Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
133
Kích thước
394.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
740

Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THU HÀ

HOẠT ĐỘNG BIÊN MẬU CÁC TỈNH BIÊN

GIỚI VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – NĂM 2009

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................i

DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................ii

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG BIÊN MẬU VIỆT NAM￾TRUNG QUỐC................................................................................................................................7

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động biên mậu.....................................7

1.1.1. Khái niệm, hình thức của hoạt động biên mậu........................................7

1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động biên mậu.............................................................7

1.1.1.2. Các hình thức của hoạt động biên mậu.................................................8

1.1.2.Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam- Trung Quốc..................12

1.1.2.1.Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Việt Nam...........................12

1.1.2.2.Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc....................15

1.2. Những nhân tố thúc đẩy hoạt động biên mậu..................................................17

1.2.1. Nhân tố khách quan............................................................................................17

1.2.1.1. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế................................................................17

1.2.1.2. Xu hướng khu vực hoá kinh tế...................................................................18

1.2.1.3. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................19

1.2.2. Nhân tố chủ quan................................................................................................22

1.2.2.1. Chính sách phát triển biên mậu của Trung Quốc..........................22

1.2.2.2. Chính sách phát triển biên mậu của Việt Nam................................25

1.3. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu của một số nƣớc trong

quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc.............................................................................31

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu giữa Liên Bang Nga

với Trung Quốc..................................................................................................................32

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu giữa Myanma với

Trung Quốc..........................................................................................................................34

1.3.3. Một số bài học.......................................................................................................35

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BIÊN MẬU Ở CÁC TỈNH

BIÊN GIỚI VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM..........................................................37

2.1. Khái quát về tình hình buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung

Quốc kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao..............................................................37

2.2. Hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt

Nam.......................................................................................................................................................41

2.2.1. Tổng quan về hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng

Đông Bắc Việt Nam.........................................................................................................41

2.2.1.1. Hệ thống cửa khẩu, chợ và lối mòn tham gia biên mậu..............41

2.2.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của các tỉnh biên giới vùng

Đông Bắc Việt Nam..........................................................................................................42

2.2.1.3. Hoạt động thanh toán biên mậu...............................................................46

2.2.2.Hoạt động biên mậu tại 4 tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam

và nghiên cứu trường hợp tại Lào Cai....................................................................48

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động biên mậu tại 4 tỉnh biên giới vùng Đông

Bắc Việt Nam......................................................................................................................48

2.2.2.2 Nghiên cứu trường hợp hoạt động biên mậu ở Lào Cai.............59

2.3. Đánh giá chung....................................................................................................................71

2.3.1. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực biên mậu tại các tỉnh

biên giới vùng Đông Bắc trong thời gian qua..................................................71

2.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân......................................................73

2.3.2.1. Những vấn đề tồn tại.....................................................................................73

2.3.2.2. Nguyên nhân......................................................................................................74

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BIÊN MẬU Ở

CÁC TỈNH BIÊN GIỚI VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM..............................76

3.1. Triển vọng hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc

Việt Nam.............................................................................................................................................76

3.1.1. Bối cảnh phát triển mới và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động

biên mậu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc................................................76

3.1.1.1. Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên của WTO................76

3.1.1.2. Trung Quốc và Việt Nam tham gia hợp tác khu vực.....................77

3.1.1.3. Trung Quốc và Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế vùng............78

3.1.2. Những dự báo về triển vọng phát triển hoạt động biên mậu ở các

tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam...............................................................79

3.1.2.1. Dự báo về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- Trung

Quốc giai đoạn 2009- 2015.........................................................................................79

3.1.2.2. Dự báo triển vọng phát triển hoạt động biên mậu ở các tỉnh

biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam..........................................................................81

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng

Đông Bắc Việt Nam.....................................................................................................................82

3.2.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng của Đảng và Chính phủ Việt

Nam về hoạt động biên mậu........................................................................................82

3.2.1.1. Quan điểm phát triển biên mậu................................................................82

3.2.1.2. Mục tiêu phát triển biên mậu....................................................................84

3.2.1.3. Định hướng phát triển biên mậu.............................................................85

3.2.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng

Đông Bắc Việt Nam.........................................................................................................89

3.2.2.1. Các giải pháp chung.....................................................................................89

3.2.2.2. Các giải pháp đối với các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc..........96

3.2.2.3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp trong nước và các doanh

nghiệp khu vực biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam.....................................98

KẾT LUẬN...................................................................................................................................103

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................105

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại quốc tế qua biên giới phía Bắc là một bộ phận cấu thành

rất quan trọng trong hệ thống ngoại thương nước ta. Từ cuối năm 1988, sau

khi có thông báo số 118 - TB/TW ngày 19/11/1988 của Ban bí thư trung ương

Đảng cho phép dân cư hai bên biên giới được qua lại thăm thân và trao đổi

hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ sinh hoạt thì buôn bán qua biên giới trở

thành vấn đề thời sự nóng bỏng.

Những năm sau đó, buôn bán qua biên giới mỗi năm một phát triển với

tốc độ nhanh chóng. Hàng hoá thông thương qua biên giới Việt - Trung ngày

càng có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế nước ta. Hiện nay thật khó tưởng

tượng nhịp sống của nhân dân ta, nhịp sản xuất của các cơ sở sản xuất của

chúng ta mà thiếu hoạt động kinh tế của thị trường phía Bắc nói chung và các

tỉnh biên giới vùng Đông Bắc nói riêng.

Phía Trung Quốc, thương mại quốc tế vùng biên giới với các nước láng

giềng cũng được coi là một bộ phận quan trọng nằm trong chính sách mở cửa

từ cuối những năm 1970. Đối với biên giới Việt - Trung, từ đầu những năm

1980, Chính phủ Trung Quốc trung ương cũng như địa phương đã có những

bước chuẩn bị để buôn bán với Việt Nam. Họ đã củng cố cơ sở hạ tầng, đường

sá, nhà kho và xây dựng các ngân hàng biên giới. Hệ thống chỉ đạo gồm 3 cấp

từ trên xuống: Ban Việt Nam, Ban Biên mậu và Văn phòng Cửa khẩu. Một số

thị trấn quan trọng như Đông Hưng, Bằng Tường...được xây dựng thành các

trung tâm thương mại sản xuất để làm các đầu mối buôn bán qua biên giới với

Việt Nam. Hệ thống này được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ bằng luật pháp

đến mức hầu như mọi quy định lớn nhỏ đều được thực hiện.

Đứng trước một đối tượng có tiềm lực kinh tế lớn và tuy trình độ kỹ

thuật sản xuất không hơn ta nhiều nhưng được quản lý chặt chẽ, thương mại

1

quốc tế vùng biên phía Bắc nói chung và các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc nói

riêng hiện đang hàm chứa nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng. Thực

chất của thương mại qua biên giới là gì? Phát triển nó ra sao? Chính sách mặt

hàng xuất nhập khẩu, chính sách thuế, hạn ngạch ra sao? Cần có giải pháp nào

thúc đẩy hoạt động biên mậu Việt Nam - Trung Quốc? Cho đến nay các vấn đề

trên chỉ mới được đề cập đến theo từng khía cạnh trên các bài báo đơn lẻ mang

tính chất phản ánh hiện tượng, vì vậy nhằm có một cách nhìn tương đối hệ thống,

đánh giá toàn diện và đầy đủ hơn về mảng hoạt động quan trọng này trong quan

hệ hai nước, tôi đã chọn đề tài “Hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng

Đông Bắc Việt Nam'' để làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Là một trong những lĩnh vực thành công trong quan hệ Việt Nam -

Trung Quốc, hợp tác kinh tế thương mại thời gian qua đã có bước phát triển

mạnh mẽ, liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, Trung Quốc đã trở thành

một đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Phát huy lợi thế có chung

đường biên giới, trong những năm qua, 7 tỉnh biên giới Việt Nam là Quảng

Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và 2

tỉnh biên giới Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây đã chủ động hợp tác

phát triển kinh tế. Nghiên cứu về thương mại qua biên giới nói chung và hoạt

động buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng đã trở

thành đề tài thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà kinh tế. Có thể kể ra một

số công trình tiêu biểu sau:

Nguyễn Thị Kim Dung, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

(Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ 1999) ''Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây

dựng cơ chế chính sách và các biện pháp quản lý kinh tế đặc thù đối với khu

vực cửa khẩu trên bộ phía Bắc Việt Nam''. Tác giả khẳng định rằng, giao lưu

kinh tế qua biên giới là sự thể hiện xu thế hội nhập kinh tế giữa các nước gần

nhau về vị trí địa lý, thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác kinh tế giữa các

2

nước láng giềng. Đồng thời tác giả cho rằng hoạt động giao lưu kinh tế qua

cửa khẩu cũng là một yếu tố cấu thành của các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Việc phát triển giao lưu đó mang lại lợi ích kinh tế đáng kể thông qua đẩy

mạnh các hoạt động thương mại qua biên giới đồng thời cũng để thực hiện

chủ trương cải cách kinh tế của Đảng là khẳng định nguyên tắc độc lập, chủ

quyền, bình đẳng và cùng có lợi trong phát triển kinh tế đối ngoại; đa phương

hoá, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại; khai thác có hiệu quả lợi thế

trong phân công lao động quốc tế.

Đề tài khoa học cấp Bộ “Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại

hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc qua biên giới trên bộ thời kỳ đến 2005” do

tác giả Phạm Thị Cải làm chủ nhiệm cho thấy: Phát triển thương mại hàng hoá

Việt Nam - Trung Quốc qua biên giới trên bộ là chủ trương của cả Chính phủ

Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam. Chủ trương mở cửa thị trường khu vực

biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc của các Chính phủ đã được

không chỉ các tỉnh có chung biên giới Việt - Trung mà cả các tỉnh khác của hai

nước rất quan tâm. Thực hiện định hướng phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa

biên giới, phát triển thị trường khu vực biên giới trên bộ giữa hai nước của

Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, các doanh nghiệp của cả hai

nước đang từng bước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên

giới trên bộ với mục tiêu phát triển kinh tế thương mại của các địa phương có

biên giới, đồng thời phát triển kinh tế thương mại của các tỉnh khác trong cả

nước Việt Nam và Trung Quốc cũng như đẩy mạnh thương mại hàng hoá để

phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.

Tác giả Nguyễn Đăng Ninh trong ''Đổi mới quản lý nhà nước về hoạt

động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc'',

NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội - 2004, khẳng định, cùng với quá trình cải

cách và mở cửa, trên cơ sở nhận thức vai trò của hoạt động kinh tế biên mậu

mà trọng tâm là việc thúc đẩy giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu trên bộ,

3

Chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính sách có liên quan để hỗ

trợ cho quá trình này. Các chính sách thúc đẩy biên mậu đã có tác động tích

cực tới sự phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới; trong đó các khu kinh tế

cửa khẩu có vai trò nổi bật đối với việc thúc đẩy các hoạt động thương mại,

dịch vụ, du lịch; do đó đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh

tế của các khu vực này.

“Đề án phát triển biên mậu Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2006 -

2010” của Bộ Thương mại nhận định: Trung Quốc là một nước đang phát

triển có dân số lớn nhất thế giới, kinh tế phát triển vào loại nhanh nhất thế

giới. Ngay từ những ngày đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có một chiến

lược khá toàn diện trong việc phát triển biên mậu, cho đến ngày nay đang

tham gia sâu vào thể chế kinh tế thế giới nhưng về cơ bản vẫn duy trì những

chính sách đó. Các chính sách biên mậu của Trung Quốc đã trở thành một bộ

phận quan trọng trong chính sách thương mại, và là một động lực thúc đẩy

kinh tế vùng biên giới, miền núi phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo;

đồng thời Trung Quốc luôn nắm thế chủ động trong biên mậu với các nước có

chung biên giới. Đối với Việt Nam, mặc dù Nhà nước ta vẫn có những văn

bản điều chỉnh chính sách về biên mậu, nhưng nhìn chung do chưa có một cơ

quan chuyên trách về biên mậu nên những chính sách về biên mậu thường

không đồng bộ. Mặt khác, việc Việt Nam chưa có một chiến lược biên mậu

lâu dài với Trung Quốc sẽ dẫn đến tình trạng quan hệ biên mậu luôn bị động,

không có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của nền kinh tế Trung

Quốc để có thể khai thác tối đa lợi thế so sánh và hạn chế rủi ro.

Tóm lại, qua đánh giá sơ bộ tình hình nghiên cứu có thể thấy rằng, các

công trình nghiên cứu đã thực hiện mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh trong

quan hệ thương mại Việt - Trung. Chưa có công trình nào đi sâu vào việc đánh

giá một cách có hệ thống thực trạng và triển vọng hoạt động biên mậu của các

tỉnh biên giới vùng Đông Bắc.

4

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu

Nghiên cứu hoạt động biên mậu của các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc

Việt Nam, chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế của hoạt động này, trên

cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu các tỉnh này.

3.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu cơ sở của hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng

Đông Bắc Việt Nam (cơ sở lý luận, các điều kiện, đường lối chính sách).

- Đánh giá thực trạng hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng Đông

Bắc nước ta hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động biên mậu các

tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng: Hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt

Nam.

Phạm vi:

- Không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất

nhập khẩu hàng hoá qua biên giới trên bộ của các tỉnh biên giới vùng Đông

Bắc Việt Nam (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh), trong

đó có tập trung nghiên cứu kỹ hơn trường hợp Lào Cai.

- Thời gian: giai đoạn từ 1997-2007

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp được quán triệt trong

toàn bộ quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương

pháp nghiên cứu đặc thù cho ngành kinh tế như: so sánh, thống kê, phân tích,

tổng hợp.

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

5

- Làm rõ thực trạng hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng Đông

Bắc Việt Nam (chỉ ra những thành công cũng như những hạn chế của hoạt

động này).

- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu các tỉnh biên

giới vùng Đông Bắc Việt Nam.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở của hoạt động biên mậu Việt Nam- Trung Quốc .

Chương 2: Thực trạng hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng Đông

Bắc Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng

Đông Bắc Việt Nam.

6

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG BIÊN MẬU

VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động biên mậu

1.1.1. Khái niệm, hình thức của hoạt động biên mậu

1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động biên mậu

Xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy mậu dịch quốc tế tăng trưởng

liên tục thông qua các định chế của WTO hay các Hiệp định mậu dịch tự do

khu vực và song phương. Một nét đặc thù trong quan hệ thương mại hiện đại

ngày nay là sự đan xen giữa các loại hình quan hệ: một nước mặc dù là thành

viên của tổ chức kinh tế khu vực hay quốc tế đều có thể có quan hệ kinh tế

mang tính song phương (FTA) với các nước khác; và quan hệ biên mậu vẫn

song song tồn tại giữa các nước có chung biên giới. Các nước có nền thương

mại phát triển hàng đầu thế giới vẫn coi trọng biên mậu và dành cho biên mậu

những chính sách đặc biệt, ưu đãi hơn mậu dịch thông thường, bởi vì nó phù

hợp với Điều XXIV Hiệp định GATT/WTO. Hoạt động kinh tế biên mậu là

kết quả tất yếu của sự hợp tác địa lý kinh tế giữa các quốc gia có chung đường

biên giới với nhau. Trong nền kinh tế mở, bất kể quốc gia nào cũng đều quan

tâm đến kinh tế biên mậu, thúc đẩy giao lưu hàng hoá với các quốc gia láng

giềng để phát huy lợi thế so sánh của nước mình.

Thống kê của UNDP cho thấy kim ngạch trao đổi biên mậu của thế giới

chỉ xấp xỉ 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới, như vậy việc dành cho

biên mậu những ưu đãi nào đó cũng không ảnh hưởng lớn đến thương mại

từng nước, của toàn cầu, nhưng có tác dụng tích cực trong việc phát triển của

các địa phương có chung biên giới, đặc biệt góp phần phát triển vùng núi,

vùng sâu, vùng xa, xoá đói giảm nghèo đối với các nước đang phát triển [25].

Thực tế quan hệ biên mậu giữa Hoa Kỳ và Canada là giữa các nước phát triển

7

và quan hệ biên mậu giữa Việt Nam và Lào là quan hệ giữa các nước chậm

phát triển là những ví dụ sinh động.

Hoạt động biên mậu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá được diễn

ra tại khu vực biên giới đường bộ của các nước láng giềng (được xác định về

mặt địa lý) mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm, hàng hoá (hữu hình).

Đây là phương thức mậu dịch do tập quán truyền thống của lịch sử hình

thành. Nói chung, các nước đều giành cho phương thức mậu dịch này sự đãi

ngộ về thuế Hải quan. Theo sự phát triển của mậu dịch quốc gia, thương mại

hàng hóa với nghĩa hẹp như ở trên được phát triển thành phương thức mậu

dịch theo nghĩa rộng, tức là giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá được tiến

hành tại vùng biên giới giữa hai nước. Nó được liệt vào phạm vi mậu dịch đối

ngoại của quốc gia, thuộc một trong những phương thức mậu dịch xuất nhập

khẩu.

Hoạt động kinh tế biên mậu bao gồm:

- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới;

- Buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa

khẩu;

- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các phương

thức không theo thông lệ quốc tế đã được thoả thuận trong các Hiệp định

thương mại song phương giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các

nước có chung biên giới.

Như vậy, hoạt động kinh tế biên mậu giữa hai nước không chỉ đơn

thuần là hoạt động buôn bán qua các cửa khẩu biên giới mà nó có phạm vi

rộng hơn, bao trùm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá được diễn ra trên

toàn bộ khu vực biên giới đường bộ của hai nước. Hơn nữa, việc trao đổi các

sản phẩm vô hình (dịch vụ hoặc các loại hàng hoá có liên quan đến sở hữu trí

tuệ) không thuộc phạm vi của hoạt động này.

1.1.1.2. Các hình thức của hoạt động biên mậu

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!