Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động của công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế trong bối cảnh hội nhập
MIỄN PHÍ
Số trang
152
Kích thước
594.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1270

Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động của công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế trong bối cảnh hội nhập

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------------

BÙI HUY LONG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH THUỘC TẬP

ĐOÀN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ, TRƢỜNG HỢP CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU

KHÍ THUỘC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH

TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội – 2010

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------------

BÙI HUY LONG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH THUỘC TẬP ĐOÀN

KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ,

TRƢỜNG HỢP CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ THUỘC TẬP

ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

Chuyên ngành: KTTG & QHKTQ

Mã số: 60.31.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU ĐỨC DŨNG

Hà Nội – 2010

2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU

CHƢƠNG I: CÔNG TY TÀI CHÍNH TRONG TẬP

ĐOÀN KINH TẾ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TẾ

1.1. Một số vấn đề cơ bản về công ty tài chính

1.1.1. Khái niệm công ty tài chính

1.1.2. Sự ra đời và phát triển của các công ty tài chính

1.1.3. Phân loại công ty tài chính

1.1.4. Các hoạt động chủ yếu của công ty tài chính

1.2. Vai trò và sự cần thiết của công ty tài chính trong trong các

tập đoàn kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1. Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.2. Vai trò của các công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường

1.2.3. Sự cần thiết của các công ty tài chính đối với các tập đoàn

kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.3 Kinh nghiệm hoạt động của công ty tài chính thuộc tập đoàn

kinh tế

1.3.1. Hoạt động của các công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế ở

một số nước

1.3.2. Kinh nghiệm hoạt động của các công ty tài chính thuộc tập

đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở một số nước

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA

CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ THUỘC TẬP ĐOÀN

DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. Giới thiệu về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và vai

trò của Công ty Tài chính Dầu khí trong Tập đoàn Dầu khí

Quốc gia Việt Nam

2.2. Giới thiệu về Công ty Tài chính Dầu khí 1

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí

2.2.2. Giới thiệu về Công ty Tài chính Dầu khí

2.3. Vai trò của Công ty Tài chính Dầu khí đối với hoạt động của

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế

2.3.1. Hoạt động với vai trò định chế tài chính của Tập đoàn Dầu

khí Quốc gia Việt Nam

2.3.2. Hoạt động với vai trò đơn vị kinh doanh (tổ chức phi ngân

hàng)

2.4. Đánh giá hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính Dầu khí

2.4.2. Một số vấn đề đặt ra từ những thành công và tồn tại trong

hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí

CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động

của Công ty Tài chính Dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế

3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO

3.1.2. Về chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt

Nam

3.1.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Tài chính

Dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động của Công ty Tài chính Dầu

khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

3.2.1. Giải pháp về con người

3.2.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển thương hiệu

phù hợp với định hướng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt

Nam

3.2.3. Mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các đối tác trong và

ngoài nước, đa dạng hoá thị trường lĩnh vực kinh doanh

3.2.4. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh doanh, cũng

như tuân thủ chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO

2

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.3.2. Đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

ADB

CBCNV

CPH

CTTC

CPI

DNNN

EU

FED

FII

FDI

GATS

GDP

IMF

NHLD

NHNNVN

NHNNg

NHTM

OTC

PVN

PVFC

TCTD

4

TĐKT

TSCĐ

UBND

Từ viết tắt

UBCKNN

VND

XDCB

WB

WTO

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Biểu số 2.1/

Biểu số 2.2/

Biểu số 2.3/

Biểu số 2.4/

6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Số hiệu

Hình 2.1/

Hình 2.2/

Hình 2.3/

Hình 2.4/

Hình 2.5/

7

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch

hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc huy động và sử dụng

các nguồn lực, trong đó nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển đã có thay

đổi cơ bản do tác động của cơ chế thị trường với sự quản lý và điều tiết của

Nhà nước. Sự ra đời của các định chế tài chính đã tác động đến sự ra đời và

phát triển của thị trường tài chính, các trung gian tài chính như ngân hàng

thương mại cổ phần, công ty tài chính, quỹ đầu tư... góp phần tích cực vào

việc tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự di chuyển và phân bổ nguồn vốn trong xã

hội cho đầu tư phát triển được tiến hành phù hợp, hiệu quả hơn điều đó đóng

vai trò tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

Thực tế, sự ra đời của các tổng công ty nhà nước được phát triển thành

các tập đoàn kinh tế đánh dấu một bước phát triển mới của quá trình đổi mới,

sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Thực hiện Nghị quyết

8

hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về việc đổi mới

và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, thời gian qua

các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để

đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới. Các tổng công ty

nhà nước hoạt động theo tinh thần Nghị định số 90/TTg và 91/TTg ngày

07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, một số tổng công ty đã chuyển

sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế (trong đó có các ngành dầu khí,

bưu chính viễn thông, than khoáng sản, dệt may, công nghiệp tàu thuỷ, cao su,

điện lực và tài chính bảo hiểm) gắn với nhiều hình thức sở hữu, hoạt động

theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn

của các tập đoàn kinh tế nhà nước là vấn đề huy động vốn và sử dụng có hiệu

quả nguồn vốn để triển khai các dự án sản xuất kinh doanh trong điều kiện

cạnh tranh, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Đó là hệ quả tất yếu dẫn đến sự

ra đời của các công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế và/hoặc thuộc các tổng

công ty nhà nước ở Việt Nam.

Thời gian qua, hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập

đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoạt động theo quy định của Luật các Tổ

chức tín dụng và Nghị định số 79/2002/NĐ-CP, một mặt góp phần nâng cao

hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, mặt khác

cũng đóng góp tích cực vào việc điều tiết, giải quyết những khó khăn về

nguồn vốn hoạt động của các thành viên trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia

Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay Công ty Tài

chính Dầu khí đang đứng trước không ít khó khăn và thách thức trong quá

trình hoạt động, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO). Việc mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng của Việt Nam theo

cam kết khi gia nhập WTO đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đối với

nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế của nước ta trong quá trình hội nhập.

2. Tình hình nghiên cứu

9

Trong nước, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt

động của công ty tài chính như:

Luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Công Diệu (2002) về Những giải pháp

nhằm hoàn thiện và phát triển công ty tài chính ở Việt Nam. Tác giả đã đề cập

và đánh giá hiệu quả hoạt động, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động của công ty tài chính, của loại hình công ty tài chính tại thời điểm công

ty tài chính mới được thành lập khi nền kinh tế Việt Nam chưa hội nhập sâu

rộng với kinh tế thế giới. Trong luận án, tác giả đã đề xuất một số ý kiến nhằm

xây dựng hệ thống các giải pháp mang tính vĩ mô để nâng cao hiệu quả hoạt

động của các công ty tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế

giới hiện nay.

Luận văn thạc sỹ kinh tế của Ngô Anh Sơn (2002) về Giải pháp phát

triển các nghiệp vụ của Công ty Tài chính Dệt may đã đi sâu nghiên cứu các

nghiệp vụ cụ thể và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiệp

vụ của Công ty Tài chính Dệt may. Đồng thời, tác giả đã có một số kiến nghị

với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng công ty Dệt may Việt

Nam (nay là Tập đoàn Dệt may Việt Nam).

Tác giả Trịnh Bá Tửu (2003) với công trình: Công ty tài chính trên thế

giới và ở Việt Nam đã đề cập đến các loại hình và hoạt động của công ty tài

chính trên thế giới và Việt Nam, tác giả Nguyễn Đăng Nam (2003) có công

trình: Vai trò của các công ty tài chính trong việc phát triển thị trường chứng

khoán ở Việt Nam…

Các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong hoạt động của công ty

tài chính, đặc biệt là công ty tài chính thuộc tổng công ty nhà nước với mục

đích nhằm làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của công

ty tài chính ở nước ta. Đồng thời, các tác giả còn đề xuất một số giải pháp

nhằm thúc đẩy hoạt động của các công ty tài chính. Các công trình này chủ

yếu nghiên cứu về công ty tài chính trong thời gian từ 2003 trở về trước, khi

10

các công ty tài chính vừa hình thành, mới bắt đầu đi vào hoạt động trong điều

kiện Việt Nam chưa gia nhập WTO.

Tuy nhiên, còn rất nhiều khía cạnh, vấn đề cần nghiên cứu để hiểu sâu

về hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc

gia Việt Nam (hiện nay là Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí thuộc Tập

đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam)và đây chính là lý do nghiên cứu sinh chọn

đề tài nghiên cứu: “Hoạt động của công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trƣờng hợp Công ty Tài chính

Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Từ nghiên cứu hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập

đoàn Dầu khí Việt Nam để rút ra một số bài học kinh nghiệm là cơ sở cho việc

đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển

của Công ty Tài chính Dầu khí trong giai đoạn tới.

- Từ nghiên cứu hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập

đoàn Dầu khí Việt Nam góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực

tiễn về hoạt các công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế ở nước ta trong điều

kiện nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu về hoạt động

của

Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động của Công ty Tài

chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, trong đó tập trung

chủ yếu vào các vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn; hoạt động đầu tư; hoạt

động dịch vụ tài chính; hoạt động điều phối vốn giữa Công ty Tài chính Dầu

khí với các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

+ Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến nay.

11

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu của

luận văn

là phương pháp duy vật biện chứng cùng với sự kết hợp chặt chẽ giữa phương

pháp lịch sử và phương pháp lôgic.

- Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong nghiên cứu bao gồm:

phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, các phương pháp phân tích kinh

tế, phương pháp chuyên gia... để làm rõ hoạt động của Công ty Tài chính Dầu

khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Đồng thời, luận văn đã thu

thập, sử dụng và kế thừa có chọn lọc nguồn tài liệu, các số liệu cả trong và

ngoài nước phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

6. Những đóng góp mới của luận văn

- Làm rõ thêm vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường,

đặc biệt là sự cần thiết của công ty tài chính đối với hoạt động của các tập

đoàn kinh tế. Từ nghiên cứu hoạt động của các công ty tài chính thuộc tập

đoàn kinh tế lớn của một số nước trên thế giới, luận văn đã rút ra một số bài

học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay.

- Đã làm rõ thực trạng hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay;

từ kết quả và hạn chế trong hoạt động kinh doanh, luận văn đã rút ra một số

bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn là cơ sở cho việc đề xuất

các giải pháp tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của Công ty Tài chính Dầu khí

thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hiện nay.

- Luận văn đã làm rõ phương hướng và đề xuất một số giải pháp

thúc

đẩy phát triển Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia

Việt Nam.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn được kết cấu thành 3 chương:

12

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!