Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Huyện Thanh Ba,
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
916.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1672

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Huyện Thanh Ba,

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ HỒNG QUÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ HỒNG QUÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Thọ

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào.

Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đều được chỉ rõ

nguồn gốc./.

Thái Nguyên, ngày tháng 01 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Hồng Quân

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Thực trạng và giải

pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”

tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá

nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học

Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng đào tạo

trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những người

đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn

Cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thọ, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa

học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn Chi cục Phát triển nông thôn, Liên

minh HTX tỉnh Phú Thọ, Phòng Nông nghiệp và PTNT, chi cục thống kê và

các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Ba đã giúp đỡ, cung cấp

thông tin, số liệu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn.

Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp

đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể

tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của

các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Hồng Quân

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i

MỤC LỤC ................................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2

3. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài .................................................................... 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3

1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã .................................................... 3

1.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác ............................................................................ 3

1.1.2. Khái niệm về hợp tác xã .................................................................................... 4

1.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã .............................................. 5

1.1.4. Vai trò Hợp tác xã trong phát triển nông thôn .................................................. 9

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp ........................... 10

1.2.1. Các nhân tố bên trong ..................................................................................... 11

1.2.2. Nhân tố bên ngoài ........................................................................................... 20

1.3. Cơ sở thực tiễn, quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên

thế giới và ở việt nam ....................................................................................... 22

1.3.1. Vai trò phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới ................................. 22

1.3.2. Quá trình phát triển Hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam qua các giai đoạn ....... 26

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra .................................................................. 29

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 31

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 31

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 31

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 31

2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 31

iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 31

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 32

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 33

2.3.4. Phương pháp phân tích .................................................................................... 33

2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 33

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 35

3.1. Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh

Ba tỉnh Phú Thọ .............................................................................................. 35

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, Kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba ảnh hưởng đến

phát triển hợp tác xã nông nghiệp .................................................................. 35

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 39

3.1.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 42

3.1.4. Khoa học công nghệ ........................................................................................ 45

3.1.5. Vốn đầu tư ....................................................................................................... 45

3.1.6. Thị trường........................................................................................................ 46

3.1.7. Đường lối và chính sách phát triển kinh tế ..................................................... 46

3.1.8. Đánh giá chung ............................................................................................... 47

3.2. Đánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện

Thanh Ba ........................................................................................................ 48

3.2.1. Thực trạng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp huyện Thanh Ba giai đoạn

2014 - 2016 ..................................................................................................... 48

3.2.2. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Luật hợp tác xã năm 2012 và các

chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn huyện ........... 67

3.2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp .................... 73

3.3. Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Ba

giai đoạn 2018 - 2020 ..................................................................................... 77

3.3.1. Quan điểm, định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn

huyện Thanh Ba giai giai đoạn 2018 -2020 ................................................... 77

v

3.3.2. Mục tiêu phát triển Hợp tác xã nông nghiệp huyện Thanh Ba giai đoạn

2018 - 2020 ..................................................................................................... 78

3.3.3. Các giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện

Thanh Ba giai đoạn 2018 - 2020 .................................................................... 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 90

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 93

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BQ: Bình quân

DT: Diện tích

DVNN: Dịch vụ nông nghiệp

ĐHTV: Đại hội thành viên

ĐHXV: Đại hội xã viên

ĐVT: Đơn vị tính

FAO: Tổ chức Nông lương quốc tế

HTX NN: Hợp tác xã Nông nghiệp

HTX: Hợp tác xã

ICA: Hiệp hội Hợp tác xã quốc tế

LLLĐ: Lực lượng lao động

JCCU: HTX tiêu dùng tại Nhật bản

KTXH: Kinh tế xã hội

KHCN: Khoa học công nghệ

KTHT: Kinh tế hợp tác

KTTT: Kinh tế tập thể

SXKD: Sản xuất kinh doanh

Tr.đ: Triệu đồng

TV: Thành viên

TTCN: Tiểu thủ công nghiệp

UBND: Ủy ban nhân dân

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp huyện Thanh Ba từ năm 2014 – 2016 ....... 50

Bảng 3.2. Tổng hợp số thành viên hợp tác xã nông nghiệp năm 2014 - 2016......... 52

Bảng 3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của HTX .................................. 53

Bảng 3.4. Tổng hợp nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của HTX .................. 55

Bảng 3.5. Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý trong HTX NN ........................... 57

Bảng 3.6. Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông

nghiệp năm 2016 ...................................................................................... 58

Bảng 3.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông

nghiệp từ năm 2014 - 2016 ...................................................................... 60

Bảng 3.8. Tình hình nguồn vốn hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp từ

năm 2014 - 2016 ...................................................................................... 64

Bảng 3.9. Phân loại hợp tác xã nông nghiệp từ năm 2014- 2016 ............................ 66

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Ba năm 2016 ........ 37

Hình 2.2: Qui mô dân số và tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) huyện Thanh Ba giai

đoạn 2005 - 2016 ................................................................................... 40

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau Luật HTX năm 2003 đến nay, nhiều hợp tác xã mới được thành lập, hoạt

động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; số tổ hợp tác tiếp tục tăng; phần lớn các hợp

tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của Luật. Các hợp tác xã

được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xuất hiện một số điển hình

tiên tiến, hỗ trợ cho kinh tế hộ thành viên tốt hơn, tạo việc làm và thu nhập thường

xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các tổ chức

kinh tế khác bước đầu có sự phát triển. Các tổ chức kinh tế tập thể đã từng bước

khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh xã hội, ổn định chính

trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể chậm, thiếu ổn

định. Sau Luật HTX năm 2012, nhiều hợp tác xã chưa tuân thủ nghiêm các quy định

của pháp luật; sự liên kết, hợp tác của các hợp tác xã chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp,

vai trò của liên hiệp hợp tác xã chưa được phát huy.

Thanh Ba là một huyện nông nghiệp thuộc vùng trung du của tỉnh Phú Thọ.

Trong những năm qua số lượng hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp thành lập

tăng; các hợp tác xã đã phát triển đa dạng hơn cả về ngành nghề, quy mô và trình

độ; khu vực kinh tế tập thể đã khắc phục được một phần tình trạng yếu kém trước

đây, củng cố một bước về tổ chức quản lý, bước đầu khẳng định là nhân tố quan

trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở, đóng góp vào phát

triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và sản xuất nông nghiệp nói chung.

Tuy nhiên, sự phát triển về chất của HTX rất chậm, đặc biệt các HTX hoạt động

trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật

nghèo và lạc hậu, năng lực ngũ cán bộ quản lý điều hành còn hạn chế, hiệu quả sản

xuất - kinh doanh (SXKD) thấp, lợi ích mang lại cho thành viên không nhiều.

Có nhiều nghiên cứu trong tỉnh tập trung vào phát triển HTX nông nghiệp,

song chưa có nghiên cứu nào trên địa bàn huyện Thanh Ba. Nhiều câu hỏi được đặt

ra là: thực trạng phát triển HTX nông nghiệp của huyện Thanh Ba hiện nay ra sao?

Nguyên nhân nào kìm hãm sự phát triển? Giải pháp chủ yếu nào để tạo cú hích cho

phong trào HTX nông nghiệp của huyện phát triển?

2

Xuất phát từ vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm

phát triển hợp tác xã nông nghiệp huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài

nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng về tình hình tổ chức SXKD và hiệu quả hoạt động của

các HTXNN trên địa bàn huyện trong những năm qua, trên cơ sở đó đề ra các giải

pháp cụ thể về phát triển HTXNN huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng về tổ chức sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động

SXKD của các HTXNN trên địa bàn huyện Thanh Ba trước và sau khi Luật HTX

năm 2012 có hiệu lực thi hành.

- Đưa ra các giải pháp, định hướng phát triển HTX trong lĩnh vực nông

nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện và quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của

huyện Thanh Ba đến năm 2020.

3. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quan điểm, đường

lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển HTX

trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ khoa học phục vụ cho sự lãnh đạo,

chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh và việc thực thực hiện chủ trương về đổi mới,

nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững HTX của Đảng và Nhà nước.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho các HTX trong huyện tham khảo

để đưa ra những giải pháp phát triển HTX của mình trong thời gian tới. Đồng thời

giúp cho Chính quyền các cấp có luận cứ khoa học trong việc xây dựng cơ chế,

chính sách phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn trong giai đoạn 2018 - 2025.

- Đề tài góp phần làm thay đổi nhận thức của nhân dân về HTX kiểu mới

trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất cho phong

trào HTX phát triển và hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn xây dựng nông thôn

mới hiện nay..

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!