Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Tội Trốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Từ Thực Tiễn Địa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN CẨM NHUNG
TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2020
2
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN CẨM NHUNG
TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỰC TIỄNTP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MÃ SỐ:8380104
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NGUYÊN THANH
HÀ NỘI, NĂM 2020
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chưa từng
ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Cẩm Nhung
4
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỐN TRÁNH
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1.1.1. Khái niệm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong pháp luật hình sự Việt
Nam
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1.2. Kinh nghiệm lập pháp hình sự Việt Nam tội trốn tránh nghĩa vụ
quân sự
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành
Bộ luật hình sự năm 1985
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm
1999
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1999 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015
1.3. Phân biệt tội trốn tránh NVQS với hành vi vi phạm pháp luật hành
chính và một số tội phạm khác
1.3.1. Phân biệt tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với hành vi vi phạm pháp luật
hành chính
1.3.2. Phân biệt tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với tội không chấp hành lệnh
gọi quân nhân dự bị nhập ngũ Điều 333 BLHS
1.3.3. Phân biệt Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với tội cản trở việc thực hiện
nghĩa vụ quân sự Điều 335 BLHS 2015
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
2.1. Dấu hiệu định tội của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
2.1.1 Dấu hiệu thuộc về khách thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
2.1.2. Dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
5
2.1.3 Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
2.1 4. Dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
2.2. Dấu hiệu định khung hình phạt
2.3. Hình phạt của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
CHƯƠNG 3: THỰC TIẾN ÁP DỤNG TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ
QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KIẾN
NGHỊ
3.1. Thực tiễn áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Những kết quả đạt được
3.1.2. Những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật hình sự
tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự và nguyên nhân
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về tội trốn
tránh nghĩa vụ Quân sự và một số giải pháp khác
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về tội trốn tránh
nghĩa vụ Quân sự
3.3.2. Một số giải pháp khác nhằm bảo đảm áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ
Quân sự
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BLHS :Bộ luật hình sự
NVQS :Nghĩa vụ quân sự
CHQS : Chỉ huy quân sự
THVP :Trường hợp vi pham
NVP :Người vi phạm
TNHS :Trách nhiệm hình sự
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số liệu xử phạt hành chính lĩnh vực quốc phòng huyện Bình
Chánh từ năm 2014 đến năm 2018
Bảng 2.2 Số liệu xử phạt hành chính lĩnh vực quốc phòng quận Bình Tân
từ năm 2014 đến năm 2018
Bảng 2.3 Số liệu xử phạt hành chính lĩnh vực quốc phòng huyện Hóc
Môn từ năm 2014 đến năm 2018
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nghĩa vụ thiêng liêng và
quyền cao quý của mỗi công dân, công dân phải thực hiện tốt nghĩa vụ quân
sự, tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Điều đó được Hiến
pháp và pháp luật quy định. Điều 45 Hiến pháp 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải
thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân”.
Điều hoàn toàn đó phù hợp truyền thống một lòng yêu nước nồng nàn của dân
tộc ta. Tuy nhiên, cũng có những cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự,
làm ảnh hưởng đến nền quốc phòng toàn dân, gây nguy hiểm cho an ninh
quốc phòng. Vì thế, nhà nước có chính sách xử lý đối với những hành vi bị
coi là trốn tránh NVQS ở mức trách nhiệm hình sự. Để cụ thể hóa quy định
này của Hiến pháp năm 2013, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
đã quy định tội trốn tránh NVQS tại Điều 332 Chương XXII - Các tội phạm
xâm phạm về trật tự quản lý hành chính. Nhưng thực tiễn áp dụng những năm
qua cho thấy, quy định của Điều 332 về tội trốn tránh NVQS đã bộc bộ những
bất cập, hạn chế nhất định, gây khó khăn, vướng mắc cho thực tiễn áp dụng.
Thực tiễn trong những năm qua trên toàn quốc nói chung, và Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng, hành vi vi pham tội phạm NVQS có xu hướng tăng,
diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp, thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh
vi.Tuy có khả năng truy cứu TNHS nhưng lại khó chứng minh dấu hiệu pháp
lý hoặc do đòi hỏi phải bị xử lý hành chính trước đó, nên không truy cứu trách
nhiệm hình sự được, dẫn đến hiệu quả răn đe thấp. Các quy định của pháp
luật cũng chưa bao quát được hết những hành vi phạm tội của loại tội phạm
này dẫn đến công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trên thực