Dƣơng Mạnh Hải:" Cơ sở khoa học và các giải pháp nâng cao hiệu quả KT

- XH của việc thu hút và sử dụng FDI trong quá trình thực hiện chiến lược CNH

hướng về xuất khẩu", LATSKT, Hà nội, 2003

Luận án đã đề cập đến vai trò quan trọng của phát triển KT – XH đối với

việc thu hút FDI và những biện pháp nâng cao hiệu quả KT-XH để thu hút FDI

Các công trình trên đã góp phần hệ thống hoá về lý luận và đưa ra một cái nhìn

tổng quát về thực trạng FDI, các giải pháp thu hút FDI một cách chung nhất. Các

nghiên cứu này đã đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI trên bình

diện Quốc gia và Địa phương, nhưng chưa đi sâu vào phân tích, nghiên cứu một cách

đầy đủ, sâu sắc và toàn diện do không dựa trên những tiêu chí độc lập mà lại dựa vào

7

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

chính những điều mà bản thân nghiên cứu muốn giải thích, đó là tình hình tăng

trưởng và phát triển của khu vực Kinh tế có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài

.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Phân tích những vấn đề mà Vĩnh Phúc đã làm được , tạo những thành công

nhất định trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh có lợi cho các nhà đầu tư.

Đồng thời chỉ ra được những yếu kém về môi trường, thể chế trong tương quan so

sánh với các tỉnh khác. Từ đó phổ biến bài học cho những tỉnh chưa thành công.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, năng lực

cạnh tranh của địa phương đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài của bao gồm những điểm mạnh, nổi bật đã đem lại thành công

và các vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện. Từ đó đề xuất một số giải pháp

cho các địa phương học hỏi.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các

của Vĩnh Phúc trong việc thu hút

yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

đầu tư trực tiếp nước ngoài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu

hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ sau tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay. Đồng thời

8

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh trong tương quan so sánh với một số địa

phương lân cận và một số địa phương thành công khác trên cả nước.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: biện chứng, lịch sử, tổng hợp và

phân tích thống kê, kế thừa có cân nhắc, phân tích khách quan; phương pháp phân tích

các bảng báo cáo số liệu, tham khảo những kết quả nghiên cứu khác của các tác giả.

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh.

Qua phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc, là một địa

phương điển hình về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây.

Từ đó là bài học kinh nghiệm phổ biến cho các địa phương chưa thành công.

7. Nội dung và kết cấu của đề tài

Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 Chương sau đây:

Chƣơng 1: Khái quát về Năng lực cạnh tranh địa phƣơng.

Chƣơng 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong

việc thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

9

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỊA

PHƢƠNG 1.1. Các khái niệm về cạnh tranh.

1.1.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh là một thuật ngữ với nghĩa chủ yếu là phản ánh sự đấu tranh

ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những

ưu thế, những lợi ích theo mục tiêu đã được xác định. Với nền kinh tế thị trường

trong bối cảnh toàn cầu hoá, quá trình cạnh tranh cũng luôn được thúc đẩy, phát

triển. Bởi các đối tượng tham gia cạnh tranh luôn tìm mọi cách tốt nhất để nâng cao

năng lực cạnh tranh của mình trước các đối thủ khác nhằm đạt được vị thế cao hơn.

Cạnh tranh sẽ đem lại lợi ích cho đối tượng này và sự thiệt hại cho đối tượng

khác. Song xét dưới góc độ lợi ích xã hội chung thì cạnh tranh luôn có tác động tích

cực (chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn…)

Có thể nói, để thắng được trong cạnh tranh, chiếm lĩnh được lòng tin của

khách hàng buộc các Quốc gia, các địa phương, các doanh nghiệp phải nâng cao

được năng lực của mình. Vì cạnh tranh là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị

trường, là một quá trình “động” và biến đổi không ngừng. Vậy năng lực cạnh tranh

là gì?

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh được định nghĩa là

tập hợp các thể chế, chính sách và các yếu tố tác động đến năng suất của chủ thể

10

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

tham gia cạnh tranh.1

Đây là nhân tố bảo đảm thu nhập hay sự bền vững và là nhân

tố cơ bản xác định tăng trưởng dài hạn của chủ thể đó.

Trong môi trường cạnh tranh, từng chủ thể thể hiện vị thế của mình so với

các chủ thể khác. Vị thế đó dựa trên những ưu thế nhất định, trong đó bao gồm

những ưu thế về các yếu tố sản xuất cơ bản và những ưu thế do chính chủ thể đó

“sáng tạo” nên. Sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, hay năng lực cạnh tranh đều

phản ảnh vị thế cạnh tranh của các chủ thể kinh tế. Vị thế đó là những điều kiện để

các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động cạnh tranh. Một chủ thể có sức cạnh

tranh cao là chủ thể có lợi thế và biết tạo ra những lợi thế để thu được lợi nhuận cao

hơn so với các chủ thể khác. Chủ thể đó cũng được coi là có khả năng cạnh tranh

hay năng lực cạnh tranh cao. Để xác định năng lực cạnh tranh, khả năng cạnh tranh

hay sức cạnh tranh của một Quốc gia, một địa phương, một đơn vị kinh doanh hay

một sản phẩm người ta thường chọn ra một số tiêu thức nhất định ở trạng thái

“tĩnh”. Nhưng quan trọng hơn là phải tính đến các yếu tố “động”. Vì cạnh tranh là

một quá trình vận động không ngừng.

Trên cơ sở những phân tích trên, các chủ thể tham gia vào quá trình cạnh

tranh có thể đưa ra các chiến lược ngắn hạn hay dài hạn để duy trì và phát huy lợi

thế của mình trên thị trường hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Có thể nói, thế giới là tổng hoà các mối quan hệ. Một mặt, vừa liên kết, gắn

bó và phụ thuộc lẫn nhau. Mặt khác, lại cạnh tranh, thúc đẩy lẫn nhau. Cạnh tranh

trở thành một hệ thống, bao gồm các cấp độ cạnh tranh khác nhau như: Năng lực

cạnh tranh Quốc gia, năng lực cạnh tranh địa phương, năng lực canh tranh ngành,

doanh nghiệp và sản phẩm…

1.1.2 Năng lực cạnh tranh địa phƣơng là gì?

1.1.2.1 Khái niệm:

1 World Bank, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2006 - 2007

11

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Năng lực cạnh tranh địa phương là một khái niệm phức hợp, được định

nghĩa là năng lực của một địa phương đạt được tăng trưởng bền vững; thu hút được

đầu tư; bảo đảm được ổn định kinh tế, xã hội; nâng cao đời sống của người dân,

chủ yếu nhờ khả năng nâng cấp công nghệ hoặc bằng cách tự sáng tạo hoặc tiếp thu

nhanh chóng và tích cực công nghệ.

Theo WEF, khuôn khổ nội dung xác định tính cạnh tranh tổng thể của một

nền kinh tế bao gồm 8 nhóm nhân tố: độ mở cửa, chi phí, tài chính, kết cấu hạ tầng,

công nghệ, quản trị, lao động và thể chế. Chỉ số chung đánh giá thứ hạng cạnh

tranh của Quốc gia được tính theo tỷ trọng của 8 nhóm nhân tố trên. Mỗi nhóm

nhân tố lại được xem xét dựa trên tiểu nhóm nhân tố. Tất cả có khoảng 250 chỉ số

định tính và định lượng được sử dụng để đánh giá tính cạnh tranh cấp Quốc gia.

Xét ở góc độ cạnh tranh địa phương, đó lá các yếu tố như: các kế hoạch phát

triển đầu tư tốt; khả năng tiếp cận tài chính; môi trường tốt giữa nhà nước và khu

vực tư nhân; mạng lưới kinh doanh mạnh, định hướng dịch vụ; sự kết hợp của

chuỗi giá trị; khả năng tiếp cận lao động có kỹ năng; sự nhanh nhạy trong việc đưa

ra các chấp thuận và đề nghị. Sự kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, bổ sung hỗ trợ của

các nhóm yếu tố trên sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho một địa phương.

Việc các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của địa phương được xác định

và đánh giá là để lý giải nguyên nhân tại sao trong cùng một Quốc gia, trong cùng

một điều kiện về cơ sở hạ tầng, văn hóa… một số tỉnh lại tốt hơn những tỉnh khác

về mức tăng trưởng và có sự phát triển năng động của các thành phần kinh tế.

Ở một khía cạnh khác, những thách thức trong cạnh tranh trên lĩnh vực toàn

cầu đòi hỏi các Quốc gia, tỉnh, thành thay đổi cách nhìn của họ. Lợi thế so sánh của

các yếu tố sản xuất cơ bản không còn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế

nữa. Bởi khi nền kinh tế thế giới ngày càng có xu hướng toàn cầu hoá thì lợi thế

trong việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên hay lao động giá rẻ ngày càng mờ nhạt.

Tương lai phát triển của địa phương tuỳ thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp,

phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương.

12

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Có thể nói, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của từng địa phương là rất

cần thiết nhằm đạt được sự phát triển bền vững, nâng cao đời sống của người dân.

Mỗi địa phương cần có ý thức phấn đấu tích cực phát triển địa phương, nâng cao vị

thế cạnh tranh của mình so với các địa phương khác để góp phần tạo nên lợi thế

cạnh tranh của Quốc gia. Bởi một Quốc gia có năng lực cạnh tranh cao phải có các

địa phương, tỉnh, thành, các doanh nghiệp phải năng lực cạnh tranh cao. Vậy nâng

cao năng lực cạnh tranh địa phương phải nằm trong tương quan với năng lực cạnh

tranh Quốc gia.

1.1.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương dựa trên lợi thế cạnh tranh.

Lý thuyết lợi thế cạnh tranh giải thích sự phát triển kinh tế, gia tăng mức

sống của các Quốc gia dựa vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và

sự lan truyền công nghệ.

Một Quốc gia (địa phương) không thể phát triển bền vững và có khả năng

cạnh tranh mà chỉ nhờ vào lợi thế so sánh. Bởi lợi thế so sánh chỉ là những điều

kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó cho Quốc gia (địa phương) hay một

ngành của Quốc gia (địa phương) đó như điều kiện tự nhiên, tài nguyên, con

người...Đây mới là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế

cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung

cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc

các đối tác kinh doanh và tạo ra giá trị gia tăng cao cho các Quốc gia (địa phương).

Thái Lan và Ý thành công ở ngành du lịch không phải chỉ nhờ đất nước của

họ có nhiều thắng cảnh đẹp, di sản phong phú...mà yếu tố chủ yếu mang lại thành

công cho ngành công nghiệp không khói này là nhờ hàng loạt các dịch vụ kèm theo

từ dịch vụ khách sạn nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, trung tâm

mua sắm và tiếp thị toàn cầu. Tất cả những yếu tố này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh

cho các nước này so với các Quốc gia khác.

Hội nhập và tự do hoá thương mại, đầu tư vừa tạo tiền đề cho sự phát triển

kinh tế của Quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng, vừa là những

13

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

thách thức trước sự cạnh tranh của các nền kinh tế. Để đảm bảo sự hội nhập có hiệu

quả, các Quốc gia các địa phương cần phải xác định rõ được các yếu tố thuận lợi

trong quá trình phát triển như: vị trí địa lý, sự ổn định chính trị, nguồn lao động (số

lượng, chất lượng…) tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ. Đây là những

yếu tố góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của từng Quốc gia, từng vùng,

địa phương…Trên cơ sở xác định chính xác các lợi thế, các địa phương cần phát

huy, phối hợp và sử dụng các lợi thế này một cách đầy đủ nhằm tạo ra lợi thế mới,

có sức tổng hợp cao. Trong kinh tế thị trường, khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế

so sánh đã khó nhưng khai thác lợi thế cạnh tranh còn khó hơn. Đương nhiên

những yếu tố lợi thế về chi phí thấp là rất quan trọng và có tính quyết định. Ở

những nước dồi dào về lao động, tài nguyên, động lực phát minh, sáng chế, công

nghệ sử dựng tiết kiệm các nguồn tài nguyên này có thể bị giảm. Lợi thế cạnh tranh

có được là do con người tạo ra và có tính bền vững hơn.

Như vậy, không phải lợi thế so sánh nào cũng trở thành lợi thế cạnh tranh và

cũng không có nghĩa lợi thế cạnh tranh nào cũng là lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh

và lợi thế cạnh tranh không bao hàm lẫn nhau nhưng không đối lập nhau mà có sự

tác động qua lại, vừa là tiền đề, là điều kiện cho nhau trong phát triển.

1.1.3 Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh địa phƣơng:

Vấn đề đưa ra các tiêu chí cấu thành năng lực cạnh tranh địa phương có thể

được xem như là một cơ hội tốt để đánh giá lại sức cạnh tranh và tiến hành thực

hiện những cải cách cần thiết trong công tác điều hành của địa phương. Có rất nhiều

các nhóm tiêu chí được đưa ra để đánh giá về năng lực cạnh tranh địa phương. Song

về cơ bản đều là các tiêu chí xuất phát từ chính “con người” như: lao động, bộ máy

quản lý, trình độ, kỹ năng…Theo một nhóm nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Kỹ

thuật Đức (GTZ) thì các yếu tố phát triển kinh tế địa phương vững mạnh, từ đó tạo

nên năng lực cạnh tranh địa phương chính là: (i) Tạo môi trường đầu tư thuận lợi;

(ii) Phát triển các DNVVN trong chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài; (iii) Phát triển các kỹ năng (kỹ năng tiếp thị địa phương, kỹ năng lập

14

Năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

kế hoạch phát triển và một số kỹ năng khác...); (iv) Phát triển cộng đồng trong

chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài (yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền

vững). Đây là 4 yếu tố chính, quan trọng và nền tảng để tạo nên năng lực cạnh tranh

của địa phương. Trong mỗi yếu tố này lại bao gồm rất nhiều yếu tố khác, đo lường

năng lực cạnh tranh địa phương.

1.1.3.1. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi:

Tạo môi trường thuận lợi bao gồm một loạt các hoạt động nhằm xây dựng lợi thế

cạnh tranh của địa phương và của các công ty trong địa phương đó nhằm tạo thu nhập

và việc làm. Các hoạt động đó do chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp

địa phương, các công ty địa phương và các đối tượng khác thực hiện nhằm xoá bỏ

những cản trở quan liêu và giảm chi phí giao dịch cho các công ty địa phương, đẩy

mạnh tính cạnh tranh của các công ty địa phương tạo ra một lợi thế duy nhất có tính

cạnh tranh cho từng địa phương và các công ty thuộc địa phương đó.

Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

năm 2006 trong chương trình đánh giá chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh ở Việt

Nam, có mười chỉ số thành phần phản ánh những khía cạnh quan trọng khác nhau

của môi trường. Những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành

động của cơ quan chính quyền địa phương. Mười chỉ số đó là: (i) Chi phí gia nhập

thị trường(chi phí thành lập doanh nghiệp); (ii) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong

sử dụng đất; (iii) Tính minh bạch, tiếp cận thông tin và trách nhiệm; (iv) Chi phí

thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; (v) Chi phí không chính thức;(vi)

ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước(môi trường cạnh tranh);(vii) Tính năng đông

và tiên phong của chính quyền tỉnh; (viii) Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư

nhân; (ix) Đào tạo lao động và (x) Thiết chế pháp lý.2

2 VCCI và VNCI, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2006 về môi trường kinh doanh

Việt Nam (trang 1)

15

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!