Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB hợp tác kinh tế việt nam   asean và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh
PREMIUM
Số trang
164
Kích thước
823.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1633

Luận văn thạc sĩ UEB hợp tác kinh tế việt nam asean và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

-----------------------

Đặng Thị Lan Anh

HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – ASEAN

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI QUÁ TRÌNH

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế

Mã số : 5.02.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Xuân

Viện Kinh tế Việt Nam

Hà Nội – 2005

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

2 Tình hình nghiên cứu.

3 Mục đích nghiên cứu.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

5 Phương pháp nghiên cứu.

6 Đóng góp của luận văn.

7 Nội dung và kết cấu của luận văn.

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – ASEAN

1.1 Lý luận cơ bản về hợp tác kinh tế quốc tế.

1.1.1 Những vấn đề chung về hợp tác kinh tế quốc tế.

1.1.2 Xu hướng vận động hiện nay của nền kinh tế thế giới .

1.1.3 Những nhân tố thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế.

1.1.4 Một số cản trở trong hợp tác kinh tế quốc tế đối với các quốc gia

đang phát triển.

1.2 Sự cần thiết của hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN.

1.2.1 Nhu cầu phát triển của ASEAN.

1.2.2 Nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – ASEAN

2.1 Tổng quan về ASEAN và hợp tác Vi ệt Nam - ASEAN.

2.1.1 Tổng quan về ASEAN.

2.1.2 Tổng quan về hợp tác Việt Nam – ASEAN

2.2 Một số lĩnh vực hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

2.2.1 Hợp tác thương mại Việt Nam - ASEAN.

2.2.2 Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN khác.

2.3 Một số nhận xét, đánh giá về hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

2.3.1 Vai trò của Việt Nam trong các hoạt động của ASEAN.

2.3.2 Một số nhận định về hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

CHƢƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN

TỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

3.1 Một số tác động tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 91

3.1.1 Một số tác động tích cực của hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

3.1.2 Những khó khăn, thách thức trong hợp tác Việt Nam – ASEAN

ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

3.1.3 Hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN góp phần thúc đẩy hợp tác với

các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực khác .

3.2 Giải pháp thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam.

3.2.1 Giải pháp về môi trường thể chế.

3.2.2 Những giải pháp về chính sách công cụ.

3.2.3 Những giải pháp về đối tác.

3.2.3 Những giải pháp về doanh nghiệp.

3.2.4 Tăng cường công tác tổ chức và quản lý kinh tế đối ngoại.

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

AFTA

AIA

AICO

APEC

ASEAN

ASEM

CAFTA

CEPT

EU

GDP

IMF

TNC

USD

WB

WTO

XHCN

Ngân hàng phát triển Châu Á

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Khu vực đầu t tự do

Hợp tác công nghiệp ASEAN

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dơng

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Tổ chức hợp tác Á - Âu

Khu vực thơng mại tự do Trung Quốc - ASEAN

Chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung

Liên minh Châu Âu

Tổng sản phẩm quốc nội

Quỹ tiền tệ quốc tế

Các công ty xuyên quốc gia

Đồng Đôla Mỹ

Ngân hàng thế giới

Tổ chức thơng mại thế giới

Xã hội chủ nghĩa

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những thập kỷ gần đây, hợp tác kinh tế quốc tế theo hướng khu vực

hóa – toàn cầu hóa đang cuốn hút tất cả các quốc gia trên toàn thế giới tham gia và

đã trở thành xu thế chủ đạo của kinh tế thế giới. Các khu vực, tổ chức liên kết kinh

tế trên thế giới được hình thành như WTO, EU, NAFTA, AFTA… là kết quả tất yếu

của xu thế đó.

Từ những năm 90 trở lại đây, với tác động to lớn của toàn cầu hóa và nhu

cầu phát triển nội tại của khu vực, hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành yếu tố và

động lực chính chi phối sự liên kết của các nước thành viên ASEAN. Sự gia tăng

nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa về nguồn vốn đầu tư và thương mại đã

mang lại cho các nước ASEAN cơ hội phát triển mới. Mức tăng trưởng kinh tế cao

liên tục trong nhiều năm cùng với sự lớn mạnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài và sự bùng nổ về ngoại thương đã thúc đẩy hầu hết các nước ASEAN tham

gia nhanh hơn vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự lớn mạnh, tính hiệu quả và

tốc độ mở rộng hợp tác kinh tế giữa các thành viên là cơ sở, là tiền đề quan trọng

cho việc nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

Việt Nam tham gia và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong hợp tác

kinh tế của khối ASEAN không những tạo điều kiện cho phát triển kinh tế mà qua

ASEAN, Việt Nam đã và sẽ có được những cơ hội quan trọng để tiến mạnh vào quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, nhờ những bước tiến đáng kể trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế mà vị thế của Việt Nam trong ASEAN cũng như trên

trường quốc tế ngày càng được khẳng định.

2. Tình hình nghiên cứu.

Hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế nổi bật trong bối cảnh toàn cầu

hóa-khu vực hóa hiện nay. Quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới trong

thời kỳ đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và luôn thu hút

được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều người. Do điều kiện còn hạn chế, tác giả

không thể tiếp cận được với toàn bộ những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực

2

này. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài với khả năng của mình tác giả đã có

cơ hội tiếp cận, tham khảo một số công trình nghiên cứu như:

- Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Tác giả:

GS. TS. Nguyễn Duy Quý – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

- 35 năm ASEAN hợp tác và phát triển. Tác giả: TS. Nguyễn Trần Quế (Chủ

biên) – NXB Khoa học xã hội.

- Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong

bối cảnh quốc tế mới. Tác giả: Nguyễn Xuân Thắng – NXB Khoa học xã hội.

- Việt Nam – ASEAN quan hệ đa phương và song phương. Tác giả: Vũ

Dương Ninh – NXB Chính trị Quốc gia.

- Kinh tế các nước Đông Nam Á: thực trạng và triển vọng. Tác giả: Phạm

Đức Thành và Trương Duy Hòa – NXB Chính trị Quốc gia.

Ngoài ra, còn nhiều những bài báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học

khác. Mỗi công trình đều có đặc thù riêng, có công trình phân tích một cách tổ ng

quát các mối quan hệ trong hợp tác quốc tế của khu vực. Có công trình tập trung

vào những đặc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia ASEAN. Có công

trình lại đi sâu phân tích việc thực hiện các chính sách thương mại trong quá trình

hội nhập của khu vực. Có công trình chủ yếu nghiên cứu về tiến trình tham gia vào

AFTA của Việt Nam…

3. Mục đích nghiên cứu.

Kỳ vọng của tác giả là thông qua thực hiện luận văn để cố gắng trả lời câu

hỏi: Hợp tác kinh tế Việt Nam –ASEAN đã tạo điều kiện gì và có tác động như thế

nào đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?

Luận văn nêu ra bản chất của hợp tác kinh tế quốc tế để qua đó thấy được

hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN là cần thiết. Qua phân tích tình hình thực tiễn

trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với

ASEAN, luận văn mong muốn làm sáng tỏ quan hệ hợp tác kinh tế với ASEAN như

là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy hội nhập kinh tế của Việt Nam. Trên cơ

3

sở phân tích những tác động của hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – ASEAN luận văn đưa ra

một số kiến nghị mang tính giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế

song phương và đa phương với các quốc gia, tổ chức, khu vực trên nhiều lĩnh vực

với nhiều hình thức hợp tác phong phú, linh hoạt, đa dạng. Trong số đó, luận văn

chỉ chủ yếu phân tích đến hai lĩnh vực mà tác giả quan niệm là có vị trí quan trọng

hơn cả đối với việc thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là

lĩnh vực thương mại và đầu tư mà cụ thể là ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI). Những lĩnh vực khác được đề cập đến trong luận văn chỉ nhằm hỗ trợ,

bổ sung cho việc phân tích, làm rõ bản chất hợp tác kinh tế quốc tế.

Theo một khía cạnh nào đó, có thể nói quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của

Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu “mở cửa” kể từ sau Đại hội Đảng VI (1986) và đến

năm 1995 có những bước phát triển mạnh, đây là thời gian Việt Nam trở thàn h

thành viên chính thức của ASEAN. Do vậy, sự khảo cứu của luận văn chủ yếu tập

trung vào khoảng thời gian từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, những số liệu được đưa ra

ngoài khoảng thời gian trên chỉ là những đối chứng cho quá trình phân tích, so sánh

của luận văn.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên

cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp logic. Các

kỹ thuật thống kê, tính toán, tổng hợp cũng được sử dụng nhiều để xử lý số liệu.

Bên cạnh những phương pháp trên, luận văn dùng các phương pháp phân tích, so

sánh, đối chiếu làm phương pháp chủ đạo trong khi tiếp cận và nghiên cứu đề tài

dưới góc độ hợp tác kinh tế quốc tế. Từ đó, luận văn sẽ tham khảo và kế thừa một

cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài.

6. Đóng góp của luận văn.

4

- Phân tích góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của hợp tác kinh tế quốc tế.

- Đưa ra cách nhìn khái quát về hợp tác kinh tế khu vực ASEAN.

- Thông qua việc phân tích quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các

nước thành viên ASEAN trên hai lĩnh vực ngoại thương và đầu tư trực tiếp (FDI)

trong những năm qua tác giả mong muốn làm rõ thực chất và cập nhật những thông

tin mới về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với ASEAN. Từ đó, luận văn đưa ra một

số nhận định về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN phát triển theo hướng

ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.

- Qua phân tích những tác động tích cực của hợp tác kinh tế Việt Nam –

ASEAN và những khó khăn, cản trở tới hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, luận

văn đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, nộ

i dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở khách quan của hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN.

- Chương 2: Thực trạng hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

- Chương 3: Tác động của hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN tới quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

5

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN

1.1 Lý luận cơ bản về hợp tác kinh tế quốc tế.

1.1.1 Những vấn đề chung về hợp tác kinh tế quốc tế.

Hợp tác kinh tế quốc tế là phương thức chủ yếu để thực hiện các quan hệ

kinh tế quốc tế. Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những mối quan hệ (phân công, trao

đổi, phối hợp, liên kết, bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau) một cách tự nguyện,

chủ động, tích cực trong các hoạt động kinh tế giữa hai hay nhiều quốc gia và lãnh

thổ mà ở đó các chủ thể tham gia cùng nhau chia sẻ những nguyên tắc, luật lệ và giá

trị chung nhưng lại không mất đi bản sắc đặc trưng sẵn có của mình.

Hợp tác kinh tế quốc tế được thực hiện dưới hình thức hợp tác song phương

và hợp tác đa phương với nhiều nội dung như hợp tác sản xuất, hợp tác khoa học

công nghệ, hợp tác thương mại, dịch vụ quốc tế. Xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế

hiện nay đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế quốc tế với

những nội dung và hình thức hợp t ác phong phú, linh hoạt, mềm dẻo, năng động

hơn. Hợp tác kinh tế quốc tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế

quốc gia, là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. Hợp tác kinh tế

quốc tế chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như: tự

nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền.

Trong những thập niên gần đây, xu hướng hợp tác theo hướng khu vực hóa

đang là xu hướng phổ biến đem lại hiệu quả đáng kể cho sự phát triển của các quốc

gia. Sự hợp tác này trước hết bắt nguồn từ nhu cầu nội tại, từ sự đòi hỏi bên trong

của mỗi nước, nhằm tạo ra một thực thể mới, một bản sắc riêng của khu vực, mà

mỗi quốc gia thành viên cùng góp sức xây dựng và chia sẻ. Thông thường, khi tham

gia vào các liên kết kinh tế khu vực vị thế của các quốc gia thành viên trong cạnh

tranh kinh tế được nâng lên rõ rệt.

Mức độ tham gia vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực nói riêng và hội

nhập kinh tế quốc tế nói chung tùy thuộc vào trình độ phát triển và chính sách của

từng quốc gia. Mục đích chung nhất của hợp tác kinh tế khu vực là các quốc gia hợp

tác hỗ trợ nhau, từng bước xóa bỏ những cản trở thương mại tiến tới tự do hóa.

6

Những nỗ lực của họ biểu hiện sự di chuyển từng phần đến tự do hóa các nguồn lực

(như vốn, lao động, hàng hóa, dịch vụ) giữa các nước thành viên. Và, mỗi quốc gia

cố gắng đạt được những lợi ích nhất định từ một khối kinh tế mà ở đó những cản trở

về biên giới quốc gia đã được giảm đi đáng kể.

Xu thế chung hiện nay, không chỉ đối với khu vực mà ngay trên bản đồ

kinh tế thế giới thì các đường biên giới quốc gia cũng đang bị mờ dần. Sự vận động

của hợp tác kinh tế quốc tế đang có sự thay đổi đáng kể cả về nội dung và hình thức.

Hình thức hợp tác đa phương đang tăng lên cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với hợp

tác song phương. Nếu như trước đây nhiều liên kết, hợp tác kinh tế được xuất phát

từ những quan hệ chính trị thì hiện nay các quan hệ hợp tác kinh tế đang giảm dần

sự can thiệp của chính trị là tương đối phổ biến. Tất nhiên, trong hợp tác đa phương

với số lượng thành viên đông, tính mục tiêu, lợi ích… tương đối đa dạng nên nó

thường mang tính phức tạp và có sự ràng buộc cao.

Tùy vào mục tiêu phát triển mà mỗi quốc gia lựa chọn, đẩy mạnh hình thức

hợp tác song phương hay đa phương. Đối với một số lĩnh vực cụ thể, khi mà hợp tác

kinh tế đa phương bị ràng buộc phức tạp, ít hiệu quả thì người ta chọn hình thức hợp

tác song phương như: các Hiệp định tự do thương mại xuyên châu lục được ký kết

như giữa Singapo - Australia, Hàn Quốc - Chilê, Thái Lan - Ấn Độ, Thái Lan -

Australia, Australia - Mỹ. Các Hiệp định tự do thương mại này diễn ra cùng thời

gian với hai lần thất bại mới nhất của WTO. Mặc dù phải nhượng bộ không ít trong

các Hiệp định tự do mậu dịch song phương nhưng dường như các nền kin h tế châu

Á đang coi đó là giải pháp để đảm bảo ổn định phát triển. Những cuộc đàm phán tay

đôi về những lĩnh vực nhạy cảm này sẽ mở đường cho các vòng đàm phán đa

phương và khu vực rộng mở hơn.

Hợp tác kinh tế song phương vừa mang tính bổ sung cho hợp tác kinh tế đa

phương nhưng đồng thời nó cũng chứa đựng những yếu tố mang tính nghịch gây ra

cản trở nhất định cho tiến trình hợp tác đa phương. Các nước nhỏ thường có khuynh

hướng xuất phát từ các hợp tác song phương và lấy đó làm cơ sở phát triển, mở rộng

và dựa vào các quan hệ hợp tác kinh tế đa phương (như AFTA, WTO) để nâng cao

vị thế và gia tăng thế thương lượng của mình trong cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên,

khi mà nguồn lực dành cho phát triển đất nước còn hạn chế thì việc tạo điều

7

kiện cho những quan hệ hợp tác kinh tế song phương phát triển dù muốn hay không

sẽ làm giảm nỗ lực cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương. Nhưng một quốc

gia không thể chỉ dành ưu tiên tập trung cho một khuôn khổ hợp tác nào, trái lại

phải đồng thời thực hiện sự hội nhập quốc tế trên nhiều cấp độ: song phương, khu

vực và toàn cầu. Đây là sự kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục

bộ và lợi tích toàn thể, và điều quan trọng hơn là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của

từng quốc gia, các nước cần có những bước đi phù hợp. Hợp tác kinh tế song

phương tuy có những lúc làm ảnh hưởng đến lộ trình chung, nhưng do hợp tác kinh

tế song phương không đi ngược với tự do hóa và vẫn dựa trên các nguyên tắc hợp

tác kinh tế đa phương, nên việc khắc phục khó khăn của vòng đàm phán đa phương

bằng các hợp tác song phương trước mắt cũng là sự cần thiết, là giải pháp lách giữa

dòng thương mại chật cứng để các nước thích ứng tốt nhất với các thay đổi của bối

cảnh khu vực và quốc tế.

1.1.2 Xu hướng vận động hiện nay của nền kinh tế thế giới.

1.1.2.1 Toàn cầu hóa – khu vực hóa các hoạt động kinh tế thế giới đang là xu

hướng phát triển phổ biến hiện nay.

Thứ nhất, toàn cầu hóa - khu vực hóa kinh tế được biểu hiện nổi bật ở sự

phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại trên phạm vi thế giới. Việc gia

tăng tốc độ buôn bán của thế giới là kết quả của tiến trình tự do hóa các chính sách

thương mại được thực hiện ở hầu hết khắp các khu vực, các nước và được bổ sung

mạnh mẽ bởi xu hướng tăng cường sự chu chuyển thương mại nội bộ tro ng các

TNC.

Thứ hai, trong nền kinh tế toàn cầu, quản lý vĩ mô dưới sự hỗ trợ của công

nghệ thông tin trở thành yếu tố có tính chất quyết định tương lai phát triển của nó,

đánh dấu sự phát triển toàn diện theo xu hướng mở và tự do hóa của nền kinh tế thế

giới.

Thứ ba, tính tương thuộc chặt chẽ giữa các nền kinh tế quốc gia, các hoạt

động thương mại, đầu tư, tài chính đều được gia tăng mạnh mẽ và bắt buộc mọi nền

kinh tế đều tham gia vào một kiểu thị trường thế giới thống nhất – một “sân chơi

chung” bình đẳng cho mọi nền kinh tế.

8

Thứ tư, trong nền kinh tế toàn cầu, quốc gia dân tộc có chủ quyền không

còn là chủ thể duy nhất có vai trò chế định chính sách kinh tế mà là sự tồn tại đồng

thời của bốn chủ thể có thể đảm nhận vai trò này một cách hiệu quả. Đó l à: quốc

gia dân tộc có chủ quyền, các khối kinh tế khu vực, các thể chế kinh tế quốc tế và

các công ty xuyên quốc gia.

Thứ năm, xu hướng khu vực hóa và hợp tác kinh tế quốc tế được đẩy mạnh

hơn bao giờ hết. Về bản chất, xu hướng khu vực hóa và hợp tác kin h tế quốc tế là

hiện thân của xu hướng tự do hóa về thương mại và đầu tư quốc tế và là những

“vòng tròn đồng tâm” của tiến trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới.

Với những đặc trưng trên, rõ ràng, toàn cầu hóa - khu vực hóa đang mở ra

nhiều cơ hội cho mọi quốc gia dân tộc. Và đang trở thành tiền đề mang tính động

lực cho sự phát triển của mỗi quốc gia.

1.1.2.2 Xu hướng thị trường hóa nền kinh tế thế giới thúc đẩy kinh tế thị trường

mở cửa ở tất các các nền kinh tế quốc gia.

Các thị trường quốc gia và khu vực có xu hướng gắn liền vào quỹ đạo của

thị trường thế giới và theo đó phạm vi, dung lượng, hiệu quả của thị trường thế giới

không ngừng mở rộng với một kết cấu nhiều tầng. Một số vấn đề nổi bật dưới đây

cho thấy sự tác động mạnh mẽ của xu hướng này:

+ Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ngày càng gắn liền với thương mại

quốc tế: Thương mại quốc tế vừa là đòn bẩy của tăng trưởng kinh tế, vừa là phương

tiện để cung cấp các yếu tố đầu vào cho nền sản xuất. Tốc độ tăng trưởng của

thương mại thế giới hiện đã cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế

giới. Sự gia tăng này khẳng định vai trò của thương mại ngày càng lớn trong việc

gắn kết mức tăng trưởng kinh tế giữa các nền kinh tế trên thế giới.

+ Sự gia tăng mạnh mẽ các luồng vốn đầu tư quốc tế và sự gắn kết chặt chẽ

giữa thương mại và đầu tư quốc tế: Sự phát triển của giao lưu thương mại từ lâu đã

đòi hỏi phải có sự phát triển của đầu tư quốc tế và phải dựa trên đầu tư quốc tế mới

có hiệu quả. Các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển muốn tăng trưởng

nhanh và hiệu quả đều phải dựa vào đầu tư quốc tế, thực hiện theo hướng gắn kết

chặt chẽ giữa các hoạt động thương mại – đầu tư quốc tế.

9

+ Sự chiếm ưu thế của các chương trình tự do hóa thương mại khu vực: Xu

hướng gia tăng mạnh mẽ của các quan hệ mậu dịch trong nội bộ khu vực cùng với

sự hình thành các khối mậu dịch khu vực (như EU, OECD, NAFTA, AFTA.) cũng là

một đặc điểm mới khác của nền thương mại thế giới ngày nay. Theo thống kê của

Liên Hợp quốc, trong những năm 60 thế giới có khoảng 19 khối thị trường khu vực,

cho đến tháng 6-2002 có khoảng 250 Hiệp định thương mại khu vực đã đăng ký,

trong đó có 129 Hiệp định đăng ký sau ngày 1-1-1995. Hầu như mỗi nước đều tham

gia tối thiểu vào một Hiệp định kiểu như vậy. Sự gia tăng của Hiệp định thương mại

khu vực và sự hình thành các khối thị trường khu vực cho thấy, cùng với sự phát

triển của quá trình toàn cầu hóa kinh tế và của hệ thống thương mại toàn cầu là sự

gia tăng những mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Sự hình thành các khối mậu

dịch khu vực trở thành một phương cách, một nấc thang cần thiết trên con đường đi

đến một thế giới thống nhất.

1.1.2.3 Xu hướng hòa bình, ổn định, đối thoại và hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển.

Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của nền

kinh tế thế giới, giai đoạn mà mọi nền kinh tế đều thống nhất với nhau ở cơ chế vận

hành – cơ chế thị trường. Trong khi quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự

gặp nhiều tổn thất nặng nề thì phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh kinh tế là

chính lại gặt hái được nhiều thành quả tích cực. Bên cạnh đó, các nước lớn với tiềm

lực sức mạnh kinh tế và quân sự hùng hậu, với tiếng nói có trọng lượng trên các

diễn đàn quốc tế đang có những điều chỉnh chiến lược của mình theo chiều hướng

xây dựng quan hệ chiến lược, ổn định và cân bằng.

Ngày nay, phương thức đối thoại để giải quyết các vấn đề chung ngày càng

phổ biến và mang lại hiệu quả cao hơn. Trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự hình

thành thị trường thế giới thống nhất, các nước bị đặt trong sự tương thuộc lẫn nhau,

quy định và chi phối nhau cho nên sự phát triển của nền kinh tế nước này là điều

kiện cho sự phát triển của nền kinh tế các nước khác, bất kể đó là nền kinh tế lớn

hay nhỏ. Theo đó, sự bất ổn ở một nước về chính trị, kinh tế, an ninh, môi trường sẽ

hiển nhiên là mối lo chung của toàn nhân loại và các nước khác tất yếu sẽ tự nguyện

tham gia vào các cuộc chia sẻ trách nhiệm trong khi xử lý các vấn đề quốc tế.

10

Vì vậy, tất cả các quốc gia đều tập trung điều chỉnh chiến lược phát triển,

trong đó ưu tiên mọi sức lực cho công cuộc hợp tác và phát triển kinh tế. Đây chính

là lý do khiến các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực không ngừng được mở rộng (EU,

ASEAN/AFTA, APEC, NAFTA.), xu thế hợp tác giữa các tổ chức hợp tác kinh tế

khu vực ngày càng được tăng cường.

1.1.3 Những nhân tố thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế.

1.1.3.1 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ nhất đã diễn ra vào thế kỷ 18

với sự phát minh và ứng dụng rộng rãi máy hơi nước chính là bước đột phá quan

trọng đầu tiên của nền đại công nghiệp máy móc đã dẫn đến sự biến đổi to lớn trong

cơ cấu ngành nghề sản xuất.

Vào giữa thế kỷ19, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ hai bùng

nổ đã tạo tiền đề mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và hợp tác quốc tế.

Nền sản xuất đã chuyển từ công nghiệp nhẹ sang nền công nghiệp nặng. Sự ứng

dụng rộng rãi điện lực và sự phát minh ra động cơ đốt trong giúp cho loài người

bước vào thời đại điện khí hóa. Cuộc cách mạng khoa học lần này đã làm cho quan

hệ kinh tế quốc tế được mở rộng nhanh chóng, từ đó chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn

tự do cạnh tranh phát triển lên một giai đoạn mới - giai đoạn độc quyền.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự phát triển như vũ bão của khoa

học, kỹ thuật và công nghệ, thế giới bước vào hệ thống công nghệ thứ tư với nền cơ

khí điện tử. So với hệ thống công nghệ trước đó, hệ thống công nghệ thứ tư có sự

thay đổi về chất với việc thêm bộ phận điều khiển trong trong hệ thống công nghệ.

Do tác động của các thành tựu khoa học, công nghệ, sự xóa bỏ của hệ

thống thuộc địa và phụ thuộc, sản xuất đã có sự phát triển mạnh mẽ dựa trên sự

phân công lao động quốc tế mới. Cùng với đó, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng

hóa và tư bản phát triển mạnh, các hoạt động chuyển giao công nghệ, đầu tư trực

tiếp nước ngoài cũng được thực hiện góp phần thúc đẩy gia tăng xu hướng hợp tác

các hoạt động kinh tế.

11

Bước sang thế kỷ 20, hàng loạt những khám phá mới trong thế giới vi mô

và vĩ mô được thực hiện với những thiết bị nghiên cứu và thực nghiệm khoa học

tinh vi hiện đại tạo nên cuộc cách mạng khoa học, công nghệ mới với nội dung

chính là vai trò chi phối của công nghệ thông tin. Cơ sở vật chất của nền kinh tế

thế giới chuyển sang một giai đoạn mới với bốn trụ cột chính là: công nghệ thông

tin; công nghệ vật liệu mới; công nghệ sinh học; công nghệ về phát triển năng

lượng nguyên tử an toàn và sạch đang trở thành những ngành sản xuất tiên phong

chủ đạo của sự phát triển kinh tế, xã hội.

Có thể nói, khoa học và công nghệ đã tác động đến mọi lĩnh vực của nền

kinh tế, xã hội của thế giới, nó là cơ sở tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền

kinh tế – một trong những đặc trưng cơ bản của công nghệ hiện đại. Đây chính là

một trong số các tiền đề thúc đẩy hoạt động giao lưu, hợp tác kinh tế giữa các quốc

gia ngày càng phát triển.

1.1.3.2Tính không đồng đều về trình độ phát triển giữa các quốc gia.

Đa số các nước đang phát triển đều đi lên từ các nền kinh tế nghèo nàn, lạc

hậu. Quá trình tiến hành công nghiệp hóa ở những nước này đều ch ậm hơn rất

nhiều so với các nước công nghiệp phát triển. Thêm nữa, các nước đang phát triển

còn phải vật lộn với những gánh nặng nợ nước ngoài. Khan hiếm các điều kiện cho

phát triển chính là thách thức lớn nhất mà các nước nghèo phải đối mặt trong quá trì

nh hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Việc Mỹ và Liên minh châu Âu thực thi những chính sách bảo hộ ngành

nông nghiệp, đưa ra những khoản trợ giá khổng lồ cho nông nghiệp của nước mình,

đã gây bất bình đẳng và thiệt hại cho các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Hợp

tác và Phát triển kinh tế (OECD), hiện nay, một nửa số dân nghèo của thế giới sống

nhờ vào nông nghiệp. Các nước giàu đã chi 56 tỷ USD/năm các khoản viện trợ cho

các nước nghèo, nhưng lại chi 300 tỷ USD/năm để làm giảm thu nhập từ nông

nghiệp của các nước nghèo đó.

Gần đây, nhóm G90 (nhóm nước nghèo và đang phát triển ở châu Phi, khối

Caribê và Thái Bình Dương) đã có sự hợp tác với nhau để đi đến cam kết hình

thành mặt trận thống nhất để đấu tranh đòi các nước phát triển xóa bỏ những khoản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!