Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long huyện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TÓM TẮT
Đề tài: “Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng
Sông Cửu Long huyện Đức Trọng” đƣợc tiến hành tại huyện Đức Trọng – tỉnh
Lâm Đồng từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
Mục tiêu là phân tích tình hình huy động vốn, cho vay và vấn đề rủi ro tín
dụng tại MHB huyện Đức Trọng. Từ đó đƣa ra những nhận xét và đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho Ngân hàng trong thời gian
tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phƣơng pháp tiếp cận thực tế hiện trạng,
phƣơng pháp điều tra chọn mẫu, phƣơng pháp logic biện chứng, phƣơng pháp dùng
bảng, sơ đồ để đánh giá thực trạng vấn đề và phƣơng pháp so sánh, thống kê.
Nghiên cứu này tập trung đi sâu phân tích hoạt động cho vay thông qua hai
nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Đầu tiên là thông qua các bảng báo cáo tài chính,
kết quả hoạt động, số liệu thu thập từ các phòng ban để phân tích hoạt động này dựa
trên hai căn cứ chính là dựa vào mục đích vay vốn và thời hạn vay vốn. Để bài
nghiên cứu có tính logic và các tài liệu tóm tắt đạt độ tin cậy cao hơn, bài luân văn
tiến hành khảo sát khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ cho vay tại Ngân hàng
xoay quanh các vấn đề nhƣ tính đảm bảo thực hiện cam kết, sự tin cậy của khách
hàng và thái độ, tác phong làm việc của các cán bộ tín dụng (CBTD). Đồng thời,
nghiên cứu khái quát một số vấn đề về tình hình huy động vốn cũng nhƣ công tác
quản lý, giám sát vấn đề rủi ro tín dụng tại MHB huyện Đức Trọng. Cuối cùng, dựa
vào những phân tích trên để đƣa ra nhận xét, đánh giá về kết quả đạt đƣợc, hạn chế,
vƣớng mắc qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và hoàn thiện
công tác tín dụng trong thời gian tới.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ......................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI.....................................................................................................................7
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM....................7
1.1.1 Tổng quan hoạt động tín dụng Ngân hàng thƣơng mại...................................7
1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM.......................................................................11
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI...............................................................................................................18
TÓM TẮT CHƢƠNG 1:.............................................................................................21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MHB
HUYỆN ĐỨC TRỌNG.......................................................................................................22
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG – HUYỆN ĐỨC TRỌNG...........................................................................22
2.1.1 Tình hình kinh tế huyện Đức Trọng...............................................................22
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của MHB – Huyện Đức Trọng...................24
2.1.3 Bộ máy tổ chức và quản lý MHB Đức Trọng.................................................27
2.1.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh của MHB Đức Trọng...................................29
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MHB ĐỨC TRỌNG...............30
2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn...................................................................30
2.2.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn.....................................................................38
2.2.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng MHB Đức Trọng.......................55
2.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của MHB Đức Trọng........................59
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB ĐỨC TRỌNG
GIAI ĐOẠN 2009-2011...................................................................................................62
2.3.1 Những thành tựu.............................................................................................62
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân.....................................................................65
TÓM TẮT CHƢƠNG 2:.............................................................................................67
CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG MHB
HUYỆN ĐỨC TRỌNG.......................................................................................................68
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG MHB............68
3.1.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng MHB Việt Nam năm 2012................68
3.1.2 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng MHB Đức Trọng:.............................69
3.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG MHB ĐỨC TRỌNG ĐÃ
THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC.....................................................................70
3.2.1 Giải pháp đã thực hiện:...................................................................................70
3.2.2 Kết quả đạt đƣợc............................................................................................73
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG MHB ĐỨC TRỌNG
TRONG THỜI GIAN TỚI...............................................................................................74
3.3.1 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thẩm định tín dụng........................................74
3.3.2 Giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh công tác tín dụng.................................................78
TÓM TẮT CHƢƠNG 3:.......................................................................................................79
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….85
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT KÝ HIỆU
1 CBTD
2 KH
3 MHB
4 NHNN
5 NHTM
6 TCKT
7 TCTD
-i-
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
SỐ
HIỆU
1 2.1
2 2.2
3 2.3
4 2.4
5 2.5
6 3.1
-ii-
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
SỐ
STT HIỆU
1 2.1
2 2.2
3 2.3
4 2.4
5 2.5
6 2.6
7 2.7
8 2.8
9 2.9
10 2.10
11 2.11
12 2.12
13 2.13
14 2.14
15 2.15
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hệ thống Ngân hàng thƣơng mại
(NHTM) đang dần trở thành một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam
trong việc bình ổn thị trƣờng tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc
làm cho ngƣời lao động, giúp đỡ các nhà đầu tƣ, phát triển thị trƣờng vốn, thị
trƣờng ngoại hối. Với những nhiệm vụ này, các NHTM thực hiện rất nhiều hoạt
động khác nhau nhƣ huy động vốn, nghiệp vụ thẻ, thanh toán quốc tế và đặc biệt là
hoạt động tín dụng. Đây là một lĩnh vực rất quan trọng và là nguồn sinh lợi chủ yếu,
quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chính vì vậy, để đạt đƣợc các
mục tiêu đề ra về lợi nhuận kinh doanh, trong chiến lƣợc phát triển của mình đòi
hỏi các Ngân hàng cần phải xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý, chính sách tín
dụng hiệu quả với quy trình ngắn gọn, đội ngũ nhân viên hết lòng vì khách hàng,
năng động, sáng tạo cũng nhƣ quản lý rủi ro tín dụng một cách tốt nhất. Ngân hàng
Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) là một trong những NHTM tại
Việt Nam đã thực hiện rất tốt vấn đề này.
Với tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh, Ngân hàng MHB đã
chiếm lĩnh đƣợc thị phần của riêng mình, vƣợt qua những khó khăn, thách thức của
nền kinh tế và trở thành một trong những Ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng hàng
đầu Việt Nam. MHB đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ đầu tƣ máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xƣởng để
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vức nông nghiệp.
Công tác tín dụng luôn đƣợc chú trọng phát triển nhằm mang lại hiệu quả và lợi
nhuận cao nhất cho Ngân hàng.
Tuy nhiên, tại hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng MHB
trong đó có MHB Đức Trọng, hoạt động tín dụng vẫn chƣa đƣợc thực hiện một
cách bài bản và chƣa thực sự mang lại kết quả cao nhất. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu hoạt động này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về công tác tín dụng tại
-1-
Ngân hàng MHB Đức Trọng để từ đó đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy
mạnh hoạt động này trong tƣơng lai.
Với các lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện Đức Trọng” để từ
đó nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với sự phát triển
an toàn và vững mạnh của hệ thống MHB nói chung và MHB huyện Đức Trọng nói
riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về hoạt động Ngân hàng cũng nhƣ công tác tín
dụng đã đƣợc công bố trong những năm qua:
Hoàng Xuân Quế (2006), Giải pháp phát triển và dịch vụ tài chính Ngân
hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, đề
tài Cấp Bộ.
Nguyễn Trọng Tài (2008), “Phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của Ngân
hàng thƣơng mại - kinh nghiệm và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 361.
Viện Chiến lƣợc Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2003),
Khủng hoảng tài chính- một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát
triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đề tài cấp Bộ.
Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong
tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng
của các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế,
Nxb
Thống Kê, Hà Nội.
Vụ các Ngân hàng – Ngân hàng nhà nƣớc (2007), “Quản lý nợ xấu –
nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Bản tin thông tin tín dụng của Ngân
hàng Nhà nước, số 7 – 14.
-2-