Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh lâm đồng
MIỄN PHÍ
Số trang
120
Kích thước
435.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1581

Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh lâm đồng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ HỒNG PHƢƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Lạt – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ HỒNG PHƢƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng

Mã số: 60 34 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TẠ ĐỨC KHÁNH

Đà Lạt – 2012

Mục lục

Trang

Danh mục các ký hiệu viết tắt

.........................................................................

Danh mục các bảng và sơ đồ..........................................................................

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................1

Chƣơng 1: Quản lý thuế TNCN – Cơ sở lý luận và thực tiễn.................................5

1.1. Thuế TNCN và công tác quản lý thuế TNCN.....................................................5

1.1.1. Đặc điểm, vai trò thuế TNCN...................................................................................5

1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế TNCN........................................................................10

1.1.3. Mục tiêu và nội dung quản lý thuế TNCN......................................................13

1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế TNCN..........................22

1.2.1. Các yếu tố khách quan...............................................................................................22

1.2.2. Các yếu tố chủ quan....................................................................................................24

1.3. Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN trên thế giới và bài học kinh nghiệm

phù hợp với Việt Nam................................................................................................................26

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN trên thế giới............................................26

1.3.2. Bài học kinh nghiệm phù hợp áp dụng cho Việt Nam..............................31

Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng....................................................................................................................................................34

2.1. Tổ chức quản lý thuế TNCN của tỉnh Lâm Đồng.........................................34

2.1.1 Quy mô và cơ cấu thuế TNCN của tỉnh Lâm Đồng...............................34

2.1.2 Vị trí và vai trò của thuế TNCN trong công tác quản lý thuế của Cục

Thuế tỉnh Lâm Đồng...................................................................................................................35

2.2. Tình hình thực hiện quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng36

2.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý.....................................................................37

2.2.2. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế..........................................40

2.2.3. Quy trình quản lý thu thuế...................................................................................43

2.3. Đánh giá công tác quản lý thuế TNCN................................................................63

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.......................................................................................63

2.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân......................................................................66

2.3.3. Nguyên nhân...............................................................................................................71

Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng...............................................................................................................................77

3.1 Mục tiêu, định hƣớng quản lý thuế TNCN......................................................77

3.1.1 Mục tiêu chung..........................................................................................................77

3.1.2 Định hƣớng quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng........77

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng.........................................................................................................................................79

3.2.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực..........................................79

3.2.2 Các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ.....................................................83

3.2.3 Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra....................................................96

3.2.4 Giải pháp về mặt pháp lý......................................................................................98

3.3 Kiến nghị...........................................................................................................................103

3.3.1 Kiến nghị với Tổng cục thuế...........................................................................103

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính..............................................................................104

3.3.3 Kiến nghị Thành uỷ, HĐND, UBND..........................................................104

3.3.4 Kiến nghị với các cơ quan liên quan...........................................................105

KẾT LUẬN...................................................................................................................................107

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................109

PHỤ LỤC.......................................................................................................................................111

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Sơ đồ 2.1

Đồ thị 1

ii

MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ điều tiết vĩ mô nền

kinh tế. Để đạt đƣợc điều đó đòi hỏi các chính sách thuế phải đạt đƣợc mục

đích tạo nguồn thu vững chắc, đảm bảo cân đối thu chi NSNN; góp phần phát

huy tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Việc

quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền

và lợi ích hợp pháp của ngƣời nộp thuế. Trong các khoản thu về thuế, thuế

TNCN đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, thực hiện chức năng điều tiết

thu nhập, thực hiện công bằng xã hội và động viên nguồn thu cho ngân sách.

Thuế TNCN đƣợc tính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách

rất lớn. Bên cạnh đó, thuế TNCN tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cƣ

mà ngƣời dân của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có

thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Thuế TNCN

luôn có sự gia tăng nhanh chóng cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân

đầu ngƣời.

Thực hiện công bằng xã hội là một trong những vai trò quan trọng của

thuế nói chung, cùng với việc thực hiện biểu thuế luỹ tiến từng phần, thuế

TNCN đã thực hiện đƣợc việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng trong xã

hội.

Thuế TNCN cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Loại

thuế này điều tiết trực tiếp TNCN nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết

kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm từ đó

cầu hàng hoá, dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất.

Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận

đƣợc từ việc thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng

những kẽ hở của pháp luật mà Nhà nƣớc không kiểm soát đƣợc nhƣ tham ô,

nhận hối lộ, buôn bán hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài

sản của Nhà nƣớc và công dân... Những hành vi này ảnh hƣởng rất xấu đến

đời sống kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện

1

pháp để ngăn chặn và chống lại những hành vi trên, một trong số các biện

pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến vai trò của thuế TNCN.

Trong giai đoạn hiện nay, xã hội đang không ngừng vận động và phát

triển, vấn đề thu nhập ngày càng trở nên phức tạp, liên quan đến mọi mặt đời

sống của đại bộ phận dân cƣ. Tình trạng bất bình đẳng về thu nhập gia tăng

thể hiện ở hệ số phản ánh bất bình đẳng ở Việt Nam hiện nay đã tăng hơn 3

lần so với năm 1999. Bên cạnh đó công tác quản lý nguồn thu của nƣớc ta

còn nhiều hạn chế. Vì vậy, công tác quản lý thuế TNCN cần phải đƣợc nhìn

nhận, đánh giá và hoàn thiện kịp thời đề đáp ứng những đòi hỏi hiện nay.

Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế

TNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” cho luận văn thạc sỹ của mình.

2- Tình hình nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn áp dụng của thuế TNCN trên địa

bàn tỉnh Lâm Đồng. Bƣớc đầu tổng kết những thành quả đã đạt đƣợc và đánh

giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN trong thời gian vừa qua. Nhìn thấy

những gì đã làm đƣợc cũng nhƣ những yếu kém còn tồn tại để trong thời gian

tới đây có những điều chỉnh phù hợp. Phát huy những mặt tích cực, khắc phục

những tồn tại để thuế TNCN thực sự trở thành công cụ hữu hiệu động viên

nguồn thu cho NSNN và đáp ứng những thay đổi trong quá trình hội nhập

kinh tế hiện nay. Để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN, huy động nhiều

hơn và hợp lý hơn nữa TNCN cho nhà nƣớc, góp phần thực hiện công bằng

xã hội, ngành thuế và các cơ quan liên quan phải tìm các giải pháp thích hợp

nhằm đảm bảo hệ thống quản lý thuế TNCN trở thành một hệ thống quản lý

thuế hiện đại và khoa học, khắc phục đƣợc những vƣớng mắc, tồn tại.

Tác giả đã tiếp cận một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu, đánh giá về

chính sách thuế Thu nhập cá nhân trong nƣớc nhƣ: Bùi Công Phƣơng (2011),

Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ

chức chi trả thu nhập do Cục Thuế TP. Đà Nẵng thực hiện, Luận văn thạc sỹ

Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Đà Nẵng; Nguyễn Bá Hƣng (2010),

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN của Việt Nam, Luận

văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh; Vũ Đình Trọng

(2005), Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế Việt Nam trong tiến

2

trình hội nhập với hệ thống thuế thế giới, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng

Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

3- Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý thuế TNCN, tổng hợp một số kinh

nghiệm quản lý thuế TNCN ở một số quốc gia trên thế giới để rút ra những

kinh nghiệm trong quản lý thuế TNCN cho Việt Nam;

- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN trên địa

bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm làm rõ những kết quả đã đạt đƣợc và nêu lên những

hạn chế còn tồn tại.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý

thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu là quản lý thuế TNCN từ góc độ lý thuyết và

thực tế.

- Phạm vi nghiên cứu: giới hạn nghiên cứu thực tế và số liệu thu thập

từ công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong 3 năm

2009, 2010 và 2011.

5- Phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu: thống kê, đối chiếu, phân

tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát ngƣời nộp thuế, kết hợp lý luận với thực tiễn

để xác định và giải quyết những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận

và thực tiễn, đi từ cái chung tới cái riêng, từ chi tiết đến tổng hợp, có sử dụng

các tài liệu, số liệu, biểu đồ để phân tích một cách khách quan, toàn diện

nhằm nghiên cứu, thực hiện đề tài.

6- Những đóng góp mới của luận văn

Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn về mặt nghiên cứu và nâng cao nguồn

thu NSNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhƣ sau:

- Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN trong thời gian

qua. Từ đó, thấy đƣợc những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế,

tồn tại cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

3

- Chỉ ra đƣợc các thành phần tác động đến nguồn thu thuế TNCN, qua

đó xác định đƣợc nguyên nhân làm thất thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng trong thời gian qua.

- Nghiên cứu này cũng đề xuất những giải pháp, kiến nghị cần thiết

theo từng nhóm nhân tố ảnh hƣởng để nâng cao nguồn thu thuế TNCN trong

thời gian tới.

7- Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng

Chƣơng 1 Quản lý thuế TNCN – cơ sở lý luận và thực tiễn

Chƣơng 2 Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng

Chƣơng 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa

bàn tỉnh Lâm Đồng

4

CHƢƠNG 1

QUẢN LÝ THUẾ TNCN – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Thuế TNCN và công tác quản lý thuế TNCN

1.1.1 Đặc điểm, vai trò thuế TNCN

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thuế

TNCN a. Khái niệm thuế TNCN

Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội

loài ngƣời đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với

sự hình thành và phát triển của nhà nƣớc. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với

việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nƣớc cần có nguồn vật chất để

thực hiện những chỉ tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà

nƣớc thu một bộ phận của cải xã hội để có đƣợc nguồn vật chất đó. Quan hệ

thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế.

Thuế là một hình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nƣớc đã có

từ lâu đời. Khi Nhà nƣớc ra đời, thuế trở thành công cụ để Nhà nƣớc có đƣợc

nguồn thu nhằm trang trải các chi tiêu của Nhà nƣớc. Trải qua quá trình phát

triển lâu dài và cho đến nay, Nhà nƣớc đều sử dụng thuế để điều tiết các

khoản thu nhập và huy động nguồn thu cho nhà nƣớc. Nhà nƣớc dùng quyền

lực của mình ban hành các luật thuế để bắt buộc dân cƣ và các tổ chức kinh tế

đóng góp cho Nhà nƣớc. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã khẳng

định, một trong những quyền lực công của Nhà nƣớc là thu thuế..

Qua đó, cho thấy thuế là một khoản thu của NSNN mang tính bắt

buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp và đƣợc pháp luật quy định đối với

các tổ chức kinh tế xã hội cũng nhƣ mọi thành viên trong xã hội.

Căn cứ theo tính chất điều tiết thì thuế đƣợc chia thành hai loại là thuế

trực thu và thuế gián thu. Trong các loại thuế trực thu, thuế TNCN ngày càng

đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu đối với NSNN.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!