Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Tình Hình Tội Phạm Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.pdf
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
861.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1607

(Luận Văn Thạc Sĩ) Tình Hình Tội Phạm Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN CHÍ THÀNH

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2020

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN CHÍ THÀNH

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành : Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm

Mã số : 8 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN

HÀ NỘI, năm 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính xác và

trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào khác.

Đăk Lắk, ngày tháng năm 2020

Tác giả

Nguyễn Chí Thành

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐẮK LẮK ....................................................................................................... 7

1.1. Khái niệm tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .................................... 7

1.2. Các thông số của tình hình tội phạm hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................ 11

1.3. Tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............................................................. 16

1.4. Các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk .............................................................................................................. 21

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2019 ............................................. 27

2.1. Thực trạng phần hiện của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .......... 27

2.2. Thực trạng phần ẩn của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............. 51

CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI

PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN TỚI .......... 55

3.1. Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....................................... 55

3.2. Giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............... 57

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 ANTT An ninh trật tự

2 BLHS Bộ luật Hình sự

3 BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

4 CSĐT Cảnh sát điều tra

5 CSĐTTP Cảnh sát điều tra tội phạm

6 CSHS Cảnh sát hình sự

7 THTP Tình hình tội phạm

8 TTATXH Trật tự an toàn xã hội

9 TTXH Trật tự xã hội

10 UBND Uỷ ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1.

Mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội phạm trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk.từ năm 2015 đến năm 2019 28

2.2.

Mức độ tổng quan tương đối của tình hình tội phạm trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk so với tình hình tội phạm cả nước từ năm

2015 đến năm 2019

28

2.3.

Cơ số tội phạm của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 29

2.4.

Cơ số hành vi phạm tội của tình hình tội phạm trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk

30

2.5.

Mức độ tội danh xảy ra của tình hình tội phạm trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 so với số tội danh

của Bộ luật Hình sự

30

2.6.

Tỉ lệ giữa số bị cáo và số vụ phạm tội đã xét xử từ năm 2015

đến năm 2019 31

2.7.

Mức độ nhóm tội xâm phạm sở hữu của tình hình tội phạm

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 32

2.8.

Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 33

2.9.

Mức độ nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,

danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015

đến năm 2019

33

2.10.

Nhóm tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm

2015 đến năm 2019 34

2.11.

Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của

công dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm

2019

35

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.12.

Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 36

2.13.

Nhóm tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ

năm 2015 đến năm 2019 37

2.14.

Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 38

2.15.

Mức độ nhóm tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

từ năm 2015 đến năm 2019 39

2.16.

Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 39

2.17.

Mức độ tội danh xảy ra nhiều nhất của tình hình tội phạm trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 41

2.18.

Diễn biến của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ

2015-2019

42

2.19.

Diễn biến của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ

2015-2019

43

2.20.

Diễn biến của một số tội phạm cụ thể trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk từ 2015-2019

44

2.21.

Cơ cấu theo địa bàn phạm tội của tình hình tội phạm trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 46

2.22.

Cơ cấu theo loại hình phạt áp dụng của tình hình tội phạm

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 47

2.23.

Cơ cấu theo độ tuổi của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 48

2.24.

Tỉ lệ vụ án khởi tố và vụ án xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

từ năm 2015 đến năm 2019 52

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tỉnh Đắk Lắk với diện tích 13.125,4 km2 nằm trên địa bàn Tây Nguyên,

trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57" - 108°59'37" độ kinh Đông và từ 12°9'45"

- 13°25'06" độ vĩ Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng,

phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Cam

Pu Chia và tỉnh Đắk Nông.

Đắk Lắk với vị trí được đánh giá là nóc nhà Đông Dương, là một trong

những địa phương có vị trí mang tính chiến lược về an ninh quốc phòng và là khu

vực trung chuyển, giao thương kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. Đắk Lắk

có đường biên giới dài 70 km chung với nước Campuchia, cùng với đó là mạng lưới

đường Quốc lộ có tổng chiều dài 576,5 km gồm các tuyến Quốc lộ 26, 27, 29, 14,

14C. Tổng các cầu trên các đường Quốc lộ là 114 cầu với chiều dài 4.198,6 m nằm

trên tuyến giao thông huyết mạch của cả nước và là một trong những tỉnh thuộc

vùng kinh tế năng động của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Dân số trung bình

Đắk Lắk 1.777 nghìn người, trong đó dân số đô thị chiếm 22,2%, còn lại chủ yếu là

dân số nông thôn chiếm 77,87%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc, trong

đó người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày,

Nùng,... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh..

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Đắk

Lắk có bước phát triển vượt bậc trở thành tỉnh có tốc độ phát triển nhanh trong khu

vực Tây nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Kinh tế toàn tỉnh trong tất cả các

lĩnh vực được duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao; văn hóa - xã hội được quan

tâm, có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể về vật

chất và tinh thần, các công trình, dự án an sinh, phúc lợi xã hội được đẩy mạnh và

đầu tư đúng mức, công tác đối ngoại được đẩy mạnh. Môi trường đầu tư được chú

trọng cải thiện tạo sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Bên

cạnh sự phát triển của các ngành dịch vụ, thương mại, lĩnh vự du lịch, đặc biệt là du

lịch sinh thái, dã ngoại của tỉnh trong những năm gần đây đang được đầu tư trọng

điểm, vươn mình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; mỗi năm thu hút hàng

2

triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú (trong đó, có gần 01 triệu lượt du khách

nước ngoài).

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tác động, ảnh hưởng từ mặt trái

của cơ chế thị trường đã và đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác

đảm bảo ANTT của tỉnh. Mặc dù chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã rất quan tâm tới

công tác phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội những THTP vẫn đang có xu

hướng phát triển ngày càng phức tạp. Trong đó, bắt đầu có sự hình thành, liên kết

hoạt động dưới hình thức băng, ổ, nhóm ở một số loại tội phạm như các tội phạm có

tính chất chiếm đoạt, tội phạm về ma túy, tội phạm xâm phạm an toàn công cộng,

trật tự công cộng và xuất hiện một số loại tội phạm mới: Tội phạm sử dụng công

nghệ cao, tội phạm mua bán người,...Tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến hết

sức phức tạp, số đối tượng nghiện ma túy có chiều hướng gia tăng qua từng năm.

Hoạt động khai thác, vận chuyển lâm, khoáng sản trái phép xảy ra ở nhiều địa

phương, đặc biệt là tại các khu vực vườn quốc gia, cửa khẩu, biên giới giáp ranh

nước Campuchia; các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường còn phổ

biến. Tai nạn giao thông, cháy, nổ vẫn còn xảy ra ở mức cao, gây thiệt hại lớn về

người và tài sản. Xuất phát từ thực trạng THTP như trên, xét thấy cần thiết phải

nghiên cứu chuyên sâu về THTP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để cơ sở đó đưa ra các

dự bào mang tính chất phòng ngừa, đồng thời đề xuất các kiến nghị, giải pháp góp

phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trong thời gian tới.

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tình hình tội

phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn Thạc sỹ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài về lý luận

Nhằm củng cố hệ thống lý luận có liên quan đến nội dung luận văn, trong

quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo một số công trình, sản phẩm, tài liệu

khoa học sau:

- Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an

nhân dân, năm 2012 [36];

- Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS Võ Khánh Vinh, trường Đại học

3

Huế, năm 2013 [48];

- “Tội phạm học đại cương” của Dương Tuyết Miên, Nxb Chính trị - Hành

chính, năm 2013 [18];

- “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của PGS.TS

Phạm Văn Tỉnh, Nxb Công an nhân dân, năm 2007 [30];

- Giáo trình “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của

Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh, do Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an

ấn hành năm 2013.

2.2. Tình hình nghiên cứu đề tài về thực tiễn

Về tình hình nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài luận văn, các công

trình khoa học sau đây đã được tham khảo.

- Bùi Thị Tâm (2018), Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,

Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam;

- Cao Đăng Nuôi (2016), Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực

hiện trên địa bàn khu vực Miền trung – Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học

viện Cảnh sát nhân dân[19];

- Lê Hữu Tài (2017), Đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính chất chiếm

đoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Cảnh sát nhân

dân[12];

- Nguyễn Thị Hồng Phương (2018), Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: Tình hình,

nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Cảnh

sát nhân dân[16];

- Nguyễn Văn Giàu (2017), Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan

tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện

Cảnh sát nhân dân [8];

Các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học nêu trên đã góp phần củng cố,

làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như nêu lên được tình hình, nguyên nhân, điều kiện

và những giải pháp, kiến nghị, đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội

phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào

4

nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015

đến năm 2019.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về tình hình, diễn

biến tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến năm 2019, từ đó đưa ra

những dự báo về tình hình tội phạm cũng như đề xuất các giải pháp góp phần phòng

ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn đã tập trung giải quyết các

nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm

Hai là, phân tích làm rõ thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk từ năm 2015 đến năm 2019 trên cơ sở các số liệu thống kê của các cơ quan tiến

hành tố tụng cấp tỉnh, đặc biệt là của Tòa án nhân dân và các bản án hình sự sơ

thẩm xét xử các tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ba là, Đưa ra những dự báo về tình hình tội phạm từ đó đề xuất một số giải

pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk;

- Chương trình công tác năm, hồ sơ báo cáo sơ kết, tổng kết; hồ sơ khởi tố vụ

án, khỏi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk từ năm

2015-2019;

- Chương trình công tác năm, hồ sơ báo cáo sơ kết, tổng kết; hồ sơ truy tố của

Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015-2019;

- Chương trình công tác năm, hồ sơ báo cáo sơ kết, tổng kết; hồ sơ xét xử của

Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015-2019;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!