Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB mô hình cánh đồng mẫu lớn ở việt nam hiện nay  002
MIỄN PHÍ
Số trang
93
Kích thước
326.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1978

Luận văn thạc sĩ UEB mô hình cánh đồng mẫu lớn ở việt nam hiện nay 002

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

PHẠM THỊ THỦY

MÔ HÌNH "CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN"

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ THẾ TÙNG

Hà Nội – 2014

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,

dưới sự hướng dẫn của GS, TS. Đỗ Thế Tùng. Các số liệu và trích dẫn trong

luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với bất kỳ

công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thủy

2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT Ký hiệu

1 AGPPS

2 BVTV

3 CĐML

4 CP

5 ĐBSCL

6 ĐX

7 FF

8 GAP

9 HT

10 KHCN

11 NN&PTNT

12 TNHH

13 UBND

3

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Số hiệu

1 2.1

2 2.2

3 2.3

4 2.4

5 2.5

6 2.6

7 2.7

8 2.8

9 2.9

10 2.10

4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1

Chương 1: KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” –

MỘT MÔ HÌNH THÍCH HỢP ĐỂ CHUYỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN

SẢN XUẤT HÀNG HÓA LỚN.......................................................................

1.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ8

1.1.1. Định nghĩa kinh tế hộ ........................................................................

1.1.2. Những ưu điểm của kinh tế hộ .......................................................

1.1.3.Những nhược điểm của kinh tế hộ trong kinh tế thị trường có sự

quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta .......

1.2 YÊU CẦU TẤT YẾU CHUYỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN SẢN

XUẤT LỚN..................................................................................................

1.2.1 Hình thức hợp tác xã .......................................................................

1.2.2. Mô hình kinh tế trang trại ..............................................................

1.2.3 Tính ưu việt của mô hình cánh đồng mẫu lớn ................................

Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA MÔ HÌNH “CÁNH

ĐỒNG MẪU LỚN” QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ CÁNH ĐỒNG MẪU

LỚN Ở VIỆT NAM........................................................................................

2.1 CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG VÀ QUÁ

TRÌNH HÌNH THÀNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN...................................

2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở

AN GIANG ..................................................................................................

2.3 MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” ĐƯỢC THÍ ĐIỂM TẠI THÁI

BÌNH ............................................................................................................

2.3.1 Một số nét khái quát về chủ trương thí điểm cánh đồng mẫu lớn tại

Thái Bình ..................................................................................................

2.3.2 Những thành tựu và hạn chế của cánh đồng mẫu lớn thí điểm ở

Nguyên Xá và Vũ Hòa .............................................................................

5

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH

ĐỒNG MẪU LỚN”.......................................................................................47

3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI NHÂN RỘNG MÔ

HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”...........................................................47

3.1.1 Những thuận lợi..............................................................................47

3.1.2 Những khó khăn khi nhân rộng cánh đồng mẫu lớn.......................48

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG

MẪU LỚN”.................................................................................................50

3.2.1 Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi các công ty chế biến và

tiêu thụ nông sản để họ tích cực và trực tiếp chủ trì việc xây dựng cánh

đồng mẫu lớn...........................................................................................50

3.2.2 Có chính sách phù hợp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư của

các hộ.......................................................................................................55

3.2.3 Có chính sách thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông

nghiệp, đào tạo cán bộ kỹ thuật từ nhân lực của hộ................................58

3.2.4 Các cánh đồng mẫu lớn cần tăng cường mối liên kết với các nhà

khoa học để có những loại giống lúa tốt cho sản xuất.............................60

3.2.5 Tổ chức cánh đồng mẫu phù hợp với khả năng tiêu thụ, lựa chọn

hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo khi chưa có sự liên kết

với công ty lớn.........................................................................................64

3.2.6 Có cơ chế phân phối lợi ích hài hòa, tăng thu nhập cho người nông

dân và công nhân.....................................................................................65

KẾT LUẬN.....................................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................71

PHỤ LỤC.......................................................................................................75

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế nông hộ ở nước ta từ khi thực hiện khoán 10 có nhiều ưu điểm,

nhưng những năm qua đã bộc lộ nhiều nhược điểm của sản xuất nhỏ, manh mún,

đòi hỏi phải chuyển lên những hình thức sản xuất hàng hóa lớn. Xu hướng chung

là kinh tế nông hộ sẽ liên kết với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản

phẩm, hoặc gia nhập hợp tác xã, hay chuyển thành trang trại… Nhưng trong điều

kiện nước ta hiện nay các hình thức liên kết (3 nhà, 4 nhà) trong đó có hình thức

xây dựng cánh đồng mẫu lớn là thích hợp hơn cả.

“Cánh đồng mẫu lớn” là một trong những hướng đi phù hợp với quá trính

chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn nhằm giải quyết tình trạng

manh mún, phân tán ruộng đất, xây dựng thành những vùng sản xuất chuyên

canh đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với điều kiện sinh thái, tập quán canh tác

của từng vùng. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tỏ rõ tính ưu việt của nông nghiệp

hàng hóa lớn, một mặt tạo cơ hội khai thác thế mạnh của từng vùng, tạo quy mô

sản xuất lớn, nâng cao năng suất và ý thức kỷ luật của nông dân, mặt khác giúp

họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngay trên mảnh ruộng của chính mình. Việc

tập trung ruộng đất thành cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất

nông nghiệp, hình thành vùng hàng hóa xuất khẩu lớn, đảm bảo chất lượng và

nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Song có nơi xây dựng thành công,

có nơi chưa. Vì vậy, cần tìm hiểu thực tiễn để làm rõ mô hình “cánh đồng mẫu

lớn” như thế nào mới có hiệu quả. Do đó, “ Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước

ta hiện nay” được chọn làm đề tài luận văn này.

2. Tình hình nghiên cứu

“Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở liên kết bốn

nhà, là hướng đi phù hợp với quá trình chuyển nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên

sản xuất hàng hóa lớn. Từ khi có chủ trương đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát

1

triển nông thôn đã tiến hành xây dựng và phát triển mô hình này không chỉ ở các

tỉnh Nam Bộ mà còn làm thí điểm ở một số tỉnh Bắc Bộ.

Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận cho phát triển

“cánh đồng mẫu lớn” ở Việt Nam.

Quyết định số 80/2002/QsĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 và Chỉ thị số

24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ. Coi

việc xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” là một giải pháp quan trọng lâu dài góp

phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền

vững được nêu trong Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011

của Quốc hội. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương mở

rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước, không chỉ trên cây

lúa mà cả các cây trồng khác, từ đó hình thành một số chính sách nhằm khuyến

khích sự phát triển của mô hình này.

Tác giả Tăng Minh Lộc – Cục trưởng cục kinh tế hợp tác và phát triển

nông nghiệp (2012) với đề tài: “Phát triển cánh đồng mẫu lớn trong xây dựng

nông thôn mới” đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm của

sản xuất nông nghiệp và sự ra đời cánh đồng mẫu lớn trong quá trình xây dựng

nông thôn mới. Quan điểm và giải pháp bước đầu để phát triển cánh đồng mẫu

lớn. Bài báo nêu rõ, “Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức lại sản xuất trên

cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ

tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi

cho nông dân. Mô hình cánh đồng mẫu lớn giải đáp được bài toán về mô hình

liên kết “4 nhà” là: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông, các

bên tham gia mô hình có vị trí, vai trò khác nhau nhưng đều được hưởng lợi ích

cao. Về vai trò của doanh nghiệp: doanh nghiệp ứng trước giống, thuốc bảo vệ

thực vật và hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Khi thu hoạch lúa, doanh nghiệp cho

phương tiện vận chuyển thóc đến nhà máy, đưa vào sấy đạt tiêu chuẩn, không

2

tính chi phí. Nếu thời điểm thu hoạch giá lúa chưa tốt, doanh nghiệp cho nông dân

đưa lúa vào kho tạm trữ trong một tháng, không tính phí, chỉ thu tiền vận chuyển

ban đầu. Như vậy, doanh nghiệp là người đứng ra cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản

phẩm đầu ra. Đối với nông dân, tham gia mô hình tạo môi trường nâng cao nhanh

trình độ sản xuất, người nông dân hợp lực với nhau cùng học tập để áp dụng một

quy trình sản xuất. Nhà nước hỗ trợ các bên tham gia với một số chính sách khuyến

khích các doanh nghiệp dầu tư vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích nhà khoa

học nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến

nông sản; đào tạo và nâng cao trình độ sản xuất, ý thức kỷ luật, kiến thức thị trường

cùng với chính sách hỗ trợ phát triển các hợp tác xã…

Trên “Tạp chí cộng sản” số 73 (1-2013) đã đăng bài của Lê Văn Tam

“Cánh đồng mẫu lớn – hướng đi bền vững cho phát triển nông nghiệp, nông thôn,

nông dân trên vùng mía đường Lam Sơn”, tác giả đã khái quát quá trình hình

thành và phát triển, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công ty cổ phần Lam Sơn

(LASUCO) - doanh nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu trong ngành mía đường

Việt Nam. Doanh nghiệp là cầu nối đưa sản phẩm của nông dân ra thị trường, tổ

chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng và chất

lượng của nông sản. Công ty đã học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để tổ chức lại sản

xuất cho nông dân theo hướng bền vững trên cơ sở liên kết giữa nông dân và

doanh nghiệp theo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, tập hợp nông dân nhỏ lẻ tạo

điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, giải quyết đầu ra

ổn định có lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao lợi ích của nông dân, thành

lập các xí nghiệp công - nông nghiệp - dịch vụ thương mại để cùng với người

nông dân tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn tập trung. Từ những mảnh ruộng

manh mún đã phá bờ san thửa để tạo thành “cánh đồng mẫu lớn”, làm thay đổi

cách làm ăn của nông dân theo hướng công nghiệp , nông dân đươcc̣ hướng dâñ áp

dungc̣ khoa hocc̣ – kỹ thuật và được đào tạo bà i bản. Bài viết

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!