Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ UEB điều tiết sự di chuyển của các dòng vốn nước ngoài vào việt nam luận án TS
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ VŨ HÀ
ĐIỀU TIẾT SỰ DI CHUYỂN
CỦA CÁC DÒNG VỐN NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 07 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1) PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn
2) TS. Nguyễn Đức Thành
Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...............................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...................................................................6
MỞ ĐẦU....................................................................................................................9
I. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................9
II. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu......................................................................10
III. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................17
IV. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................18
V. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu, số liệu.........................................19
VI. Đóng góp của Luận án......................................................................................21
VII. Kết cấu của Luận án.......................................................................................21
CHƢƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU TIẾT SỰ DI CHUYỂN CỦA
CÁC DÒNG VỐN NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM..........................................9
1.1. Khái niệm, phân loại và tác động của các dòng vốn nƣớc ngoài............24
1.1.1. Khái niệm và phân loại các dòng vốn nước ngoài..............................24
1.1.2. Tác động của các dòng vốn nước ngoài đến nước tiếp nhận vốn.......32
1.2. Các quan điểm khác nhau về điều tiết sự di chuyển của các dòng vốn
nƣớc ngoài vào một quốc gia.................................................................................37
1.2.1. Quan điểm tự do hóa tài khoản vốn...........................................................37
1.2.2. Quan điểm kiểm soát tài khoản vốn...........................................................39
1.3. Tác động của các dòng vốn nƣớc ngoài đến sự ổn định kinh tế vĩ mô
và hệ thống tài chính ở Việt Nam...........................................................................41
1.3.1. Khủng hoảng thư tín dụng (L/C) năm 1996........................................45
1.3.2. Thời kỳ 1997 – 2001: biến động kinh tế vĩ mô và rủi ro hệ thống
tài chính với hiện tượng đô la hóa tăng mạnh.................................................50
-1-
1.3.3. Giai đoạn 2007-2009: Bất ổn kinh tế vĩ mô và tài chính trên diện
rộng...................................................................................................................61
Kết luận chƣơng 1..................................................................................................79
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐIỀU TIẾT SỰ DI CHUYỂN
CỦA CÁC DÒNG VỐN NƢỚC NGOÀI VÀO MỘT QUỐC GIA....................81
2.1. Khái niệm, hình thức và mục tiêu điều tiết các dòng vốn nƣớc ngoài
vào một quốc gia......................................................................................................81
2.1.1. Khái niệm và hình thức điều tiết..........................................................81
2.1.2. Mục tiêu điều tiết..................................................................................83
2.2. Các biện pháp/công cụ cơ bản để điều tiết các dòng vốn nƣớc ngoài....85
2.2.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô...............................................................86
2.2.2. Các chính sách thận trọng...................................................................91
2.2.3. Kiểm soát vốn (capital controls)...........................................................94
2.2.4. Các biện pháp khác..............................................................................97
2.3. Các nhân tố tác động tới việc điều tiết các dòng vốn nƣớc ngoài vào
một quốc gia...........................................................................................................101
2.3.1. Lý thuyết Bộ ba Bất khả thi................................................................101
2.3.2. Các chỉ tiêu giám sát tài chính...........................................................103
2.3.3. Các kênh dẫn truyền dòng vốn nước ngoài vào................................110
2.3.4. Các cam kết đa phương của nước tiếp nhận vốn..............................116
2.4. Kinh nghiệm quốc tế trong việc điều tiết các dòng vốn nƣớc ngoài và
một số bài học cho Việt Nam................................................................................118
2.4.1. Kinh nghiệm của Brazil......................................................................118
2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan................................................................124
2.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc...........................................................129
Kết luận chƣơng 2................................................................................................134
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐIỀU TIẾT SỰ DI CHUYỂN CỦA
CÁC DÒNG VỐN NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM............................................137
-2-
3.1. Thực trạng sử dụng và một vài đánh giá về các công cụ điều tiết sự di
chuyển của các dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam..........................................137
3.1.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô................................................................138
3.1.2. Các chính sách thận trọng....................................................................151
3.1.3. Các biện pháp kiểm soát vốn (capital controls)....................................155
3.2. Định hƣớng quản lý các dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam đến
năm 2020................................................................................................................174
3.2.1. Tình hình và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam....174
3.2.2. Định hướng và các mục tiêu phát triển thị trường vốn Việt Nam
đến năm 2020..................................................................................................177
3.2.3. Định hướng quản lý các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam trong
thời gian tới.....................................................................................................181
3.3. Một số gợi ý cho Việt Nam.......................................................................183
3.3.1. Lựa chọn công cụ điều tiết phù hợp..................................................183
3.3.2. Nâng cao hiệu lực điều tiết của các chính sách kinh tế vĩ mô..........185
3.3.3. Tăng cường và phát triển các biện pháp giám sát thận trọng đối
với khu vực tài chính......................................................................................186
3.3.4. Thiết lập các biện pháp kiểm soát vốn hiệu quả ở Việt Nam.............188
3.3.5. Phối hợp chính sách và các giải pháp hỗ trợ nhằm giữ ổn định
kinh tế vĩ mô và khu vực tài chính ở Việt Nam..............................................191
Kết luận chƣơng 3................................................................................................192
KẾT LUẬN............................................................................................................195
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................................199
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................200
PHỤ LỤC...............................................................................................................206
-3-
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADRs Chứng chỉ Lƣu ký của Mỹ
BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc
ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài
EMEs Các nền kinh tế thị trƣờng mới nổi
FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FPI Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài
FCD Tiền gửi ngoại tệ
GDRs Chứng chỉ tiền gửi toàn cầu
GI Đầu tƣ mới - (Greenfield Investment)
HI Đầu tƣ theo chiều ngang (Horizontal Integration)
HIPCs Nhóm các nƣớc có gánh nặng về nợ
HSX Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
ICOR Hệ số sử dụng vốn
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
IOF Thuế đánh vào dòng vốn vào
L/C Thƣ tín dụng
M&A Sát nhập và mua lại (Gross - border Merger and Acqisition)
MRR Ký quỹ dự trữ
NĐTNN Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
NFA Tài sản có ngoại tệ ròng
NHNN Ngân hàng nhà nƣớc
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NHTW Ngân hàng Trung Ƣơng
NSNN Ngân sách Nhà nƣớc
NTNN Nhà thầu nƣớc ngoài
M2 Tổng phƣơng tiện thanh toán
-4-
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OI Đầu tƣ khác
PRGF Hỗ trợ tăng trƣởng
R&D Nghiên cứu và Phát triển
REER Tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu
RFIs Các định chế tài chính có điều tiết
SDRs Quyền rút vốn đặc biệt
TCTD Tổ chức tín dụng
TGHĐ Tỷ giá hối đoái
TNCs/MNCs Công ty đa quốc gia
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTCK Thị trƣờng chứng khoán
Tr. $ Triệu đô la Mỹ
UNDP Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
URR Tỷ lệ dự trữ không lãi suất
VDS Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán
VI Đầu tƣ theo chiều dọc (Vertical Integration)
WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
WEO Báo cáo kinh tế thế giới
WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
-5-
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1.Chỉ số ICOR theo khu vực sở hữu .....................................................................
Bảng 1. 2.Nợ công Việt Nam qua các năm (%GDP) ..........................................................
Bảng 2. 1.Một số đặc điểm chính của các chính sách thận trọng vĩ mô và vi mô ..............
Bảng 3.1. Tiến trình tự do hóa các dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam………………...170
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. 1. Các dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1996 – 2011 (tr.$) .............
Hình 1. 2. Cơ cấu dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1996 – 2007 ..................
Hình 1. 3. Các dòng vốn ra khỏi Việt Nam (tr.$) ................................................................
Hình 1. 4. Các dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1991 - 1996 (tr.$) ..............
Hình 1. 5. Các dòng vốn vào và CCTMHH ở Việt Nam giai đoạn 1991-1996 ...................
Hình 1. 6. Thâm hụt CCTMHH/GDP (%) giai đoạn 1991-1996 .........................................
Hình 1. 7. Diễn biến lãi suất, tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1992 - 1996 ..........
Hình 1. 8. Các dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997 - 2002 (tr. $) ..............
Hình 1. 9. Các dòng vốn nƣớc ngoài trong mục Đầu tƣ khác, tài sản nợ giai đoạn 1997 -
2002 (tr. $) ...........................................................................................................................
Hình 1. 10. Đầu tƣ khác ra nƣớc ngoài (tiền và tiền gửi, tr.$) .............................................
Hình 1. 11. Cán cân đầu tƣ khác ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2002 (tr.$) .........................
Hình 1. 12. Vốn đầu tƣ khác ngắn hạn và dài hạn ròng (tr.$) .............................................
Hình 1. 13. Vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 1997 - 2002 (tr.$) .....................................
Hình 1. 14. Các mức lãi suất VND và USD giai đoạn 1997-2002(%) ................................
Hình 1. 15. Mức độ mất giá danh nghĩa của VND so với USD (%) ...................................
Hình 1. 16. Mức độ đô la hóa ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2002 ......................................
Hình 1. 17. Tài sản có và tài sản nợ ngoại tệ (nghìn tỷ VND) ............................................
Hình 1. 18. Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi và tiền vay ngoại tệ trên tổng tín dụng
(%) .......................................................................................................................................
Hình 1. 19. Các dòng vốn nƣớc ngoài ròng vào Việt Nam giai đoạn 2005Q1-2011Q4 ......
Hình 1. 20. Vốn FDI ròng vào Việt Nam giai đoạn 2005Q1-2011Q4 (tr.$) .......................
-6-
Hình 1. 21. Vốn FPI ròng vào Việt Nam giai đoạn 2005Q1-2011Q4 (tr.$) ........................
Hình 1. 22. Vốn đầu tƣ khác vào Việt Nam giai đoạn 2005Q1-2011Q4 (tr.$) ...................
Hình 1. 23. Vốn vay trong đầu tƣ khác vào Việt Nam giai đoạn 2005-2011 (tr.$) .............
Hình 1. 24. Đầu tƣ khác ra nƣớc ngoài ròng (tr.$) ..............................................................
Hình 1. 25. Tăng trƣởng kinh tế và thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tƣ ................................
Hình 1. 26. CPI và tổng các dòng vốn vào ..............................................................................
Hình 1. 27. Thâm hụt CCTM và các dòng vốn vào (%/GDP) .............................................
Hình 1. 28. Thâm hụt NSNN và vốn đầu tƣ khác (%GDP) .................................................
Hình 1. 29. Tổng các dòng vốn vào và diễn biến tỷ giá thực hữu hiệu ...................................
Hình 1. 30. Diễn biến TGHĐ ở Việt Nam 2008-2009 .........................................................
Hình 1. 31. Tốc độ tăng trƣởng các dòng vốn vào và tổng huy động vốn từ nền kinh tế (%
hàng năm) ............................................................................................................................
Hình 1. 32. Lãi suất tái cấp vốn, cơ bản và tái chiết khấu (%/năm) ....................................
Hình 1. 33. Tín dụng cho nền kinh tế ..................................................................................
Hình 1. 34. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng bằng ngoại tệ và tăng trƣởng các dòng vốn vào . 76
Hình 1. 35.Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi và tiền vay ngoại tê/tổng tiền vay
Hình 1. 36.Đầu tƣ gián tiếp vào Việt Nam (tr.$) và VN - index (bên dƣới) ......................
Hình 1. 37.Vốn FPI và giá trị mua bán của các nhà ĐTNN ...................................................
Hình 1. 38.Số lƣợng và giá trị các vụ thoái vốn trong doanh nghiệp của các nhà ĐTNN . 79
Hình 2. 1. Sử dụng kiểm soát vốn để giải quyết các rủi ro ......................................................
Hình 2. 2. Tóm tắt các công cụ đƣợc sử dụng để điều tiết các dòng vốn nƣớc ngoài .......
Hình 2. 3. Lựa chọn công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro từ các dòng vốn luân chuyển qua hệ
thống các ngân hàng ..........................................................................................................
Hình 2. 4. Lựa chọn công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro từ các dòng vốn luân chuyển qua khu
vực tài chính không điều tiết ..............................................................................................
Hình 2. 5. Các dòng vốn nƣớc ngoài vào Brazil giai đoạn 2006Q1-2012Q2 ....................
Hình 2. 6. Vốn trung và dài hạn và vốn ngắn hạn ở Brazil (tỷ $) ......................................
Hình 2. 7. Diễn biến TGHĐ danh nghĩa ở Brazil giai đoạn 2005 - 2011 ..........................
Hình 2. 8. TGHĐ thực hữu hiệu (cuối kỳ, dấu - hàm ý nội tệ mất giá) .............................
Hình 2. 9. Biến động tỷ giá giá và vị thế BRL/USD ròng sau IOF ...................................
Hình 2. 10. Cấu trúc vốn FDI và lãi suất thực tế dài hạn của Brazil .................................
Hình 2. 11. Cơ cấu các dòng vốn nƣớc ngoài vào Thái Lan giai đoạn 2007 - 2011 (%) ..
Hình 2. 12. Tổng vốn nƣớc ngoài ròng vào Thái Lan (tỷ $) ..............................................
Hình 2. 13. Cấu trúc các dòng vào và dự trữ .....................................................................
Hình 2. 14. Các chỉ số thị trƣờng cổ phiếu và trái phiếu công ty ......................................
Hình 2. 15. Các mức giá tài sản ở Thái Lan ......................................................................
Hình 2. 16. Các dòng vốn nƣớc ngoài vào Trung Quốc ....................................................
Hình 2. 17. Diễn biến CPI ..................................................................................................
Hình 2. 18. Diễn biến TGHĐ thực hữu hiệu (REER index 1990 = 100) ở Trung Quốc giai
đoạn 2007 - 2011 ...............................................................................................................
Hình 2. 19. Tổng dự trữ của Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2011 ......................................
Hình 3. 1. Diễn biến TGHĐ VND/USD giai đoạn 2008 – 2010 (giá trị cuối kỳ) .............
Hình 3. 2. Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2011 .............................................................
Hình 3. 3.Dự trữ ngoại hối ở Việt Nam (tr.$) ...................................................................
Hình 3. 4.Tỷ lệ lạm phát Việt Nam, tốc độ tăng cung tiền và tín dụng, 2005-2011 .........
Hình 3. 5.Lãi suất cho vay và huy động ở Việt Nam (%) .................................................
Hình 3. 6.Yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc ............................................................................
-8-
MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Thế giới đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các dòng vốn nƣớc ngoài
vào các nƣớc đang phát triển và mới nổi kể từ những năm 1990. Các dòng vốn này
đã có tác động tích cực nhƣ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp
phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, chuyển giao kỹ năng quản lý, công nghệ cho nƣớc
tiếp nhận vốn. Tuy nhiên, các dòng vốn này còn gây ra những tác động tiêu cực đến
sự ổn định kinh tế vĩ mô và rủi ro hệ thống tài chính nhƣ gây áp lực tăng giá nội tệ
(một trong những yếu tố làm giảm đi lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa
của quốc gia), lạm phát, đô la hóa, nợ nƣớc ngoài và bùng nổ các mức giá…
Chính vì vậy, hiện nay tồn tại hai quan điểm trái ngƣợc nhau trên thế giới.
Quan điểm thứ nhất cho rằng cần phải tự do hóa tài chính, tự do hóa tài khoản vốn
hay không nên điều tiết các dòng vốn nƣớc ngoài. Quan điểm thứ hai cho rằng cần
phải điều tiết sự di chuyển của các dòng vốn nƣớc ngoài. Hai quan điểm này đều đã
đƣợc nghiên cứu lý thuyết và kiểm chứng thực tế chứng minh. Tuy nhiên, từ những
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 – 1998 và các cuộc khủng hoảng
kinh tế ở các nƣớc Châu Mỹ La tinh trong những năm đầu của thế kỷ 21 và đặc biệt
là những bất ổn vĩ mô và rủi ro tài chính do các dòng vốn nƣớc ngoài biến động
mạnh ở các nƣớc đang phát triển mới nổi trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
2007 – 2009 đã cho thấy việc điều tiết sự di chuyển của các dòng vốn nƣớc ngoài,
đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển là cần thiết. Vậy Việt Nam có cần phải điều
tiết sự di chuyển của các dòng vốn nƣớc ngoài không?
Kể từ khi ban hành luật đầu tƣ nƣớc ngoài (1988), đặc biệt là sau khi Việt
Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại Thế giới (2006), các dòng vốn nƣớc ngoài vào
Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ. Các dòng vốn này đã đóng góp một phần quan
trọng trong thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, hỗ trợ thiếu hụt giữa đầu tƣ và tiết kiệm,
góp phần giải quyết công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam lại đƣợc coi là một trong những
nguyên nhân gây ra các biến động kinh tế vĩ mô thời kỳ 1996 với cuộc khủng hoảng
L/C, thời kỳ 2001 với hiện tƣợng đô la hóa tăng cao và thời kỳ 2007 – 2009 với
-9-
những biến động vĩ mô và tài chính trên diện rộng. Những bất ổn vĩ mô và tài chính
trên có phải do các dòng vốn nƣớc ngoài gây ra không? Và Việt Nam đã quản lý các
dòng vốn này nhƣ thế nào?
Việt Nam đã ban hành nhiều quy định và văn bản để quản lý hoạt động đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đầu tƣ vào các giấy tờ có giá, vay và trả nợ vay nƣớc
ngoài, cho vay và thu hồi nợ nƣớc ngoài và trong các thời kỳ bất ổn vĩ mô và tài
chính Việt Nam đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau để điều tiết và đối phó nhƣ
điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tăng/giảm dự trữ ngoại hối, sử dụng các biện
pháp trung hòa hóa, điều chỉnh lãi suất, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, áp dụng các
quy định cho vay và tín dụng khác nhau…Tuy nhiên, các chính sách và biện pháp
này còn chƣa nhất quán, đồng bộ và đôi khi chƣa đón đầu đƣợc sự thay đổi trong
các dòng vốn vào Việt Nam mà chủ yếu là phản ứng lại thụ động với những bất ổn
kinh tế vĩ mô và tài chính mà một phần do các dòng vốn nƣớc ngoài gây ra.
Tất cả những điều trình bày ở trên cho thấy cần có những luận cứ khoa học
chứng minh sự cần thiết phải điều tiết các dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam và
những luận cứ khoa học nhằm đƣa ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc
điều tiết sự di chuyển của các dòng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.
II. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Điều tiết sự di chuyển của các dòng vốn nƣớc ngoài vào một quốc gia đã thu
hút đƣợc nhiều quan tâm nghiên cứu của các học giả trên thế giới và về cơ bản có
thể phân chia thành những mảng vấn đề sau:
i) Nghiên cứu về khái niệm, hình thức, đặc điểm và tác động của các dòng vốn
nƣớc ngoài vào một quốc gia, tiêu biểu là những nghiên cứu của Ngân hàng thế
giới (Financial Sector Assessment - A handbook -1996), C.H.Kwan (Coping
with capital flow in East Asia -1998), Greenville, Stephen (Inflation Targeting In
The World Of Volatile Capital Flows - 2000), và Masahiro Kawai, Shinji Takagi
(A Survey of the Literature on Managing Capital Inflows - 2008).
Theo các nghiên cứu này, dòng vốn nƣớc ngoài là dòng lƣu chuyển các tài
sản tài chính, đầu tƣ, vay và cho vay giữa một nƣớc với nƣớc khác trong một
-10-
thời kỳ nhất định. Các dòng vốn nƣớc ngoài có thể đƣợc phân loại theo nhiều
cách khác nhau nhƣ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp (FDI), vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài gián tiếp (Portfolio Investment) và vốn đầu tƣ khác; dòng vốn tạo nợ và
dòng vốn không tạo nợ; vốn ngắn hạn và vốn dài hạn; vốn chính thức và vốn tƣ
nhân. Việc phân chia các dòng vốn theo các tiêu chí khác nhau sẽ góp phần đánh
giá tác động của các dòng vốn này đến các nƣớc tiếp nhận vốn.
Về các yếu tố thu hút các dòng vốn nƣớc ngoài vào một quốc gia, theo
Eduardo Fernandez – Arias and Peter J. Montiel (1995), lãi suất nƣớc ngoài cao
chính là yếu tố thu hút các dòng vốn vào và xác định quy mô của các dòng vốn
nhƣng mức độ phù hợp về tín dụng ở các nƣớc tiếp nhận vốn lại quy định thời
điểm và đích đến của các dòng vốn. Và khi các điều kiện này thay đổi thì dòng
vốn vào có thể đảo ngƣợc hoặc dừng lại bất ngờ. Điều này rất có thể sẽ làm kiệt
quệ dự trữ và mất giá đồng tiền nghiêm trọng. Schadler (2008) trong nghiên cứu
của mình đã chỉ ra rằng khoảng 15% tổng giá trị các dòng vốn vào thế giới trong
20 năm qua đã kết thúc trong khủng hoảng.
Các công trình nghiên cứu mới đây trong khuôn khổ Hội thảo của IMF tại
Brazil, tháng 5 năm 2011 với chủ đề “Điều tiết các dòng vốn ở các thị trường
mới nổi” cũng đã trình bày và tóm lƣợc các yếu tố kéo và đẩy các dòng vốn luân
chuyển trên các thị trƣờng mới nổi bằng khảo sát thực tế.
Nghiên cứu về các tác động của dòng vốn nƣớc ngoài cho thấy bên cạnh các
tác động tích cực nhƣ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển
giao công nghệ, kỹ năng quản lý… thì dòng vốn nƣớc ngoài còn tạo ra một số vấn
đề kinh tế vĩ mô nhƣ gia tăng áp lực lạm phát, tăng giá nội tệ (do tác động tiêu cực
tới xuất khẩu), giảm hoặc mất đi sự tự chủ trong chính sách tiền tệ (Greenville,
Stephen, 2008 and C.H.Kwan, 1998), giảm tiết kiệm nội địa (Ngân hàng thế giới,
1996)... Mức độ tác động của các dòng vốn tới nền kinh tế phụ thuộc vào quy mô,
cơ cấu của các dòng vốn, môi trƣờng kinh tế vĩ mô của nƣớc tiếp nhận vốn và mức
độ nhạy cảm của khu vực tài chính (Ngân hàng thế giới, 1996).
Cùng với các vấn đề vĩ mô, dòng vốn nƣớc ngoài còn có thể tạo ra các rủi ro
tài chính (Masahiro Kawai, Shinji Takagi, 2008) bằng cách đẩy giá của các tài
sản tăng lên (tạo ra bong bóng tài sản ví dụ nhƣ bong bóng bất động sản và
-11-
chứng khoán ở Thái Lan trƣớc năm 1997, ở Việt Nam năm 2008), giảm chất
lƣợng của các tài sản và tác động tiêu cực đến bản cân đối của các ngân hàng và
các công ty tài chính (do dòng vốn vào thƣờng đƣợc thực hiện thông qua ngân
hàng, các quỹ và công ty tài chính). Thực tế gần đây cho thấy tác động của các
dòng vốn vào lên mức giá của các tài sản là khá rõ nét (Grenville, 2008;
Schadler, 2008).
Dòng vốn vào có thể ảnh hƣởng tới nhiều biến số kinh tế vĩ mô khác nhau
nhƣ tỷ giá hối đoái, lạm phát, mức độ tăng cung tiền, mức độ đô la hóa, lãi suất,
tăng trƣởng kinh tế, mức độ nợ nƣớc ngoài, thâm hụt cán cân thƣơng mại…
nhƣng vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhất là mối quan hệ
giữa các dòng vốn vào và tỷ giá hối đoái.
Mối quan hệ giữa các dòng vốn vào và tỷ giá hối đoái (mà chủ yếu là tỷ giá
hối đoái thực) đã đƣợc nghiên cứu, xem xét trong các bài viết của Calvo, G.,
Leiderman, L.và Reinhart, C. (1993, 1996), Pierre-Richard Agénor và Alexander
W. Hoficmaister (1996), C.H.Kwan (1998), Edwards, S.(1998), Athukorala, P.
và Rajapatirana S. (2003), NwachkwuJ., (2007), LarteyE.K., (2007),
Mouhamadou Sy và Hamidreza Tabarraei, (2009), Christian Saborowski
(2009)… Theo các bài viết này thì tỷ giá hối đoái thực chịu ảnh hƣởng bởi quy
mô và tính chất của các dòng vốn vào. Và để hiểu rõ hơn mối quan hệ này thì
các bài viết đều tập trung xem xét dòng vốn nào gây ra sự mất ổn định tỷ giá hối
đoái thực nhất và làm cách nào có thể cắt giảm tối đa tác động tiêu cực của các
dòng vốn lên tỷ giá hối đoái thực. Bên cạnh đó, các bài viết đều đề cập đến Căn
bệnh Hà Lan (xem thêm Phụ lục B), mà nguyên nhân sâu xa của căn bệnh này
chính là do sự gia tăng quá mức các dòng vốn vào.
Bên cạnh tác động tới tỷ giá hối đoái thì các dòng vốn vào có thể khiến cho
mức độ đô la hóa tăng lên ở một số quốc gia. Theo Calvo, G (1999), dòng vốn
vào từ Mỹ sang các nƣớc khu vực Mỹ la tinh đã khiến cho mức độ đô la hóa ở
khu vực này tăng cao và ông coi đô la hóa chính là một biện pháp dài hạn để đối
phó với các dòng vốn vào hơn là sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn (capital
controls). Còn theo Jayant Menon (2008), hiện nay Campuchia hiện đang phải
đối mặt với mức độ đô la hóa cao song song với việc tăng trƣởng các dòng vốn
-12-
vào. Bài viết đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới đô la hóa cao ở Campuchia
và đƣa ra các gợi ý chính sách cho quốc gia này. Josef Yap (2007) cũng đã xem
xét mối quan hệ giữa các dòng vốn vào tới mức độ đô la hóa ở Philippines và tác
giả đã chỉ ra rằng mức độ đô la hóa ở Philippines đã tăng cao từ năm 1990 đến
2000 cùng với sự tăng lên nhanh chóng các dòng vốn vào.
Mối quan hệ giữa các dòng vốn vào và vấn đề ổn định tài chính, nợ nƣớc
ngoài cũng thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Theo Rakesh
Mohan (2009) các dòng vốn vào có thể đƣợc phân chia thành các dòng vốn gây
ra nợ và các dòng vốn không tạo ra nợ (non-debt flows). Với cách phân chia này
tác giả đánh giá tác động của các dòng vốn vào với nợ nƣớc ngoài của Ấn Độ và
đƣa ra một số gợi ý về chính sách tiền tệ và tỷ giá để quản lý tốt các dòng vốn
vào. Theo Báo cáo về các nƣớc kém phát triển năm 2000 đề cập tới các dòng
vốn tƣ nhân và vấn đề nợ nƣớc ngoài ở các nƣớc kém phát triển. Theo báo cáo
này, nếu các nƣớc kém phát triển không quản lý tốt các dòng vốn tƣ nhân thì rất
có thể trong tƣơng lai, các quốc gia này sẽ phải đối mặt với vấn đề nợ nƣớc
ngoài lớn. Vấn đề nợ nƣớc ngoài và các dòng vốn cũng đƣợc Calvo, G (1999)
đề cập tới khi xem xét trƣờng hợp các dòng vốn bị dừng đột ngột. Điều này
cũng đƣợc Christopher P. Ball (2006) đề cập tới khi xem xét tới việc lựa chọn
thời hạn trả nợ khi các dòng vốn vào bị dừng đột ngột (sudden stop).
ii) Nghiên cứu việc điều tiết sự di chuyển của các dòng vốn nƣớc ngoài trên thế
giới. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu chỉ ra đƣợc các biện
pháp nhằm điều tiết và kiểm soát các dòng vốn nƣớc ngoài nhƣ của C.H.Kwan
(1998),Kawai, 2008, Schadler và các cộng sự, 1993; Fernandez-Arias và
Montiel, 1995; IMF, 2007, Grenville, 2008; và Schadler, 2008... Theo các nghiên
cứu này, có các nhóm công cụ đƣợc sử dụng để điều tiết sự di chuyển của các
dòng vốn nƣớc ngoài là kiểm soát vốn trực tiếp, các công cụ thuộc nhóm chính
sách kinh tế vĩ mô, các biện pháp liên quan đến thể chế, các biện pháp thận
trọng… Cụ thể nhƣ sau:
Theo C.H.Kwan (1998), kiểm soát vốn trực tiếp bao gồm: hạn chế những
ngƣời không cƣ trú mua lại các chứng khoán nội địa hoặc hạn chế tiền gửi ngân
hàng của những ngƣời không cƣ trú; hạn chế các hoạt động tăng quỹ ở nƣớc
-13-
ngoài và các giao dịch ngoại hối kỳ hạn; yêu cầu mở các vị thế ngoại hối ở ngân
hàng và kiểm soát vốn gián tiếp bao gồm: đánh thuế vào các khoản vay nƣớc
ngoài ngắn hạn và yêu cầu tỷ lệ dự trữ ngoại hối cao và thu thuế đối với các
khoản tiền gửi ngân hàng của những ngƣời không cƣ trú.
Bên cạnh kiểm soát vốn trực tiếp thì nƣớc tiếp nhận vốn có thể điều chỉnh
chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết sự di chuyển của các dòng vốn nƣớc ngoài.
Các biện pháp kinh tế vĩ mô bao gồm hoạt động trung hòa hóa, tạo ra chế độ tỷ
giá hối đoái linh hoạt hơn và thắt chặt tài khóa mà tốt nhất là thông qua cắt giảm
chi tiêu chính phủ (Kawai, 2008, Schadler và các cộng sự, 1993; FernandezArias và Montiel, 1995; IMF, 2007, Grenville, 2008; và Schadler, 2008). Theo
các tác giả này, khi dòng vốn vào tăng nhanh thì đồng nội tệ sẽ chịu sức ép tăng
giá. Chính vì vậy, một mặt có thể để cho nội tệ tăng giá (trong giới hạn cho
phép) thì mặt khác có thể can thiệp trung hòa hóa bằng cách mua ngoại tệ và bán
nội tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Chính sách trung hòa hóa này sẽ triệt tiêu tác
động của dòng vốn vào lên cung tiền và từ đó lên lạm phát. Bên cạnh các biện
pháp này thì cắt giảm chi tiêu cũng là một công cụ để triệt tiêu áp lực tăng giá
lên đồng tiền. Cần lƣu ý rằng, ở đây các tác giả giả định rằng chi tiêu chính phủ
tập trung chủ yếu vào các hàng hóa phi thƣơng mại và tỷ giá thực đƣợc xác định
bằng tỷ số giữa hàng hóa phi thƣơng mại và hàng hóa thƣơng mại.
Bên cạnh các biện pháp vĩ mô thì để điều tiết các dòng vốn thì các nƣớc có
thể sử dụng các biện pháp liên quan đến thế chế bao gồm cải cách khu vực tài
chính và tự do hóa thƣơng mại hơn nữa (Schadler et al., 1993; IEO, 2005).
Theo Jonathan D. Ostry (2010) mặc dù các dòng vốn tới các nƣớc đang phát
triển và các nền kinh tế mới nổi là rất đáng hoan nghênh nhƣng sự tăng trƣởng
đột biến các dòng vốn vào có thể gây khó khăn cho việc điều kiết kinh tế vĩ mô
và tạo ra các rủi ro tài chính. Do đó cần lựa chọn một chính sách phù hợp với
từng điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia.
Cụ thể là khi dòng vốn vào là quá lớn thì xét trên khía cạnh kinh tế vĩ mô,
nếu tỷ giá hối đoái hiện hành đang bị đánh giá thấp thì nên để cho nội tệ lên giá
còn nếu không thì cần xem xét tới dự trữ ngoại hối của quốc gia đã đáp ứng đủ
nhu cầu chƣa. Nếu chƣa thì để tích trữ thêm còn nếu có đủ rồi thì cần quan tâm
-14-