Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không
MIỄN PHÍ
Số trang
120
Kích thước
529.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1391

Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

Vũ Thị Trang Nhung

Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải

hành khách của nghành hàng không Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà nội - 2006

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

Vũ Thị Trang Nhung

Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải

hành khách của nghành hàng không Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ

Mã Số: 60 31 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Phương Thảo

Hà nội - 2006

MỤC LỤC

Phần mở đầu

Chương 1 :Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành

khách của ngành hàng không

1. Đặc điểm dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không

2. Các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải

hành khách của ngành hàng không

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng

không

2.1.1. Các nhân tố chủ quan

2.1.2. Các nhân tố khách quan

2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng

không

2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá dịch vụ vận tải hành khách

2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá dịch vụ vận tải bổ trợ đi kèm

3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không một số quốc gia

trên thế giới

3.1. Dịch vụ vận tải hành khách của một số quốc gia Châu

3.2. Dịch vụ vận tải hành khách của cộng đồng Châu Âu (EU)

3.3. Dịch vụ vận tải hành khách tại khu vực Bắc Mỹ

3.4. Kinh nghiệm rút ra cho ngành hàng không Việt Nam

Chương 2 : Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng

không Việt nam

1. Khái quát về ngành hàng không Việt Nam

1.1. Mô hình tổ chức hoạt động của ngành hàng không Việt Nam

1.2. Thị trường vận tải hàng không Việt Nam

1.2.1. Đặc điểm kinh doanh vận tải hàng không

1.2.2. Các yếu tố cơ bản của thị trường vận tải hàng không và các bộ phận tham gia quá trình vận

tải hành khách

1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam

2. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành

hàng không Việt nam

2.1. Tải cung ứng - sản lượng vận chuyển, hệ số sử dụng ghế

Trang

03

08

08

13

15

15

18

21

21

25

30

30

32

34

37

40

40

40

48

48

53

57

58

58

1

2.2. Các dịch vụ vận tải bổ trợ đi kèm

2.3. Giá cước vận tải hành khách

2.4. Thị phần vận tải hành khách

2.5. Chi phí và lợi nhuận vận tải hành khách

3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không

Việt nam

Chương 3 :Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành

hàng không Việt nam

1. Bối cảnh của ngành hàng không Việt nam trong xu thế mở cửa và hội nhập

1.1. Bối cảnh quốc tế

1.2. Bối cảnh trong nước

2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng

không Việt Nam

3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng

không Việt nam

3.1. Các giải pháp vĩ mô của chính phủ và của ngành hàng không

3.2. Các giải pháp vi mô của doanh nghiệp vận tải

Kết Luận

Tài liệu tham khảo

63

66

67

69

72

77

77

77

79

81

85

85

97

109

110

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài

Hàng không dân dụng là một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại,

sự phát triển và lớn mạnh của ngành hàng không dân dụng luôn gắn liền với sự phát

triển kinh tế - xã hội, với đời sống và mức thu nhập của người dân. Ngành hàng

không dân dụng Việt nam có lịch sử phát triển gần nửa thế kỷ, nhưng do đất nước

trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, kinh tế kém phát triển, thu nhập quốc dân còn

thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nên thực sự ngành hàng không dân

dụng chưa có được sự phát triển một cách rõ nét. Từ năm 1990 trở lại đây khi ngành

xoá bỏ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, ngành hàng không dân dụng Việt nam khởi

sắc phát triển, từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của hàng không dân

dụng trong khu vực cũng như trên toàn thế giới

Tuy nhiên, những gì mà ngành Hàng không Việt Nam làm được còn quá nhỏ

bé so với nhu cầu mà sự phát triển kinh tế đòi hỏi và chưa phát huy hết được tiềm

năng to lớn của đất nước. Vì vậy, để ngành Hàng không Việt Nam có được bước

phát triển tốt trong những năm tới thì vấn đề cấp thiết và cấp bách phải nâng cao

khả năng cạnh tranh trong điều kiện mở cửa kinh tế, để bảo đảm cho ngành phát

triển ổn định vững chắc, đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế.

Thực tế những năm qua cho thấy mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực trong việc

nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường vận tải song ngành Hàng không

Việt Nam vẫn đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần giải quyết : tình trạng lạc

hậu, thiếu hụt về số lượng của đội tàu bay, chất lượng dịch vụ chưa cao v.v… đã

khiến cho thị phần vận tải còn khiêm tốn. Đặc biệt là trên tuyến đường bay quốc tế

hiện đang diễn biến hết sức phức tạp và đang tồn tại nhiều hãng hàng không có tiềm

lực khác nhau hoạt động trong khuôn khổ vừa liên kết, vừa cạnh tranh gay gắt đã

làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần và sản lượng vận tải của toàn ngành. Đề tài

“ Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành Hàng không

Việt Nam” nhằm góp phần phân tích thực trạng tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực

dịch vụ vận tải hành khách, từ đó tìm ra phương hướng và những giải pháp thích

hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường vận chuyển hành khách

của ngành Hàng không Việt Nam.

3

2- Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm xây dựng

và quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hành

khách của ngành Hàng không Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ

tập trung đề cập một khía cạnh và phạm vi nhất định do vậy việc phân tích

một cách có hệ thống về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ vận tải

hành khách chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Trong các nghiên cứu

đó đáng chú ý nhất có :

- Cục hàng không dân dụng Việt Nam (2002), “ Một số giải pháp nâng

cao năng lực cạnh tranh vận tải hành khách của ngành hàng không”

- Th.S Nguyễn Ngọc Trâm (2003), “ Giải pháp nâng cao chất lượng

dịch vụ vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines ” luận văn

Thạc sĩ kinh tế.

- Cục hàng không dân dụng Việt Nam (2003), “ Đánh giá chất lượng

dịch vụ vận chuyển hành khách của ngành hàng không ”.

- Viện Khoa học hàng không (2005), “ Thị trường dịch vụ vận tải hàng

không và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt ”.

- Icao (2000), “ những khuyến cáo của tổ chức Hàng không dân dụng

quốc tế”.

- Công ty tư vấn Skytrax - Anh( 2005), “ Đánh giá xếp hạng dịch vụ

vận chuyển hành khách của các hãng hàng không trên thế giới”.

Trên cơ sở đúc kết, tham khảo ý kiến của các đề tài, tác giả nghiên cứu một

cách có hệ thống về năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách của ngành

Hàng không nhằm làm rõ nhu cầu, những khó khăn thách thức mà ngành hàng

4

không Việt Nam đang gặp phải, đánh giá thực trạng cạnh tranh đồng thời đề xuất

những giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách của

ngành Hàng không Việt Nam.

3- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của Luận văn làm rõ thực trạng, khả năng cạnh tranh của dịch vụ

vận tải hành khách, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành

Hàng không Việt Nam trong thời gian tới.

Để thực hiện được mục tiêu này, tác giả đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề

tài là:

- Làm rõ một số vấn đề chung về ngành hàng không;

- Đánh giá thực trạng ngành hàng không Việt Nam từ năm 1995 đến nay;

- Trên cơ sở các phân tích trên, đề xuất những giải pháp có tính đồng bộ

nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng

không Việt Nam.

4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không.

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng dịch vụ vận tải hành

khách của ngành Hàng không Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Đây được coi là mốc

thời gian mà ngành hàng không có sự chuyển biến mạnh mẽ.

- Về không gian: Ngành Hàng không Việt Nam

- Về nội dung: Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu dịch vụ

vận tải hành khách của ngành Hàng không như là một nhân tố góp phần thúc đẩy

khả năng cạnh tranh của một ngành dịch vụ của Việt Nam. Luận văn sẽ chỉ đề cập

đến những giải pháp, chính sách mang tính vĩ mô cho toàn ngành và sẽ không đi sâu

vào những vấn đề có tính tác nghiệp trong hoạch định chính sách cũng như

5

trong việc tổ chức thực thi chính sách đối với từng lĩnh vực, từng Hãng hàng không

riêng lẻ.

5- Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ các nội dung đã đề ra trong Luận văn, trong quá trình nghiên cứu

tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử

dụng một số phương pháp: phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương

pháp thống kê, so sánh, phân tích dự báo và sử dụng dữ liệu thứ cấp trong quá trình

nghiên cứu.

6- Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn

- Làm rõ vai trò, đặc điểm dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng

không.

- Phân tích kinh nghiệm phát triển vận tải hành khách của ngành hàng không

một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành hàng không

Việt Nam.

- Khái quát hóa hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ

vận tải hành khách của ngành hàng không.

- Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách

của ngành hành không từ năm 1995 đến nay trên các khía cạnh mạnh, yếu và những

vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.

- Trên cơ sở phân tích các vấn đề trên, đề xuất các giải pháp phù hợp thực

tiễn nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ hành khách của ngành Hàng không.

7- Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:

6

CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH

VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT

NAM.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA NGÀNH HÀNG

KHÔNG VIỆT NAM.

7

CHƯƠNG 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA NGÀNH

HÀNG KHÔNG.

1. Đặc điểm dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không

Dịch vụ là vô hình, chất lượng dịch vụ được đánh giá bởi khách hàng chứ

không phải người cung ứng - người bán. Khách hàng đánh giá chất lượng một dịch

vụ được cung ứng, thông qua đánh giá các dịch vụ cụ thể được phục vụ và qua cảm

giác chủ quan của mình.

Kinh doanh vận tải hành khách là một ngành kinh doanh đặc biệt bởi vì sản

phẩm hàng hoá của nó không lưu giữ được. Hành khách đã đặt giữ chỗ trên một

chuyến bay nhưng không thực hiện chuyến bay, hãng vận chuyển vẫn phải thực hiện

chuyến bay mặc dù chuyến bay vẫn còn nhiều chỗ trống. Hãng vận chuyển vẫn phải

chi phí cho các chỗ trống đó như phí hạ cất cánh, phí đỗ tàu bay, phí an ninh an toàn

cho chuyến bay.... Trong khi đó hành khách không bị phạt hay bất cứ thiệt hại về

kinh tế nào khi không thực hiện chuyến bay đã đặt chỗ. Các dịch vụ

cung cấp cho chuyến bay cũng không thể cắt lại được như đồ uống, báo chí v.v...

được cung cấp theo một cơ số nhất định. Thậm chí hãng hàng không vẫn phải thực

hiện chuyến bay khi không có hành khách nào để có máy bay nối chuyến các chặng

tiếp theo. Hay khi có khả năng hủy được chuyến bay (vì lý do thương mại) thì hãng

hàng không phải bố trí cho hành khách đi trên các chuyến bay khác hoặc phải bồi

thường cho hành khách vì đã hủy chuyến bay đó.

Dịch vụ vận tải hành khách nói chung đã xuất hiện từ rất lâu và có một vị trí

quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển thì các ngành dịch

vụ cũng ngày một phát triển, đặc biệt là dịch vụ vận tải hành khách bằng đường

hàng không. Dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không có những đặc điểm

của sản phẩm dịch vụ nói chung đồng thời cũng có những đặc điểm đặc thù riêng

của ngành.

1.1. Dịch vụ vận tải hành khách bao gồm một dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ

trợ đi kèm.

8

Dịch vụ cơ bản là hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị thoả mãn lợi ích cốt lõi của

người tiêu dùng, là mục tiêu tìm kiếm của người mua. Dịch vụ cơ bản quyết định

bản chất của dịch vụ nhờ đó nó quy định dịch vụ là loại này chứ không phải loại

khác. Dịch vụ cơ bản của ngành hàng không là vận chuyển hành khách bằng máy

bay từ điểm đầu đến điểm cuối hành trình.

Dịch vụ đi kèm là những dịch vụ phụ, thứ sinh hoặc các khâu độc lập của

dịch vụ được hình thành nhằm mang lại giá trị phụ thêm cho khách hàng. Dịch vụ đi

kèm có thể nằm trong hệ thống của dịch vụ cơ bản làm tăng thêm lợi ích cốt lõi như

an toàn, an ninh hàng không hoặc có thể là những dịch vụ độc lập mang lại lợi ích

phụ thêm như các dịch vụ phục vụ hành khách trước, trong và sau chuyến bay.

Việc phân biệt dịch vụ thành dịch vụ cơ bản và dịch vụ đi kèm nhằm giúp

chúng ta hiểu rõ hơn về dịch vụ và bản chất của chúng. Trên thực tế thì các dịch vụ

này luôn đan xen và hòa quyện với nhau đặc biệt là đối với ngành vận tải hàng

không ngày nay, khi các dịch vụ đi kèm là rất cần thiết và không thể thiếu được. Các

hãng hàng không sẽ không thể phát triển vận tải hành khách nếu không có các hệ

thống đặt giữ chỗ tự động, dịch vụ đặt chỗ, bán vé cùng với các dịch vụ phục vụ

hành khách trước, trong và sau chuyến bay v.v...

1.2. Dịch vụ vận tải hành khách có đặc tính không hiện hữu.

Đây là đặc điểm cơ bản của dịch vụ nói chung. Với đặc điểm này cho thấy

dịch vụ là vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể. Tuy vậy sản phẩm dịch vụ vẫn

mang nặng tính vật chất. Ví như chúng ta không thể cầm lấy dịch vụ vận tải nhưng

máy bay vận tải là vật chất. Tính không hiện hữu được biểu lộ khác nhau đối với

từng loại dịch vụ. Nhờ đó mà người ta có thể xác định được mức độ sản phẩm hiện

hữu, dịch vụ hoàn hảo và các mức độ trung gian giữa dịch vụ và hàng hoá hiện hữu.

Trên thực tế từ hàng hoá hiện hữu tới dịch vụ phi hiện hữu có các mức độ

khác nhau: Hàng hoá hiện hữu hoàn hảo, bao gồm hàng hoá hiện hữu khi tiêu dùng

phải có dịch vụ đi kèm để tăng sự thoả mãn. Tiếp đến là dịch vụ chủ yếu, được thỏa

mãn thông qua sản phẩm hàng hoá hiện hữu. Cuối cùng là dịch vụ hoàn hảo, hoàn

toàn không hiện hữu; Dịch vụ vận tải hành khách được đánh giá ở mức độ dịch vụ

chủ yếu.

Tính không hiện hữu của dịch vụ gây rất nhiều khó khăn cho quản lý hoạt động

sản xuất cung cấp dịch vụ, khó khăn cho marketing dịch vụ và cho việc nhận biết dịch

9

vụ. Vì vậy để đánh giá chất lượng dịch vụ nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải tiêu chuẩn hoá và đánh giá được dịch

vụ bằng các chỉ tiêu định lượng được. Ví dụ để đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn an

toàn chuyến bay thì 100% các chuyến bay thực hiện đều phải an toàn.

1.3. Dịch vụ vận tải hành kháchcó đặc tính không tách rời.

Đặc tính không tách rời thể hiện sản phẩm dịch vụ gắn liền với hoạt động

cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ cụ thể không đồng nhất nhưng đều mang

tính hệ thống, đều từ cấu trúc của dịch vụ cơ bản phát triển thành. Một sản phẩm

dịch vụ cụ thể gắn liền với cấu trúc của nó và là kết quả của quá trình hoạt động của

hệ thống cấu trúc đó. Quá trình sản xuất gắn liền với việc tiêu dùng dịch vụ. Người

tiêu dùng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ cho chính mình.

Từ đặc điểm trên cho thấy việc sản xuất cung ứng dịch vụ không được tuỳ

tiện, trái lại phải rất thận trọng. Phải có nhu cầu, có khách hàng thì quá trình sản

xuất mới có thể thực hiện được.

10

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!