Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Tội Vi Phạm Quy Định Về Tham Gia Giao Thông Đường Bộ Từ Thực Tiễn Tỉnh Bình
MIỄN PHÍ
Số trang
63
Kích thước
497.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1151

(Luận Văn Thạc Sĩ) Tội Vi Phạm Quy Định Về Tham Gia Giao Thông Đường Bộ Từ Thực Tiễn Tỉnh Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CAI THỊ HOÀI THƯƠNG

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH

VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2020

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CAI THỊ HOÀI THƯƠNG

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH

VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

Mã số: 8 38 01 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN VĂN HIỂN

HÀ NỘI, năm 2020

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trên địa bàn tỉnh Bình Định, tội vi phạm quy định (VPQĐ) về tham gia giao

thông đường bộ (GTĐB) những năm qua có những diễn biến khá phức tạp về số vụ,

số người chết, bị thương, cũng như những thiệt hại về vật chất cho cá nhân và xã

hội, để lại nhiều di chứng đáng tiếc cho người bị hại, có người bị thương tật suốt đời

là gánh nặng cho gia đình, người thân và cộng đồng xã hội. Theo thống kê của Ban

ATGT tỉnh Bình Định, từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1.466

vụ tai nạn và va chạm GTĐB, làm chết 817 người, bị thương 1.102 người, gây thiệt

hại trên 8 tỷ đồng [7].

Từ thực trạng trên, từ khi Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có hiệu

lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã có nhiều chủ trương,

kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn

giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm đưa Điều 260 BLHS hiện hành đi vào cuộc sống

và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tình hình trật tự, an toàn giao thông

có những chuyển biến, tai nạn giao thông đã được kiềm chế, giảm liên tiếp về số

vụ, số người chết và số người bị thương. Đồng thời đã đề ra nhiều chủ trương, giải

pháp cụ thể để ngăn chặn, nhằm phấn đấu làm giảm loại tội phạm này trên địa

bàn. Mặc dù trong quá trình xét xử, Tòa án luôn áp dụng những hình phạt nghiêm

khắc, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi của bị cáo gây ra,

đủ sức răn đe, giáo dục phòng ngừa chung trong tình trạng vi phạm ATGT, đã góp

phần đấu tranh phòng, chống tội này trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Tuy nhiên, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn xảy ra khá nhiều

với hàng trăm vụ, làm chết hàng trăm người mỗi năm. Tình hình trên đã tác động

lớn đến công tác đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, trong đó có những vụ TNGT

đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản, tình trạng uống rượu, bia

điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn vẫn chứa đựng nhiều nguy

cơ tiềm tàng gây mất ổn định về trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, đây là vấn đề toàn

2

xã hội quan tâm, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội

và hình ảnh của Bình Định nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung với bạn bè

quốc tế. Trước tình hình đó, việc đấu tranh phòng, chống tội VPQĐ về tham gia

GTĐB trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham

gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Bình Định” để làm Luận văn tốt nghiệp

Thạc sĩ luật học với mong muốn được trình bày một số quan điểm của mình về vấn

đề cần thiết này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, sai sót

trong quá trình áp dụng pháp luật đối với tội phạm này trên địa bàn tỉnh. Từ đó, có

cơ sở vững chắc đưa ra một số kiến nghị và đề xuất khoa học nhằm đảm bảo áp

dụng đúng pháp luật trong công tác xét xử của ngành Tòa án để góp phần đấu tranh

có hiệu quả hơn đối với tội phạm này trong thời gian đến.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa

học của nhiều tác giả đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến tội VPQĐ về tham gia

GTĐB. Các công trình khoa học nêu trên đa số tập trung chủ yếu đi sâu nghiên cứu

về hoạt động đấu tranh đối với tội VPQĐ về tham gia giao thông và chưa tập đề cập

thực trạng, phân tích hạn chế bất cập, nguyên nhân rồi từ đó mới đưa ra giải pháp

phòng, chống tội VPQĐ về tham gia GTĐB có tính thực thi và hiệu quả tối ưu nhất.

Nghiên cứu những công trình trên, tác giả thấy rằng đều nghiên cứu tình hình

tội VPQĐ về tham gia GTĐB ở nhiều địa bàn khác nhau và trong góc độ nào đó đã

đề cập đến các dấu hiệu của tội phạm này, tình hình công tác đấu tranh, phòng

chống và TNHS đối với loại tội này… trong khi đó chưa có công trình nào nghiên

cứu một cách chuyên sâu, khoa học và có hệ thống về tội VPQĐ về tham gia GTĐB

theo BLHS 2015 trên cơ sở đặc điểm địa lý, dân cư, về kinh tế, chính trị trên địa

bàn tỉnh nhà Bình Định.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá những điểm, quy định mới của

3

quy định pháp luật về trông BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và áp dụng

thực tế. Kết quả nghiên cứu đã đạt được nhiều đánh giá hiệu quả cũng như làm sáng

tỏ những hạn chế của về tội VPQĐ về tham gia GTĐB ở nước ta.

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp quy về cũng như

đánh giá thực tiễn xét xử tội VPQĐ về việc tham gia GTĐB theo pháp luật hình sự

Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 5 năm (2015 - 2019).

- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội

VPQĐ về tham gia GTĐB và đưa ra một số kiến nghị trên cơ sở nghei6n cứu khoa

học với mong muốn sửa đổi, bổ sung một số hạn chế, bất cập trong quy định của

pháp luật hiện hành.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp khoa học, lô gic nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật

hình sự về tội VPQĐ về tham gia GTĐB và đưa ra một số kiến nghị đảm bảo tính khả

thi với mong muốn sửa đổi, bổ sung một số hạn chế, bất cập trong quy định của pháp

luật hiện hành.

- Đưa ra các dự báo khoa học về tình hình có liên quan và tình trạng người

tham gia phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định trong

thời gian tới và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

theo chức năng của lực lượng thực thi pháp luật của địa phương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam tội VPQĐ

về tham gia GTĐB và thực tiễn xét xử về tội vi phạm quy định điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ tai Tòa án 02 cấp tịa địa phương Bình Định trong giai

đoạn 5 năm (2015 -2019) để nghiên cứu các nội dung nghiên cứu của đề tài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật

hình sự về tội VPQĐ về tham gia GTĐB từ thực tiễn tại địa phương tỉnh Bình Định,

tác giả còn viện dẫn các ví dụ chứng minh hành vi vi phạm của người tham gia giao

4

thông đường bộ từ thực tiễn của địa phương tỉnh Bình Định trong giai đoạn 5 năm

(2015 – 2019) để nghiên cứu.

Địa bàn nghiên cứu: Được giới hạn tại địa phương tỉnh Bình Định.

Với thời gian nghiên cứu: Được xác định từ năm 2015 đến năm 2019.

Chủ thể nghiên cứu: Tòa án nhân dân hai cấp địa phương tỉnh Bình Định.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở nghiên cứu khách quan, khoa học đảm bảo tính khả thi cao trong quá

trình thực hiện luận văn. Dựa vào quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của

Nhà nước Việt Nam để đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề lý

luận chung đối với tội VPQĐ về tham gia GTĐB, hay về định tội danh và áp dụng

TNHS đối với tội VPQĐ về tham gia GTĐB.

Khái quát về các vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ như nêu

rõ khái niệm, phân loại tội phạm vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ,

các loại phương tiện giao thông đường bộ, định tội danh, hình phạt,…

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách chủ trương của Đảng cộng sản

Việt Nam; pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phòng

ngừa vi phạm hành chính về TTATGT nói chung và hành vi điều khiển phương tiện

giao thông cơ giới đường bộ quy định của lực lượng Cảnh sát giao thông nói riêng.

Phương pháp phân tích, trao đổi, tổng hợp: Tiến hành phân tích số liệu về vi

phạm điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định trên địa bàn

tỉnh Bình Định cả về số vụ vi phạm, đối tượng vi phạm, tính chất, địa bàn, mức độ

vi phạm… Chủ động gặp gỡ người có kinh nghiệm trong công tác tham mưu, trực

tiếp thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành vi vi phạm này trên địa bàn tỉnh. Từ

đó có thể tổng hợp, đánh giá, xác định những định hướng nghiên cứu, những kinh

nghiệm, những đề xuất khả thi có thể vận dụng trong quá trình hoàn thành đề tài.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!