Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thực Hiện Chính Sách Bình Đẳng Giới Trong Công Tác Cán Bộ Tại Tỉnh Đắk Lắk.pdf
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
752.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
793

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thực Hiện Chính Sách Bình Đẳng Giới Trong Công Tác Cán Bộ Tại Tỉnh Đắk Lắk.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------------

TRẦN THỊ THU THẢO

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI

TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2019

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THU THẢO

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI

TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên Ngành: Chính sách công

Mã số: 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. ĐẶNG THỊ HOA

ĐẮK LẮK, NĂM 2019

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội -

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Chính sách công, Ban Lãnh

đạo, các thầy, cô giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng của Viện Khoa

học xã hội vùng Tây Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập, nghiên cứu hoàn thành khóa học. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc

đến PGS.TS. Đặng Thị Hoa - người đã dành nhiều thời gian tâm huyết trực

tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện

luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ủy ban

Nhân dân tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

tỉnh Đắk Lắk và các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ cung cấp thông tin và tạo

mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận văn. Mặc

dù đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính

mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và các

thầy, cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn.

Đắk Lắk, tháng 8 năm 2019

Người thực hiện

Trần Thị Thu Thảo

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách bình đẳng giới trong công

tác cán bộ tại tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung

nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và không

trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực, trên cùng địa bàn.

Đắk Lắk, tháng 8 năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Thảo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9

5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 10

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 10

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................. 11

8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 12

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÔNG TÁC CÁN

BỘ............................................................................................................................................. 13

1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 13

1.2. Mục tiêu chiến lược về bình đẳng giới trong công tác cán bộ ............................. 18

1.3. Vị trí, vai trò của việc thực hiện chính sách bình đẳng giới trong công tác cán

bộ từ góc nhìn chính sách công ................................................................................. 18

1.4. Quy trình thực hiện chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ............... 19

1.5. Nội dung thực hiện chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ ............... 21

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG

GIỚI TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK ............................ 23

2.1. Đặc điểm tình hình và những tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện

chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tại tỉnh đắk lắk ........................... 23

2.2. Mục tiêu và kế hoạch thực hiện bình đẳng giới trong công tác cán bộ ở tỉnh

Đắk Lắk ..................................................................................................................... 30

2.3. Tình hình thực hiện chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ ở tỉnh

Đắk Lắk ..................................................................................................................... 33

2.4. Kết quả thực hiện chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tỉnh Đắk

Lắk. ............................................................................................................................ 40

2.5. Đánh giá chung về việc tổ chức thực hiện chính sách bình đẳng giới trong

công tác cán bộ tỉnh Đắk Lắk .................................................................................... 53

Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ TẠI TỈNH ĐẮK

LẮK .......................................................................................................................... 57

3.1. Quan điểm, định hướng xây dựng và thực hiện chính sách bình đẳng giới

trong công tác cán bộ ................................................................................................ 57

3.2. Các nhóm giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bình đẳng giới trong

công tác cán bộ tại tỉnh Đắk Lắk ............................................................................... 63

3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................. 71

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nghĩa của từ viết tắt

1 PGS Phó giáo sư

2 Nxb Nhà xuất bản

3 Ths Thạc sĩ

4 TW Trung ương

5 TU Tỉnh ủy

6 UBND Ủy ban nhân dân

7 HĐND Hội đồng nhân dân

8 BĐG Bình đẳng giới

9 NĐ-CP Nghị định Chính phủ

10 QĐ Quyết định

11 TTg Thủ tướng

12 NQ Nghị quyết

13 KH Kế hoạch

15 CTr Chương trình

16 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bình đẳng giới là vấn đề trung tâm của quá trình thực hiện các mục tiêu

phát triển Thiên niên kỷ và luôn được coi là một trong những tiêu chí quan

trọng của phát triển bền vững. Nghiên cứu về bình đẳng giới không chỉ dừng

lại ở nghiên cứu về phụ nữ mà còn phải nghiên cứu cả vị trí của người phụ nữ

trong mối quan hệ với chính sách và phát triển.

Ở Việt Nam, chủ trương bình đẳng giới được đề ra ngay trong bản

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, khẩu

hiệu “Nam Nữ bình quyền” đã được khẳng định trong Hiến pháp. Sinh thời,

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không

giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ

nghĩa xã hội chỉ một nữa” [23, tr.300]. Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27-4-

2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước đã đánh giá: “Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ

lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao

động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫng hụt, ở một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ giảm

sút”. [4, tr.1]

Nhiều năm qua, vấn đề bình đẳng giới và đảm bảo quyền của phụ nữ là

chủ trương lớn của Đảng và là một trong những chính sách xã hội cơ bản của

quốc gia trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế

quốc tế. Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 37/CT-TW, ngày 16/5/1994 về

công tác quản lý cán bộ nữ; Chỉ thị số 18/CT-TW, ngày 21/01/2018 về tiếp

tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, theo đó công tác cán bộ

nữ được vào nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!