Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thực Hiện Pháp Luật Về Quốc Phòng Từ Thực Tiễn Huyện Hiệp Đức, Tỉnh Quảng Nam.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Â Áá
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG HỮU NAM
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG TỪ THỰC
TIỄN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, năm 2020
HÀ NỘI năm
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG HỮU NAM
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG TỪ THỰC
TIỄN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐẶNG MINH ĐỨC
Hà Nội, năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các tài liệu đã
nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Quảng Nam, ngày tháng năm 2020
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đặng Hữu Nam
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỐC
PHÒNG ................................................................................................................. 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thực hiện pháp luật về quốc phòng ............... 8
1.2. Nội dung thực hiện pháp luật về quốc phòng ...............................................15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về quốc phòng .....21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỐC
PHÒNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM .....25
2.1. Khái quát về tình hình quốc phòng tại huyện Hiệp Đức ...............................25
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quốc phòng trên địa bàn huyện Hiệp Đức
..............................................................................................................................34
2.3. Đánh giá tổ chức thực hiện pháp luật về quốc phòng trên địa bàn huyện Hiệp
Đức .......................................................................................................................47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TỔ
CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG..............................52
3.1. Một số quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện Luật quốc phòng ..................52
3.2. Giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật về quốc phòng ...................59
KẾT LUẬN.........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 ANTT, ATXH An ninh trật tự, An toàn xã hội
2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3 CSVC-KT Cơ sở vật chất - kỹ thuật
4 CTND Chiến tranh nhân dân
5 DBĐV Dự bị động viên
6 DQTV Dân quân tự vệ
7 GDPL Giáo dục pháp luật
8 KVPT Khu vực phòng thủ
9 LLVT Lực lượng vũ trang
10 PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật
11 PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ
12 QĐND Quân đội nhân dân
13 QPTD Quốc phòng toàn dân
14 SSCĐ Sẵn sàng chiến đấu
15
WTO
World Trade Organization - Tổ chức
Thương mại Thế giới
16 XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền quốc phòng của một đất nước luôn gắn liền với với đường lối, chủ
trương, chính sách, nền độc lập và sự phát triển của một dân tộc, có sự liên kết trong
các quan hệ quốc tế khác. Chính vì vậy, Việt Nam luôn xác định xây dựng nền quốc
phòng bằng sức mạnh toàn dân, toàn quân, giữ vững, toàn vẹn lãnh thổ đất nước,
luôn sẵn sàng chống xâm lược. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng sự độc
lập, bình đẳng, hòa bình đối với tất cả các nước, hợp tác cùng phát triển với các
quốc gia khác với mục đích giữ gìn độc lập, hòa bình.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
chống đế quốc Mỹ bằng sức chiến đấu kiên cường, bất khuất được xây dựng nên từ
nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, được khẳng định qua từng
giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam. Và Đất nước Việt Nam đã vượt qua bao khó
khăn, gian khổ để có được nền độc lập, hòa bình hôm nay.
Ngày nay, trong giai đoạn lịch sử, phát triển mới, Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, tiếp tục xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, xác định quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt, xây
dựng quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Đó là sự khẳng định sức mạnh tổng hợp
của toàn quân, toàn dân và toàn hệ thống chính trị bảo vệ sự nghiệp cách mạng,
chống mọi lực lượng thù địch trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát điểm từ yêu cầu đó, các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm
đầu tư nguồn lực kinh tế để, ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng hệ thống quốc
phòng, căn cứ hậu cần, kỹ thuật, phòng thủ, diễn tập… để bảo đảm xây dựng quốc
phòng vững mạnh, toàn diện. Đồng thời, từng bước nâng cao trình độ, năng lực,
kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ
trang và mọi tầng lớp nhân dân về quốc phòng, an ninh; nêu cao tinh thần yêu nước,
2
bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, qua đó thực hiện tốt pháp luật
về quốc phòng ở các địa phương.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo cho các cấp, các ngành, lực lượng
Quân đội xây dựng tổ chức, bộ máy, trang thiết bị, vũ khí, phương tiện hiện đại
trong tập luyện, huấn luyện, diễn tập và sẵn sàng chiến đấu bằng các lực lượng
không quân, hải quân, binh chủng, quân chủng, tác chiến để xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm thực hiện pháp luật về quốc phòng ở
các địa phương.
Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, các cấp chính quyền địa phương
trên địa bàn huyện Hiệp Đức đã tích cực tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng,
nhận thức đầy đủ về pháp luật liên quan đến công tác quốc phòng ở các cơ quan,
ban ngành, đơn vị và UBND cấp xã. Do bối cảnh kinh tế, chính trị trong nước và
quốc tế, tác động của hội nhập đã tác động phần nào đến công tác quốc phòng, an
ninh trên địa bàn huyện; Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương đổi mới và mởi
rộng quan hệ để thực hiện những âm mưu thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt
hơn. Trước tình hình đó càng đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, nhân dân và chiến
sĩ trong quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang huyện Hiệp Đức trực tiếp làm nhiệm
vụ bảo vệ quê hương, đất nước, càng phải nắm rõ các quy định của pháp luật, chủ
động thực hiện tốt, kiên định lập trường chính trị, vận động nhân dân cùng thực
hiện tốt các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về quốc phòng nói riêng.
Trong những năm qua, sự nghiệp xây dựng nền QPTD và thực hiện pháp luật
về quốc phòng trên địa bàn huyện Hiệp Đức đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng lên. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các
giải pháp phù hợp để bảo vệ chủ quyền quốc gia và giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định cho phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Đó là sự nỗ lực của toàn quân,
toàn dân huyện Hiệp Đức trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Tuy nhiên
trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về quốc phòng cũng gặp nhiều khó
khăn, hạn chế nhất định trong giai đoạn hiện nay.
3
Với tư cách là chỉ huy trưởng của UBND xã Quế Bình, huyện Hiệp Đức,
bằng những kinh nghiệm công tác trong thời gian qua và kiến thức đã học được
trong chương trình Cao học, chuyên ngành về Luật hiến pháp và Luật hành chính,
đồng thời có sự hướng dẫn của thầy cô giáo Học viện khoa học xã hội nên tôi chọn
đề tài “Thực hiện pháp luật về quốc phòng từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh
Quảng Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học nhằm góp phần giải
quyết những vấn đề đặt ra và tạo sự phát triển bền vững trong thực hiện pháp luật về
quốc phòng tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu và vấn đề thực hiện pháp luật về quốc
phòng, quốc phòng an ninh đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu. Sau đây là một số
công trình tiêu biểu:
Dương Hồng Anh (2019) - Đại tá, PGS. TS Dương Hồng Anh, Phó Viện
trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với lực lượng vũ trang. Bài viết phân tích về các thế lực thù địch và sự chống phá
cực kỳ nguy hiểm và trên thực tế, các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh xuyên
tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác quốc phòng, an ninh,
về xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Nguyễn Huy Hiệu (2015) - Thượng tướng, Viện sĩ, TS Nguyễn Huy Hiệu,
Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong tình hình mới. Thượng tướng đã góp phần bổ sung, làm rõ thêm một số
định hướng cơ bản trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng
là: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng lực lượng, tăng cường sức mạnh quốc
phòng - an ninh cả về tiềm lực và thế trận, hoàn thiện cơ chế, đấu tranh quốc phòng
- an ninh trong tình hình mới.
Ngô Xuân Lịch (2017) - Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị,
Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và những vấn đề