Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB hàng rào phi thuế quan nhật bản đối với xuất khẩu thủy sản của việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
BÙI THỊ VÂN
HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
BÙI THỊ VÂN
HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN QUANG THUẤN
Hà Nội – 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................................ii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ...........................................................................................6
1.1. Khái quát về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế.............................6
1.1.1. Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan
................................................................................................................................
6
1.1.2. Đặc điểm của hàng rào phi thuế quan
..............................................................................................................................
13
1.2. Hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới hiện nay.........................................16
1.2.1. Nhóm biện pháp hạn chế định lượng.........................................................16
1.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả
..............................................................................................................................
19
1.2.3. Nhóm biện pháp tài chính và tiền tệ
..............................................................................................................................
20
1.2.4. Nhóm các biện pháp về hành chính - kỹ thuật..................................................21
1.2.5. Các biện pháp về bảo vệ thương mại tạm thời.................................................23
1.2.6. Các biện pháp khác.................................................................................................24
1.3. Các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào phi thuế quan
.......................................................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI
VỚI CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM....................29
2.1. Một số vấn đề chung về chính sách kiểm soát hàng nhập khẩu của Nhật Bản....29
2.1.1. Hệ thống thuế quan.................................................................................................29
2.1.2. Hệ thống phi thuế quan..............................................................................32
2.2. Khái quát về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu 47
2.2.1.Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
..............................................................................................................................
47
2.2.2. Quy định về kiểm dịch thực phẩm..............................................................53
2.2.3. Quy định về dán nhãn thực phẩm
..............................................................................................................................
55
2.2.4. Quy định về nguồn gốc sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm
..............................................................................................................................
58
2.2.5. Quy định về bảo vệ môi trường
..............................................................................................................................
58
2.2.6. Quy định về hạn chế số lượng
..............................................................................................................................
59
2.2.7. Một số rào cản pháp lý khác.................................................................................61
2.3. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.................62
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
..............................................................................................................................
62
2.3.2. Cơ cấu một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam
..............................................................................................................................
63
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản
..............................................................................................................................
68
2.4. Tác động của hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản của Việt
Nam và động thái từ phía Việt Nam trong những năm qua...............................................72
2.4.1. Tác động của hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản
của
Việt Nam
..............................................................................................................................
73
2.4.2. Các động thái từ phía Việt Nam trong việc đối phó với rào cản phi thuế quan
của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản
..............................................................................................................................
80
2.4.3. Những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc vượt qua rào cản
phi thuế quan vào thị trường Nhật Bản
..............................................................................................................................
85
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, THÍCH ỨNG VỚI HÀNG
RÀO PHI THUẾ QUAN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.......................................................................................88
3.1. Xu hướng hàng rào phi thuế quan hiện nay và phương hướng xuất khẩu thủy sản
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới................................................88
3.1.1. Xu hướng hàng rào phi thuế quan hiện nay...............................................88
3.1.2. Phương hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
trong thời gian tới...............................................................................................................92
3.2. Các giải pháp khắc phục, thích ứng với hàng rào phi thuế quan nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản.......................................................................96
3.2.1. Từ phía Nhà nước và các Hiệp hội thủy sản.....................................................96
3.2.2. Từ phía doanh nghiệp
............................................................................................................................
105
KẾT LUẬN...............................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................112
PHỤ LỤC ..................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
1 ACV
2 ASEAN
3 CoC
4 Gaqp
5 GATT
6
HACCP
7 JETRO
8 METI
9 NTB
10 OECD
11 PECC
SPS
12
13 TB
14 TRAINs
15 TRIMs
16 UNCTAD
17 VASEP
18 WTO i
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu
1 Bảng 2.1
2 Bảng 2.2
3 Bảng 2.3
4 Bảng 2.4
5 Bảng 2.5
STT Số hiệu
1 Hình 2.1
2 Hình 2.2
ii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, và vì có nhiều
thuận lợi trong hợp tác phát triển, quốc gia này đang ngày càng trở thành một đối tác
quan trọng của Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam
sang Nhật Bản được đẩy mạnh với kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng. Có
thể nói một trong những mặt hàng quan trọng được Việt Nam xuất khẩu sang Nhật
nhiều nhất hiện nay là thủy sản, trong năm 2011, Nhật Bản là thị trường chiếm đến
trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Ngày 1/12/2008, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
(AJCEP) chính thức có hiệu lực tại Nhật Bản và 1 số nước ASEAN trong đó có Việt
Nam. Cùng với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ký kết ngày
25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009, đã mở ra một bước ngoặt mới trong
việc xuất khẩu thủy sản cũng như các mặt hàng khác của Việt Nam sang Nhật. Hai
hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới. Nhật Bản sẽ áp dụng các tiêu
chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là hai lĩnh vực mà Việt Nam vẫn chưa
thực hiện tốt nên có thể nói, những rào cản phi thuế quan này sẽ hạn chế nhiều đến
năng lực xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, đòi hỏi phía Việt Nam phải có những
hiểu biết cần thiết về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản, từ đó đề ra những
phương hướng đúng đắn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong đó có mặt
hàng thủy sản sang Nhật Bản. Xuất phát từ thực tế đó, dưới góc độ là học viên kinh
tế, chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, để góp phần tìm được lời
giải hay, thiết thực đáp ứng kịp thời những yêu cầu cạnh tranh khắt khe đối với hàng
thủy sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản. Bằng những kiến thức được tích lũy
trong quá trình học tập và nghiên cứu, người viết quyết định chọn đề tài “Hàng rào
phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam” làm luận văn của
mình. Trên cơ sở tìm hiểu những quy định về hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản và
phân tích, đánh giá những thành tựu đồng thời tìm ra
1
những hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả bài viết đã tham khảo một số cuốn
sách và đề tài nghiên cứu liên quan gần đây như sau:
Cuốn sách “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững
hàng thủy sản Việt Nam”- GS, TS. Đỗ Đức Bình và TS. Bùi Huy Nhượng – Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, 2009.
Nội dung cuốn sách đề cập đến một vấn đề không mới nhưng có ý nghĩa sống
còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế - vấn đề đáp ứng rào cản phi thuế quan đẩy mạnh xuất khẩu
bền vững. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các rào cản phi thuế quan trong thương
mại quốc tế, giới thiệu kinh nghiệm vượt rào của một số quốc gia như: EU, Thái Lan
và Trung Quốc; Phân tích tác động rào cản phi thuế quan của một số nước đối với
hàng xuất khẩu của nước ta và thực trạng vượt rào cản phi thuế quan trong xuất khẩu
hàng thủy sản Việt Nam thời gian qua; Dự báo các rào cản mới, đồng thời đề ra
những giải pháp chiến lược vượt rào hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững mặt
hàng thủy sản của Việt Nam và xây dựng rào cản đối với hàng thủy sản nhập khẩu
vào nước ta trong thời gian tới.
Luận văn “Rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và tác động tới hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường này” – Chu Lan Hương, Trường Đại học ngoại
thương, 2011.
Luận văn đã khái quát được rào cản phi thuế quan nói chung và rào cản phi thuế
quan của Nhật Bản nói riêng. Đã phân tích được tác động của rào cản phi thuế quan
của Nhật Bản tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Từ dó
đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị trường Nhật
Bản trước rào cản phi thuế quan của Nhật Bản.
2
Luận án “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” – Đào Thị Thu Giang, Trường
Đại học ngoại thương Hà Nội, 2009.
Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về rào cản phi thuế quan trong
thương mại quốc tế. Luận án đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện và khá sâu
sắc về thực trạng đối phó và vượt rào cản phi thuế quan của 03 mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam (dệt may, thủy sản, giày dép) và 03 thị trường lớn (EU, Nhật
Bản, Mỹ), qua đó rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
vượt rào cản phi thuế quan. Luận án đã đưa ra 09 kiến nghị đối với các cơ quan quản
lý nhà nước và 06 giải pháp đối với các doanh nghiệp, luận án cho thấy việc xây
dựng năng lực vượt qua rào cản của các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một sự phối
hợp tổng thể và một tầm nhìn chiến lược.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn hoặc là đi nghiên cứu chung về rào cản phi
thuế quan nói chung hay tổng quan rào cản tác động tới tất cả các mặt hàng chứ
không đi sâu nghiên cứu tác động của rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với
mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay vẫn
chưa có một đề tài nghiên cứu một cách cụ thể về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản
đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của luận văn là đi sâu nghiên cứu, phân tích những rào cản phi
thuế quan của Nhật Bản có tác động như thế nào tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản. Để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, thích ứng với
những rào cản đó nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tóm lược, tổng hợp những khái niệm về rào cản phi thuế quan trong thương
mại quốc tế.
3
Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu để tổng quát lên được thực trạng xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế
quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản Việt Nam và phân tích tác động của các quy
định đó đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản.
Nghiên cứu, đánh giá quá trình khắc phục rào cản phi thuế quan của Nhật Bản
đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm chỉ rõ thuận lợi, hạn chế
trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản. Từ đó đề xuất một số
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên cơ sở thích ứng với những hàng rào phi
thuế quan của Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các vấn đề chung về hàng rào phi thuế quan trong thương
mại quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng tại Nhật Bản, cụ thể hơn
nữa là đối với mặt hàng thủy sản; thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
Nhật Bản trong những năm gần đây, tác động của hệ thống hàng rào phi thuế quan
Nhật Bản đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và từ đó đề xuất giải
pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu những rào cản phi thuế quan của
Nhật Bản nói chung, đối với mặt hàng thủy sản nói riêng, và tác động của nó đến hoạt
động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chủ yếu đi sâu nghiên cứu tác động của hàng
rào kỹ thuật và đề xuất các giải pháp đối phó với những hàng rào đó.
Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tác động của rào cản kỹ
thuật đến xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản từ năm 2005 tới nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
4