Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB FDI vào hải dương thực trạng và giải pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
PHẠM VĂN VĨ
FDI VÀO HẢI DƢƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
PHẠM VĂN VĨ
FDI VÀO HẢI DƢƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN HỮU THẮNG
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................................v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI..................................................................................................................................... 7
1.1. Lý luận chung về đầu tƣ quốc tế và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.........................7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất và tính tất yếu của FDI........................................7
1.1.2 Các xu hƣớng mới trong đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài......................................12
1.1.3 Yếu tố ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI..................................................................16
1.2 Chính sách thu hút FDI của Việt Nam và kinh nghiệm của một số địa
phƣơng...............................................................................................................................................21
1.2.1 Xây dựng môi trƣờng đầu tƣ cởi mở.......................................................................21
1.2.2 Sự ổn định về tình chính trị - xã hội..........................................................................23
1.2.3 Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc........23
1.2.4 Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong thu hút FDI...................................25
CHƢƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
TẠI HẢI DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.......................................................................31
2.1 Môi trƣờng đầu tƣ tại Hải Dƣơng...................................................................................31
2.1.1 Vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng đồng bộ;..................................................31
2.1.2 Chính sách thu hút FDI tại Hải Dƣơng cởi mở và minh bạch;.......................33
2.1.3 Nguồn nhân lực có chất lƣợng....................................................................................37
2.2 Thực trạng thu hút FDI tại hải dƣơng giai đoạn 2010 - 2015................................39
2.2.1 Kết quả chung về thu hút và sử dụng FDI..............................................................41
2.2.2 Thực trạng đầu tƣ FDI vào các khu công nghiệp tại Hải Dƣơng và 1 số
khu công nghiệp điển hình;......................................................................................................48
2.3 Đánh giá chung thực trạng FDI tại Hải Dƣơng...........................................................53
i
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc..............................................................................................................53
2.3.2 Một số tồn tại của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hải Dƣơng;....................55
2.3.3 Nguyên nhân......................................................................................................................56
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI VÀO HẢI
DƢƠNG THỜI GIAN TỚI............................................................................................................60
3.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng thu hút FDI vào Hải Dƣơng đến năm 2020.........60
3.1.1 Mục tiêu thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chung của Việt Nam.............60
3.1.2 Định hƣớng cơ bản thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Hải
Dƣơng..............................................................................................................................................61
3.2 Các giải pháp cơ bản tăng cƣờng thu hút FDI.............................................................62
3.2.1 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đội
ngũ cán bộ quản lý liên quan đến FDI;...............................................................................62
3.2.2 Đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động xúc tiến đầu tƣ;..........................64
3.2.3 Xây dựng môi trƣờng pháp lý, tăng cƣờng chất lƣợng quản lí - điều
hành;................................................................................................................................................. 67
3.2.4 Hoàn thiện công tác qui hoạch phát triển KT-XH, và phát triển công
nghiệp cũng nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật..........................................................70
3.2.5 Chú trọng phát triển nguồn nhân lực;.......................................................................72
3.2.6 Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn..................................................74
3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nƣớc..................................................................................79
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................85
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
1 FDI
2 GDP
3 KCN
4 KH-CN
5 M & A
6 ODA
7 PCI
8 R & D
9 TNCs
10 UNCTAD
11 WTO
iii
DANH MỤC BẢNG
STT Số Hiệu
1 Bảng 2.1
2 Bảng 2.2
3 Bảng 2.3
4 Bảng 2.4
5 Bảng 2.5
6 Bảng 2.6
7 Bảng 2.7
8 Bảng 2.8
9 Bảng 2.9
10 Bảng 2.10
iv
DANH MỤC HÌNH
STT Số Hiệu
1 Hình 2.1
2 Hình 2.2
3 Hình 2.3
4 Hình 2.4
5 Hình 2.5
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là một trong những hoạt động đƣợc đánh
giá là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nƣớc và hội hập với nền kinh tế
thế giới. Nƣớc tiếp nhận đầu tƣ không những đƣợc cung cấp về vốn mà còn cả về
công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã
trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc
đang phát triển.
Cho tới nay, Việt Nam đã chính thức nhìn nhận đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
(FDI) góp phần đáng kể trong tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Vai trò của FDI đƣợc
thể hiện rất rõ qua sự đóng góp và có ảnh hƣởng sâu rộng tới các yếu tố cơ bản của
tăng trƣởng nhƣ tích lũy và bổ sung nguồn vốn đầu tƣ, đẩy mạnh xuất khẩu,
chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm…FDI
cũng đóng góp tích cực vào việc tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp tích cực của FDI mà
Việt Nam đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế cao trong hơn 20 năm qua, đƣợc cộng
đồng thế giới nhìn nhận là một quốc gia phát triển năng động, luôn tích cực đổi mới
và thu hút đƣợc sự quan tâm ngày càng nhiều hơn từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Hải Dƣơng là một tỉnh đồng bằng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc với những điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng tƣơng đối thuận lợi. Sau khi có
Luật đầu tƣ nƣớc ngoài (12/1987), Hải Dƣơng đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào một số lĩnh vực then chốt, góp phần đáng kể vào việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Song quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, Hải Dƣơng vẫn còn nhiều mặt hạn chế nhƣ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
còn chậm, trình độ kinh tế còn lạc hậu, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp... Lý
do chủ yếu vẫn bắt nguồn từ việc thiếu vốn cho đầu tƣ phát triển. Đối với Hải
Dƣơng, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vẫn còn nhiều triển vọng và là một hƣớng huy
động vốn cần đƣợc quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.
1
Hải Dƣơng đứng thứ 11/63 địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về thu hút vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài. Tính đến 12/2014 trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có 321 dự án đầu tƣ
nƣớc ngoài đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là
6,48 tỷ USD. Với qui mô vốn đầu tƣ bình quân 1 dự án là 20.2 triệu USD cao hơn
so với qui mô vốn đầu tƣ bình quân 1 dự án của cả nƣớc là 14,3 triệu USD. Tổng
vốn đầu tƣ thực hiện của các Doanh nghiệp FDI ƣớc đạt 2,38 Tỷ USD, đạt 36,7%
tổng vốn đầu tƣ. Thu hút trên 130.000 lao động trực tiếp tại các Doanh nghiệp cùng
hàng ngàn lao động gián tiếp khác.
Hoạt động thu hút FDI vào Hải Dƣơng đạt đƣợc những thành tựu nhất định, tuy
nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập tồn tại nhƣ: thu hút và duy trì sự tăng trƣởng của
các doanh nghiệp FDI của Tỉnh Hải Dƣơng còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh
nghiệp FDI còn chƣa hợp lý: thiếu các dự án đầu tƣ lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các
dự án đầu tƣ từ các nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác
động của khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài đối với khu vực kinh tế địa phƣơng còn hạn chế.
Hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa mang tính chuyên nghiệp, chuyên ngành có trọng
điểm, chƣa chú ý thu hút các dự án thuộc lĩnh vực ƣu tiên. Hạn chế về cơ sở hạ tầng,
và nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI…
cũng bộc lộ những tồn tại, vƣớng mắc cần xem xét giải quyết.
Qua các bất cập tồn tại trên, có thể nhận thấy Hải Dƣơng chƣa thực sự là
một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài so với tiềm năng vốn có. Những
thành tựu mà Hải Dƣơng đã đạt đƣợc thời gian vừa qua trong hoạt động thu hút,
quản lý vốn các dự án FDI tuy có khả quan nhƣng vẫn rất khiêm tốn.
Do đó, việc tổng kết, đánh giá và xem xét thực trạng các hoạt động đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài vào Hải Dƣơng là rất cần thiết. Từ đó có thể rút ra các bài học
kinh nghiệm và đƣa ra các giải pháp mới nhằm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài tốt hơn, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này có hiệu quả hơn để thực hiện
tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra.
Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết này, việc nghiên cứu đề tài “FDI VÀO HẢI
DƢƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” mang một ý nghĩa thiết thực. Kết quả
2
nghiên cứu sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng xem xét, áp
dụng nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
2. Tình hình nghiên cứu
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là vấn đề đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu
trên cả nƣớc quan tâm. Thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI sao cho có hiệu quả cao
nhất luôn là thách thức đối với các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách. Đã có
rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian qua, điển hình là
một số công trình gần đây:
Công trình “Nhìn lại vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối
cảnh phát triển mới ở Việt Nam”,2008, NXB ĐHQG; và “Điều chỉnh chính sách
đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”,
2010, NXB ĐHQG, tác giả Phùng Xuân Nhạ đã chỉ rõ vai trò của khu vực kinh tế
có vốn FDI, cơ hội, thách thức, các giải pháp phát triển mạnh hoạt động FDI ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập mới.
Công trình nghiên cứu “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” của Nguyễn Thị Cành (2009), tạp chí
Phát triển kinh tế, (225) tác giả đã nêu tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế,
nhƣng chƣa đề cập đến phát triển bền vững của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Các công trình “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam - Những bất cập
về chính sách và giải pháp hoàn thiện” của Đỗ Đức Bình (2009), tạp chí Kinh tế và
phát triển, (145), tr 6 - 9. “Minh bạch hóa hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tƣ
nƣớc ngoài: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Hào Hùng (2005), tạp chí
Kinh tế và Dự báo, (3), tr 6 - 8. Các công trình này nêu giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Một số công trình nghiên cứu khác nhƣ: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam 17 năm nhìn lại” của Bùi Hoài Nam (2005), tạp chí Báo chí và tuyên
truyền, (2). “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam” của Lê Xuân Bá (Nxb KHKT, HN, 2010). “Vai “Khu vực kinh tế có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam” - Nguyễn Bích Đạt, NXB CTQG, 2010; “Quản lý nhà nước đối với các
3
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” của Trần Văn Nam, NXB KHKT,
2005. các công trình đã tổng hợp và phân tích khá sâu sắc các vấn đề liên quan tới
hoạt động FDI.
Bên cạnh còn các luận văn nhƣ: Luận văn thạc sỹ (LVThs) “FDI của Nhật
Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO” - Nguyễn Huy Hoang, ĐHKT -
ĐHQG, 2010; LVThs “Chính sách thu hút FDI ở Việt Nam” - Đặng Thị Kim Chung,
ĐHKT- ĐHQG, 2009; LVThs “Đầu tƣ trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa
kỳ ở Việt Nam, - Đặng Hoàng Thanh Nga, ĐHKT-ĐHQG, 2010; “Quản lý nhà
nước đối với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”-Đinh Thị
Thoan, ĐHKT-ĐHQG, 2008; “Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam” - Nguyễn Thị Thoa, ĐHKT-ĐHQG, 2008; “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Hải Phòng 2010 -2010” - Nguyễn Thành Long, ĐHKT- ĐHQG, 2010; “Rào cản
trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” - Phạm Huy Thắng,
ĐHKT-ĐHQG, 2007; “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Yên Bái” Trần Thị
Phƣơng Thảo, ĐHKT- ĐHQG, 2010…
Các báo cáo tổng hợp thƣờng niên của Sở Kế hoạch & Đầu tƣ Hải Dƣơng
về hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã thống kê đầy đủ các số liệu, đã chỉ ra
các mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hải
Dƣơng. Tuy nhiên, các kết quả này mới dừng lại ở các con số, chƣa nêu lên đƣợc
những nguyên nhân, các yếu tố tác động và các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết
vấn đề.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên hoặc khái quát tổng thể trên toàn bộ
nền kinh tế Việt Nam, hoặc chuyên sâu vào một khía cạnh cụ thể của hoạt động đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu cụ
thể nào mang tính lý luận cao, phân tích sâu sắc và toàn diện về hoạt động đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài tại Hải Dƣơng, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2015. Chính vì
vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
4