Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Tội Hủy Hoại Rừng Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Từ Thực Tiễn Huyện Nông Sơn,
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN DUY CÔNG
TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NÔNG SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN DUY CÔNG
TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NÔNG SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số : 8 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
HÀ NỘI, năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên
cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và
phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Phan Duy Công
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .......................................................... 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng ................. 9
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp của tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự
Việt Nam ................................................................................................................... 15
1.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác ...................................... 22
1.4. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng của một số nước trên thế giới .............. 26
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỘI HỦY
HOẠI RỪNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................... 32
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về tội hủy hoại rừng .................................... 32
2.2. Thực tiễn áp dụng trên địa bàn Huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam .................... 37
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG . 54
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng về tội hủy hoại rừng ............................... 54
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội
hủy hoại rừng ............................................................................................................ 59
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 BLHS năm 2015
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017)
2 BLHS năm 1999 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
3 BLHS BLHS
4 CTTP Cấu thành tội phạm
5 TAND Tòa án nhân dân
6 TNHS Trách nhiệm hình sự
7 TTHS Tố tụng hình sự
8 VKSND Viện kiểm sát nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân
bằng sinh thái cho môi trường. Việc bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành một yêu
cầu, nhiệm vụ tất yếu trongsựpháttriển của các quốc gia trước thực trạng môi trường
sống của con người đang bị suy giảm nghiêm trọng. Đối với Việt Nam - một nước
đang phát triển và đang trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề
bảo vệ và phát triển rừng thực sự cấp bách.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương,
chính sách quan trọng, trong đó Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết làm nền tảng
cho việc bảo vệ rừng, trong đó Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03 tháng 6 năm
2013 của Bộ Chính trị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã quy định: “Chú trọng xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và
các lĩnh vực có liên quan…”. Trên tinh thần của nghị quyết trên, Nhà nước ta đã
xây dựng hệ thống pháp luật quản lý và bảo vệ rừng. Đồng thời, Nhà nước ta ban
hành Bộ luật hình sự quy định tội hủy hoại rằng, qua đó góp phần bảo vệ trật tự, an
toàn xã hội cũng như góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm
này.
Theo thống kê, số vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
trên phạm vi cả nước ngày càng tăng, chỉ tính từ năm 2013 đến năm 2017, cả nước
đã có hơn 35.000 ha rừng bị chặt phá, hủy hoại trái phép, trung bình mỗi năm từ
năm 2013 đến 2017 có hơn 32.500 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng
[89, tr.01]. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội
phạm hủy hoại rừng đồng thời, đảm bảo thực hiện việc xử lý tội phạm và nâng cao
công tác thi hành pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng đang được sự quan tâm rất
lớn ở Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu đó, BLHS năm 2015 về tội hủy hoại rừng có một
số quy định mới, thể hiện sự tiến bộ trong trình độ lập pháp của nước ta, cũng như
thể hiện tính phù hợp với đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội
2
phạm hủy hoại rừng nói riêng và đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Tuy
nhiên, BLHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành được 02 năm, do đó việc áp dụng
các quy định của pháp luật trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử của các
cơ quan tiến hành tố tụng chưa mang lại hiệu quả, đồng thời, các quy định của pháp
luật hình sự còn tồn tại sự bất cập, thiếu đồng bộ, và rõ ràng.
Những năm gần đây, mặc dù các cơ quan chức năng ở địa phương đã có
nhiều nỗ lực, tuy nhiên công tác bảo vệ rừng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.Với diễn
biến ngày càng phức tạp, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi thì hậu quả của việc
hủy hoại rừng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội cũng
như đời sống của người dân trên địa bàn Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Hiện
nay, hiểu biết của người dân về tội hủy hoại rừng và tác động của việc hủy hoại
rừng đến tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn hạn chế, đồng thời các giải pháp phòng
ngừa tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên,
tác giả đã chọn đề tài “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Có một số công trình khoa học của các tác giả nước ngoài đề cập đến tội
hủy hoại rừng, có thể kể đến như:
- Sách chuyên khảo “Community forestry in the united states - Learning
from the Past, Crafting the Future” của các tác giả Mark Baker và Jonathan Kusel,
Nxb. Island Press năm 2003. Cuốn sách này đề cập chính sách phát triển tài nguyên
rừng của Hoa Kỳ; những biện pháp cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
đặc biệt là chính sách pháp luật hình sự trong việc bảo vệ tài nguyên rừng. Cuốn
sách đã chỉ ra thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng phân tích những
nguyên nhân và đề xuất một số kiến nghị cho các nhà lập pháp;
- Bài viết “Problems of Chinese Environmental Criminal Law and Its
3
Developing Trend Cong” của tác giả Cong Ma, Law School Zhejiang University of
Finance & Economics đăng tải trên “International Conference on Global Economy,
Commerce and Service Science (GECSS 2014)”. Bài viết đã phân tích, bình luận
đánh giá các quy định của pháp luật hình sự Trung Quốc về tội phạm hủy hoại rừng,
tội hủy hoại tài nguyên rừng và một số hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về
tội phạm môi trường, đồng thời dựa báo về xu hướng hoàn thiện pháp luật hình sự
Trung Quốc về tội hủy hoại rừng trong thời gian tới.
Nhìn chung, các công trình trên đã giúp Luận văn thông qua việc nghiên
cứu so sánh pháp luật hình sự các quốc gia phát triển về tội phạm hủy hoại rừng, từ
đó để rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động lập pháp của nước ta trong quá trình
hoàn thiện pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Đến nay đã có công trình nghiên cứu về lý luận và các quy định pháp luật
hình sự Việt Nam về tội hủy hoại rừng. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:
- Luận văn thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định” của học viên cao học Trần Quốc Việt thực hiện tại
Học viện Khoa học Xã hội năm 2018. Qua nghiên cứu về mặt lý luận trong quy
định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng cũng như qua nghiên cứu, đánh giá
thực trạng diễn biến rừng qua các năm; nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các
quy định này qua các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Bình Định
trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, Luận văn đã làm sáng tỏ được thực tiễn
áp dụng quy định của pháp luật hình sự thông qua hoạt động định tội danh và quyết
định hình phạt đối với tội hủy hoại rừng đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tại
Bình Định áp dụng cơ bản chính xác, đảm bảo tương xứng với tính chất và mức độ
nguy hiểm của các hành vi phạm tội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm bất
cập, thiếu sót và hiểu sai các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người phạm tội trong quá trình áp dụng pháp luật.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt
Nam” của học viên cao học Lê Thị Minh Phương thực hiện tại Khoa Luật Đại học