Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Truyện Ngắn Tống Ngọc Hân Từ Góc Nhìn Văn Hóa.pdf
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1188

(Luận Văn Thạc Sĩ) Truyện Ngắn Tống Ngọc Hân Từ Góc Nhìn Văn Hóa.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN MINH TRƯỜNG

TRUYỆN NGẮN TỐNG NGỌC HÂN

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

(Qua hai tập truyện “Bức phù điêu mạ vàng” và “Hồn xưa lưu lạc”)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH

THÁI NGUYÊN – 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận

văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Trường

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban

Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học,

Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực

tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng

dẫn PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong

suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã

giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Trường

iii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 3

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu .......................................................................... 6

4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 7

5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 7

6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 9

7. Đóng góp mới của luận văn...................................................................................... 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC

CỦA TỐNG NGỌC HÂN .............................................................................. 10

1.1. Văn hóa và nghiên cứu văn hóa.........................................................................10

1.1.1. Khái niệm văn hóa ....................................................................................... 10

1.1.2. Nghiên cứu văn hóa...................................................................................... 13

1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ................................................................17

1.3. Một số khuynh hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa.....................24

1.3.1. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa - hướng thực hành .................... 25

1.3.2. Nghiên cứu văn học trong không gian văn hóa .......................................... 25

1.3.3. Khuynh hướng nghiên cứu văn bản văn học – văn hóa............................. 26

1.4. Vài nét về nhà văn Tống Ngọc Hân và các phương diện văn hóa trong truyện

ngắn Tống Ngọc Hân ...................................................................................................27

1.4.1. Vài nét về nhà văn Tống Ngọc Hân ............................................................ 27

1.4.2. Một số phương diện văn hóa miền núi trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân 29

Chương 2 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA MIỀN NÚI TÂY BẮC

TRONG TRUYỆN NGẮN TỐNG NGỌC HÂN ........................................... 33

2.1. Văn hóa gia đình trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân .......................................33

iv

2.2. Văn hóa cộng đồng trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân ...................................44

2.3. Văn hóa nghệ thuật truyền thống trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân .....50

2.4. Hội tụ văn hóa trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân ...........................................54

Chương 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA MIỀN NÚI

TRONG TRUYỆN NGẮN TỐNG NGỌC HÂN ........................................... 61

3.1. Nghệ thuật mô tả không gian văn hóa miền núi trong truyện ngắn Tống

Ngọc Hân. ........................................................................................................ 61

3.1.1. Không gian thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt ..................................... 62

3.1.2. Không gian bản làng trong lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng. 65

3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân .......... 69

3.3. Nghệ thuật mô tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân .... 74

3.4. Biểu tượng nghệ thuật và chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Tống

Ngọc Hân. ........................................................................................................ 81

3.5. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân ...................... 93

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Sau Đổi mới 1986, văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt

Nam nói riêng chính thức thay đổi một cách mạnh mẽ với nhiều giọng điệu,

phong cách nổi bật. Văn học di chuyển từ phạm vi “Lịch sử dân tộc” sang

phạm vi “Thế sự - đời tư” và phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống cá nhân

của con người. Đây cũng là giai đoạn mà văn học Việt Nam xuất hiện nhiều

tác giả xuất sắc như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh, Hồ

Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Cao Duy Sơn… Vượt qua những khó khăn

của một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, vượt qua những “Quán tính” của

văn học Sử thi trước 1975, văn học Việt Nam giai đoạn này không chỉ phản

ánh một thời đại đầy biến động mà còn góp phần nâng niu những giá trị nhân

văn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và hơn tất

cả, nó phát huy dòng chảy giá trị nhân đạo khi hướng tới những bất hạnh trong

cuộc đời. Về mặt nghệ thuật, văn học sau Đổi mới cũng đánh dấu những cách

tân, thử nghiệm, khám phá đáng kể trong sự hòa nhập với nền văn học thế giới.

Bởi vậy, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng khảo sát diện mạo của

nền văn học đương đại vẫn là một việc làm cần thiết trong nghiên cứu và phê

bình văn học.

1.2. So với lực lượng các nhà văn nam giới, số lượng các cây bút nữ có

lẽ ít hơn nhưng đủ làm nên một diện mạo riêng cho văn học Việt Nam đương

đại. Đặc biệt, giai đoạn sau 1986, một loạt các nhà văn nữ xuất hiện trên văn

đàn với vị thế đáng kể của họ như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phong Điệp,

Kiều Bích Hậu, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quỳnh Trang, Đỗ Hoàng Diệu …

Họ thổi một “luồng gió” mới vào văn học Việt Nam với những góc nhìn riêng,

những mối bận tâm riêng. Đặc biệt là những nhà văn nữ viết về mảng đề tài

miền núi đã mang đến những tác phẩm không chỉ đằm thắm, nhân hậu mà còn

đau đáu xót thương cho những giá trị văn hóa đang lụi tàn bởi sự xâm lấn từ

2

“Mặt trái” của văn minh đô thị. Trong những nhà văn đó, chúng ta phải kể đến

tác giả Tống Ngọc Hân.

Tác giả Tống Ngọc Hân tiếp nối dòng chảy của văn học nữ và đề tài miền

núi nhưng chị đã cho thấy sự bứt phá của mình bằng một loạt các tập truyện

ngắn và giải thưởng văn chương như giải thưởng của Hội văn học nghệ thuật

các dân tộc thiểu số Việt Nam, giải thưởng Văn học nghệ thuật Phan Si Păng

của UBND tỉnh Lào Cai, giải thưởng Văn nghệ Quân đội, giải thưởng của Bộ

Công an và Hội nhà văn Việt Nam về đề tài Vì an ninh tổ quốc và bình yên

cuộc sống, giải thưởng Nông thôn đổi mới của Bộ Nông nghiệp và nông thôn

phối hợp với Hội nhà văn tổ chức.. Truyện ngắn của Tống Ngọc Hân cho thấy

một nền tảng văn hóa phong phú cùng một khiếu kể truyện thông minh. Thăm

thẳm đằng sau những số phận người vùng cao là sự băn khoăn của chị về thời

đại. Buồn bã sau những kiếp người là tình người ấm áp chị gửi gắm vào tác

phẩm.

1.3. Nghiên cứu văn học đương đại gần đây cho thấy xu hướng khảo sát

tác phẩm không chỉ dừng lại ở phạm vi văn bản mà trong xu hướng liên ngành,

liên văn hóa. Văn bản không còn là “Một hòn đảo cô độc” mà nó phản ánh,

can thiệp vào đời sống con người. Đặc biệt, mảng văn học về đề tài miền

núi cho thấy một mối lo ngại về sự biến mất của các giá trị truyền thống của

các dân tộc ít người, sự xâm lấn thô bạo của văn minh đô thị đến môi trường

sống bản địa và những bi kịch của con người thời đại mới. Đây là một hướng

đi giá trị cần có những nghiên cứu sâu hơn cả về mặt lý thuyết lẫn thực

hành.

Dựa trên tình hình sự phát triển của văn học Việt Nam và những vấn đề

lí luận và thực tiễn kể trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Truyện ngắn Tống

Ngọc Hân từ góc nhìn văn hóa” với mong muốn đóng góp, bổ sung thêm cho

hướng nghiên cứu văn hóa – văn học cũng như góp phần khái quát diện mạo

của văn học đương đại Việt Nam nói chung cũng như văn học miền núi nói

3

riêng. Đặc biệt chúng tôi mong muốn góp phần khám phá, khẳng định giá trị

văn học của tác phẩm, đóng góp của nhà văn Tống Ngọc Hân vào công cuộc

bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao trước nguy

cơ mai một dần trong quá trình Đô thị hóa.

1.4. Là một giáo viên dạy văn tại trường phổ thông ở miền núi, khi thực

hiện đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ có thêm tư liệu bổ ích cho việc giảng dạy

phần Văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường.

2. Lịch sử vấn đề

Nhà văn Tống Ngọc Hân gắn bó phần lớn cuộc đời chị với mảnh đất

Sa Pa nên hình ảnh miền núi in đậm trong các sáng tác của chị. Chị viết

nhiều và ấn tượng với một loạt các truyện ngắn, thơ và tiểu thuyết. Trong

khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến bộ phận truyện ngắn trong

sáng tác của chị. Hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm

đến các truyện ngắn đặc sắc của Tống Ngọc Hân.

Gần đây nhất, luận văn “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Tống

Ngọc Hân” do Nguyễn Thị Huyền thực hiện cũng đã làm nổi bật lên những đặc

trưng của nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn. “Họ là những con người bất

hạnh trong tình yêu, hôn nhân không trọn vẹn, trong gánh nặng cuộc sống mưu

sinh, nạn nhân của những giá trị văn hóa truyền thống đã lỗi thời, của sự tha

hóa hóa về phẩm chất đạo đức, hành vi lối sống… nhưng trên hết ở họ, dù trong

hoàn cảnh khó khăn nào, họ vẫn luôn giàu đức hi sinh thủy chung, giữ trọn bổn

phận với quê hương và gia đình. Đó cũng là niềm tin, sự lạc quan của người

trước những khó khăn, sóng gió của cuộc đời.” [48]. Định hướng của luận văn

là khai thác thế giới nhân vật và từ đó làm sáng tỏ cuộc sống của những hình

tượng nhân vật ấy trong các tác phẩm của Tống Ngọc Hân.

Trong luận văn “Nhân vật nữ trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân” của

tác giả Phạm Thị Thu Hường đã khảo sát một cách kỹ lưỡng các kiểu nhân vật

nữ và nghệ thuật xây dựng các nhân vật nữ trong văn xuôi Tống Ngọc Hân,

4

và đưa ra kết luận: “Viết về người phụ nữ, các nhà văn nữ, bên cạnh việc kế

thừa những thành tựu của văn học truyền thống, đồng thời họ cũng đã tạo

cho mình một dấu ấn riêng rất đặc sắc không trộn lẫn. Cùng với sự tìm tòi,

khám phá các nhà văn nữ đương đại đã dần hình thành lối viết nữ thể hiện

vẻ đẹp hình thể, tự do bản ngã trong khát vọng của người phụ nữ.” [52; 103].

Tuy luận văn đã khảo sát khá kỹ những khía cạnh nội dung và nghệ thuật

trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân nhưng những tầng vỉa văn hóa trong

mối liên hệ với văn học cần có sự khai thác theo chiều hướng phù hợp hơn.

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn của Hà Thị Biên đã nghiên cứu

truyện ngắn Tống Ngọc Hân và Đỗ Bích Thúy ở khía cạnh thân phận người

phụ nữ miền núi. Tương tự Phạm Thị Thu Hường, Hà Thị Biên cũng khảo sát

truyện ngắn của Tống Ngọc Hân dưới góc độ thi pháp truyền thống qua nghệ

thuật xây dựng hình ảnh người phụ nữ miền núi.

Truyện ngắn Tống Ngọc Hân, bên cạnh là đối tượng nghiên cứu của

một số luận văn thì cũng được nhiều cây bút phê bình và đồng nghiệp đánh

giá cao. Tác giả Hoàng Thụy Anh đã khái quát những dấu ấn về thân phận con

người trong sáng tác của Tống Ngọc Hân qua bài viết: “Tình người trong

truyện ngắn của Tống Ngọc Hân”, “Cái đói, cái nghèo xuất hiện khá nhiều

trong các tác phẩm viết về đề tài miền núi. Chủ đề này cũng được Tống Ngọc

Hân khai thác, một mặt phản ánh đúng thực trạng cuộc sống, mặt khác, thể

hiện khá rõ số phận nghiệt ngã, sự tồn tại chông chênh của người dân vùng

cao. Cái nghèo như là số mệnh truyền kiếp của người dân nơi đây.” [75]. Đặc

biệt, qua tập truyện ngắn Tam không, tình yêu thương con người và xót xa cho

sự lụi tàn của văn hóa miền núi được Tống Ngọc Hân gửi gắm vào từng trang

viết. Nó cho thấy một tâm hồn nhân hậu và tinh tế, đầy trách nhiệm của nhà

văn trước những biến động của thời đại.

Cũng bày tỏ sự ấn tượng về văn hóa miền núi trong sáng tác của Tống

Ngọc Hân, tác giả Hoàng Sông Gianh viết: “Hình ảnh ông khách miền xuôi

5

sau cuộc mua bán mãn nguyện ra về với Tiếng xe nổ giòn giã, khói phụt đen

ngỏm cả con dốc đá dài chênh vênh. Khói nhuộm đen cả những chùm mây

trắng nõn đang dùng dằng dắt nhau lên núi Rồng trong truyện ngắn Hồn xưa

lưu lạc của Tống Ngọc Hân vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh biểu tượng.

Văn hóa miền xuôi, văn hóa ngoại quốc như một con ác thú khổng lồ đang tấn

công, phụt cái nọc độc của nó phá hủy, làm vẩn đục bầu sinh quyển hoang sơ,

thuần khiết của văn hóa tộc người…” [76]. chúng tôi đồng ý với ý kiến này

nhưng cũng muốn bổ sung thêm: Chỉ có “Mặt trái” của quá trình Đô thị hóa

của văn hóa miền xuôi, văn hóa ngoại quốc mới gây ra những hệ lụy đau buồn

như thế. Còn phải khẳng định những đóng góp tốt đẹp của văn hóa miền xuôi,

văn hóa ngoại quốc mới thật sự khoa học, không cực đoan.

Trong Lời bình truyện ngắn Lửa cười lửa khóc của Tống Ngọc Hân,

Mai Thùy Nhung: “Phải chăng giọt nước mắt âm thầm của mẹ, giọt nước mắt

vo tròn lăn nhanh qua đôi gò má rám nắng của cha, giọt nước mắt rỉ ra loang

loáng của ông, câu hỏi đau đáu của bà và hình ảnh ngọn lửa khóc chính là

biểu hiện xót xa cho những giá trị truyền thống đành phải lui bước, đầu hàng

trước đổi thay của con người và thời cuộc?” [86].

Khai thác tác phẩm của Tống Ngọc Hân ở khía cạnh ngôn từ, tác giả

Ngô Khiêm lại cho rằng: “Thế mạnh của Tống Ngọc Hân là tự sự và chị kể

những câu chuyện theo cách của riêng mình. Thế nên, giọng điệu được hình

thành từ trong tâm tưởng với suy nghĩ làm sao để diễn đạt cho thật cuốn hút,

sau đó câu chữ sẽ tự khắc tuân thủ giọng điệu. Vì tôn trọng bạn đọc nên chị

cố gắng chắt lọc câu từ và đó là những gì cuộc sống đã tặng cho chị nguồn

vốn quý giá để nuôi sống văn chương. Chị quan niệm rằng làm được như vậy

thì chi tiết mới “sống” và truyện mới có hồn, mới ám ảnh khiến người đọc chỉ

đọc một lần sẽ nhớ mãi.” [79]. Tác giả Ngô Khiêm nhấn mạnh vào sự tự nhiên

trong nghệ thuật trần thuật của Tống Ngọc Hân. Đặc biệt, những cách diễn đạt

gần với đời thường nhưng đầy sự chắt lọc làm cho tác phẩm của chị dễ đi vào

6

lòng người đọc hơn.

Tác giả Thanh Mai trong tác phẩm “Mầm đắng: Đắng đót phận đời

phụ nữ vùng cao” cũng bày tỏ sự ấn tượng với nghệ thuật viết của Tống Ngọc

Hân trong truyện ngắn xuất sắc của chị về đề tài buôn người: “Cộng hưởng để

tạo nên những thành công về mặt chủ đề, tư tưởng, nội dung của “Mầm đắng”,

như trên đã nói, vẫn là những thế mạnh sở trường và ngày một nhuần nhuyễn,

thuần thục của Tống Ngọc Hân, đó là lối tự sự đầy mê hoặc; câu chữ chặt,

đầy dồn nén, day dứt mà vẫn tự nhiên, uyển chuyển; chi tiết đậm đặc mà phong

phú; lối nói, lối ví von mộc mạc, gần gũi nhưng tinh tế, dí dỏm, giàu hình ảnh,

đậm chất mạn ngược” [83].

Dựa trên những khảo sát trên, chúng tôi thấy rằng các cách tiếp cận

sáng tác của Tống Ngọc Hân mới chỉ dừng ở một số phương diện như nhân

vật, giọng điệu, nghệ thuật mô tả. Với sự cách tân và vận động của văn học

đương đại cần có những sự khám phá mang tính cập nhật hơn. Bởi vậy, đề

tài “Truyện ngắn Tống Ngọc Hân từ góc nhìn văn hóa” được triển khai

trên khoảng trống này.

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Dấu ấn văn hóa của đồng

bào miền núi Tây Bắc Việt Nam trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân.

3.2. Mục đích nghiên cứu

Triển khai đề tài Truyện ngắn Tống Ngọc Hân từ góc nhìn văn hóa

(Qua hai tập truyện “Bức phù điêu mạ vàng” và “Hồn xưa lưu lạc”) nhằm

hướng tới các mục đích sau:

- Tìm hiểu đề tài về góc nhìn văn hóa trong truyện ngắn của Tống

Ngọc Hân, chúng tôi muốn khảo sát những dấu ấn văn hóa và vai trò của nó

trong truyện ngắn về đề tài miền núi của nhà văn nữ xuất sắc này.

- Từ đó chúng ta có thể thấy được vai trò của chất liệu văn hóa trong

việc xây dựng thế giới nghệ thuật của văn học. Văn hóa miền núi và số phận

của nó được phản ánh trong tác phẩm của Tống Ngọc Hân nói riêng, trong văn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!