Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Tội Vi Phạm Các Quy Định Về Quản Lý Đất Đai Từ Thực Tiễn Tỉnh Bắc Ninh.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN SƠN
TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Hà Nội – 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN SƠN
TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH
Ngành:Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8380104
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐINH THỊ MAI
Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của
riêng tôi; các số liệu, ví dụ, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên
cứu của Luận văn chưa từng được công bố trong công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI VI
PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI .............................................. 7
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về
quản lý đất đai .................................................................................................... 7
1.2. Phân biệt tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai với một số tội
phạm có yếu tố chức vụ, quyền hạn ................................................................. 15
1.3. Khái quát quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm
các quy định về quản lý đất đai từ năm 1945 đến khi Bộ luật hình sự năm
2015 có hiệu lực pháp luật................................................................................ 21
1.4. Khái quát lý luận định tội danh và quyết định hình phạt tội vi phạm
các quy định về quản lý đất đai…....................................................................29
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................ 39
Chương 2. THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI
TỈNH BẮC NINH .................................................................................................... 40
2.1. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tội vi phạm các quy
định về quản lý đất đai tại tỉnh Bắc Ninh ......................................................... 40
2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội về tội vi phạm các quy
định về quản lý đất đai tại tỉnh Bắc Ninh ......................................................... 51
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................ 58
Chương 3. YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI
DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐÚNG TỘI VI PHẠM CÁC
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH BẮC NINH .......................... 60
3.1. Yêu cầu của việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi
phạm các quy định về quản lý đất đai .............................................................. 60
3.2. Các giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng
đối với tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai tại tỉnh Bắc Ninh ............ 63
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................ 77
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT Cơ quan điều tra
CTTP Cấu thành tội phạm
ĐTD Định tội danh
TNHS Trách nhiệm hình sự
TAND Tòa án nhân dân
VKS Viện kiểm sát
XHCN Xã hội chủ nghĩa
QĐHP Quyết định hình phạt
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê tộivi phạm các quy định về quản lý đất đai so với nhóm
tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã được TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh đưa ra
xét xử sơ thẩm giai đoạn 2015 – 2019.
Bảng 2.2. Thống kê tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai so với nhóm
tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã được TAND tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử
phúc thẩm giai đoạn 2015 – 2019.
Bảng 2.3. Thống kê số vụ án và số bị cáo bị xét xử theo CTTP cơ bản tội vi
phạm các quy định về quản lý đất đai từ năm 2015 đến năm 2019.
Bảng 2.4. Thống kê số vụ án và số bị cáo bị xét xử theo CTTP tăng nặng tội
vi phạm các quy định về quản lý đất đai từnăm 2015 đến năm 2019.
Bảng 2.5. Thống kê số vụ án và số bị cáo bị xét xử phạm nhiều tội trong đó
có tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai từ năm 2015 đến năm 2019.
Bảng 2.6. Thống kênhững hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm
vi phạm các quy định về quản lý đất đai từ năm 2015 đến năm 2019.
Bảng 2.7. Nhân thân của các bị cáo bị xét xử về tội vi phạm các quy định về
quản lý đất đai từ năm 2015 đến năm 2019.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác
và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Cụ thể hóa Hiến pháp,
Luật Đất đai năm 2013 đã có các quy định về quyền của Nhà nước với tư cách là
đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai và thống nhất quản lý đất.Nhà nước
thực hiện quyền quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định hạn mức
giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở
và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; quy định thời hạn sử
dụng; trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, thông qua các hình thức giao
đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất; quyết định thu hồi đất để sử dụng
vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng. Nhà nước có trách nhiệm quản lý thống nhất đất đai theo pháp luật. Để
thực hiện trách nhiệm này, Nhà nước phân công, phân cấp trong quản lý đất đai.
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước;
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý
nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền. Có thể nói, với những chính
sách và quy định của pháp luật về chế độ quản lý đất đai cho thấy tầm quan trọng
của vấn đề này đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước ta nói chung và
trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Với việc BLHS 2015 được ban hành mới, có hiệu lực toàn bộ kể từ ngày
01/01/2018, đã đáp ứng cơ bản với tình hình thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội vi
phạm các quy định về quản lý đất đai, đặc biệt là việc BLHS năm 2015 đã cụ thể
hóa những tình tiết có tính định tịnh như “đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn”
và “gây hậu quả nghiêm trọng”, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công
chức của tỉnh Bắc Ninh đã được nâng cao hơn...góp phần nâng cao hiệu quả định tội
danh và quyết định hình phạt tội này trong thực tiễn. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết
các tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai trên địa bàn cả nước và trong địa
2
bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy những vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực này có xu
hướng phức tạp, có vụ án gây thiệt hại lớn cho kinh tế, trật tự quản lý của Nhà nước
như vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Đà Nẵng năm 2019,
với các bị cáo đa phần là những người đứng đầu, giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của
thành phố Ðà Nẵng, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, gây
thất thoát ngân sách hơn 22.000 tỷ đồng, hay vụ án với 29 bị can bị truy tố về tội
“Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh.Theo thống kế của TAND tỉnh Bắc Ninh cho thấy trong khoảng thời gian từ
năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra không nhiều vụ án về tội vi phạm
các quy định về quản lý đất đai nhưng có những vụ án Tòa án phải trả hồ sơ điều tra
02 lần mới giải quyết dứt điểm vụ án; năng lực, trình độ của cán bộ công chức cơ
quan tư pháp trong tỉnh mặc dù đã cải thiện hơn nhưng vẫn còn không đồng đều,
còn hạn chế về nhận thức, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ còn hạn chế, trong khi đó
về mặt lý luận và quy định pháp lý về tội này vẫn còn những điểm chưa phù hợp.
Những điều này cho thấy sự khó khăn, phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động
định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về quản lý
đất đai trong bối cảnh hiện nay. Do vây, việc nghiên cứu tội vi phạm các quy định
về quản lý đất đai từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quan
trọng, góp phần nâng cao chất lượng công cuộc đấu tranh phòng chống tội vi phạm
các quy định về quản lý đất đai ở tỉnh Bắc Ninh.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tội vi phạm các quy
định về quản lý đất đai từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” để làm để tài nghiên cứu cho
luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên có thể kể đến như:
(i) Tài liệu là giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo:
Trường đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần
các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ
biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 (Phần các tội phạm) - Quyển 2, Nxb Tư pháp, Hà Nội; TS Nguyễn Đức Mai
(2018), Bình luận khoa học – Bộ luật hình sự (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm
3
2017, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí; Ths. Đinh
Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Phần các tội phạm, tập VI –
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn
Ngọc Anh, Đỗ Khắc Hưởng (2010), Bình luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
Nhận xét: Các công trình nghiên cứu trên có đề cập đến tội vi phạm các quy
định về quản lý đất đai. Tuy nhiên, các công trình trên đều nghiên cứu tội danh này
cùng với các tội danh khác của BLHS, chưa phân tích làm rõ một cách sâu sắc,
những tồn tại, hạn chế trong quy định tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai,
cũng như thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
(ii) Luận văn, luận án tiến sĩ luật học:
- Luận văn thạc sĩ: Lương Duy Hinh (2013), Các tội phạm trong lĩnh vực
quản lý và sử dụng đất đai trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực
tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội), Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nhận xét: Đây là luận văn có đề cập trực tiếp đến tội vi phạm các quy định
về quản lý đất đai. Tuy nhiên luận văn nghiên cứu đề tài cùng với tội vi phạm các
quy định về sử dụng đất đai, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đấu tranh xử lý trên địa
bàn thành phố Hà Nội và trong phạm vi từ năm 2008 đến 2012, khi mà BLHS năm
2015 chưa được ban hành
- Luận án tiến sĩ: Nguyễn Chí Công (2016), Trách nhiệm hình sự đối với các
tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nhận xét: Luận án có đề cập đến tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Tuy nhiên luận án tập trung nghiên cứu những nội dung xung quanh TNHS đối với
tội xâm phạm trật tư quản lý kinh tế, trong đó có tội vi phạm các quy định về quản
lý đất đai, mà chưa đi sâu vào phân tích một khái niệm và các dấu hiệu pháp lý cụ
thể của tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai trong BLHS năm 2015.
Ngoài ra còn có một số công trình khác như: Chuyên đề “Hoàn thiện các quy
định của luật hình sự về các tội phạm kinh tế trong điều kiện hiện nay”, của tác giả
Trần Văn Độ, trong Sách tham khảo dành cho bậc sau đại học của Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, năm 1997; Sách “Pháp luật hình sự về các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Nxb. Tư pháp, năm