Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
939

Luận văn thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THẾ HÙNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG

ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THẾ HÙNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG

ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRIỆU ĐỨC HẠNH

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa

công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông

tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, ngày....... tháng......năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Thế Hùng

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Quý Thầy/Cô đã giảng

dạy trong chương trình Cao học Quản lý Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế & QTKD -

Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu giúp tôi có cơ sở

lý luận hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn TS. Triệu Đức Hạnh đã sát sao hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi

trong thời gian thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ và các Anh/Chị đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi

trong việc thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình đã luôn tạo điều kiện

tốt nhất cho tôi trong quá trình theo học chương trình cao học cũng như tạo điều

kiện trong thời gian tôi thực hiện luận văn.

Do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học

chưa nhiều nên luận văn của tôi không tránh khỏi nhiều thiếu sót, kính mong nhận

được sự nhận xét, đóng góp của Quý Thầy/Cô và các anh, chị học viên.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày....... tháng......năm 2019

Học viên

Vũ Thế Hùng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................vi

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU.................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ..............................................................................vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.........................4

5 .Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ

ĐIỀU ..................................................................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống đê điều ...........................................................5

1.1.1. Một số khái niệm...............................................................................................5

1.1.2. Phân loại hệ thống đê điều ................................................................................5

1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống đê điều ở Việt Nam ........................9

1.1.4. Nội dung công tác quản lý hệ thống đê điều...................................................17

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống đê điều ...28

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống đê điều......................................................32

1.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên................................................................32

1.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định .....................................................................33

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Phú Thọ.................................................34

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................37

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................37

2.2. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................37

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................37

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ......................................................38

iv

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................41

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ...............................................................44

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................44

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ .....................................44

3.1.2. Hiện trạng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ..................................46

3.2. Thực trạng công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .........50

3.2.1. Mức độ hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý đê điều ..................................50

3.2.2. Quy hoạch hệ thống đê điều được phê duyệt và làm tốt công tác quản lý đê

điều theo quy hoạch..........................................................................................53

3.2.3. Mức độ hoàn thiện của kế hoạch đầu tư xây dựng và củng cố nâng cấp đê điều.....56

3.2.4. Sự chuẩn bị sẵn sàng về nhân vật lực và các phương án hộ đê ......................57

3.2.5. Giảm thiểu các sự cố đê điều trong mùa mưa lũ.............................................57

3.2.6. Giảm thiểu và xử lý kịp thời các vi phạm và khiếu nại ..................................58

3.2.7. Hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, theo dõi

đê điều ..............................................................................................................64

3.2.8. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng và quản lý đê điều .........65

3.2.9. Giám sát hoạt động trong quản lý đê điều ......................................................66

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý hệ thống đê điều ở tỉnh Phú Thọ..............66

3.3.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa

bàn nghiên cứu .................................................................................................66

3.3.2. Những kết quả đạt được ..................................................................................71

3.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân......................................................................74

Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN

LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ................79

4.1. Định hướng phát triển của tỉnh Phú Thọ đến năm 2022....................................79

4.1.1. Phương hướng phát triển chung......................................................................79

4.1.2. Phương hướng xây dựng và quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn................80

4.2. Những nguyên tắc trong việc đề xuất giải pháp quản lý hệ thống đê điều ........82

4.2.1. Nguyên tắc tuân thủ các quy định của hệ thống pháp luật..............................82

v

4.2.2. Nguyên tắc khoa học.......................................................................................83

4.2.3. Nguyên tắc hiệu quả và khả thi.......................................................................84

4.2.4. Nguyên tắc xã hội hóa và bền vững................................................................84

4.3. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ ............................................................................................................84

4.3.1. Rà soát bổ sung hoàn thiện công tác quy hoạch hệ thống đê điều..................84

4.3.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức làm công tác quản lý đê điều ............................85

4.3.3. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý đê điều .........86

4.3.4. Hoàn thiện các quy định về đầu tư xây dựng và quản lý đê điều ...................89

4.3.5. Tăng cường công tác giám sát và đánh giá công tác quản lý đê điều.............91

4.3.6. Tăng cường công tác xã hội hóa trong quản lý đê điều trên địa bàn ..............92

4.3.7. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý đê điều .......94

4.4. Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ ...........................................................................95

KẾT LUẬN..............................................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................101

PHỤ LỤC ................................................................................................................103

vi

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 NN Nông nghiệp

2 PCLB Phòng chống lụt bão

3 PTNT Phát triển nông thôn

4 QĐ Quyết định

5 QLĐ Quản lý đê

6 TP Thành phố

7 TX Thị xã

8 TKCNCH Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ

9 VP Vi phạm

10 UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1: Phân cấp đê theo số dân và diện tích được bảo vệ ....................................7

Bảng 1.2: Phân cấp đê sông theo lưu lượng lũ thiết kế..............................................8

Bảng 1.3: Phân cấp đê theo độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực

nước thiết kế...................................................................................................8

Bảng 1.4: Phân cấp đê bao, đê bối, đê chuyên dùng...................................................9

Bảng 3.1: Hệ thống đê điều của tỉnh Phú Thọ năm 2017 .........................................47

Bảng 3.2: Đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống đê điều tỉnh Phú Thọ có đến 31/12/201752

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện củng cố hệ thống đê điều tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-

2017..............................................................................................................54

Bảng 3.4: kết quả dự báo khối lượng thực hiện giai đoạn 2018-2020......................55

Bảng 3.5. Thống kê vi phạm công trình đê điều trên địa bàn Phú Thọ giai đoạn

2007-2017 ....................................................................................................60

Bảng 3.6: Vụ vi phạm Luật đê điều còn tồn đọng đến 31/8/2018 ............................61

Bảng 3.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy các chỉ tiêu nghiên cứu – Thông tin tuyên

truyền về công tác bảo vệ đê điều................................................................62

Bảng 3.8: Kết quả đo lường đánh giá: Thông tin tuyên truyền về công tác bảo vệ đê

điều...............................................................................................................62

Bảng 3.9: Kết quả phỏng vấn sâu xác định nguyên nhân tồn đọng vi phạm chưa

được giải tỏa.................................................................................................63

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Bản đồ hệ thống đê sông Hồng, Sông Thái Bình......................................11

Hình 3.1. Tuyến đê Hữu Lô kết hợp với đường giao thông nhìn từ trên cao...........46

Hình 3.2. Tuyến đê tả Thao kết hợp giao thông có hệ thống đèn chiếu sáng...........48

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Phú Thọ ...........................................51

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đê điều là loại công trình cơ sở hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng

trong việc phòng chống thiên tai lũ lụt bảo vệ an sinh kinh tế cho các quốc gia, đặc

biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp và gia

tăng bất lợi. Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của

biến đổi khí hậu (Minh Luyến, 2018), do vậy công tác quản lý đê điều ngày càng

được quan tâm và được xác là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống thiên

tai hiện nay. Quản lý đê điều là một trong những công việc được Đảng và Nhà nước

hết sức quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, đầu tư nguồn

vốn rất lớn cho công tác xây dựng, bảo vệ và quản lý hệ thống đê điều trên cả nước

nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Việt Nam là một nước có hệ thống sông ngòi dày đặc trải đều trên toàn quốc.

Cả nước có 2.360 con sông có chiều dài trên 10 km, số lượng sông nhỏ và ngắn

chiếm 93%, sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam

và hướng vòng cung. Lưu lượng nước của dòng chảy chia làm hai mùa rõ rệt là mùa

lũ và mùa cạn, lượng nước mùa lũ chiếm từ 70-80% lượng nước cả năm. Hàng năm

hệ thống sông ngòi của nước ta vận chuyển khoảng 839 tỷ m3 nước, bồi đắp khoảng

200 triệu tấn phù sa/ năm (Phạm Văn Đồng, 2018). Trải dài lịch sử, hình thành các

dải đất màu mỡ dọc các tuyến sông, đồng thời hình thành các vùng đất canh tác,

làng mạc dọc theo các dòng chảy của hệ thống sông ngòi. Các khu dân cư, thành

phố và vùng nông nghiệp thường phát triển dọc theo các vùng ven sông tạo sự thuận

lợi trong phát triển nông nghiệp nhưng luôn tiềm ẩn mối đe dọa từ các yếu tố lũ và

nguy cơ ngập lụt. Xuyên suốt lịch sử, ông cha ta đã chú trọng, quan tâm phát triển

đê điều từ rất sớm. Hệ thống đê điều châu thổ sông Hồng đã có lịch sử trên 2000

năm. Trải qua quá trình phát triển, hệ thống đê hiện nay trên cả nước là một hệ

thống công trình quy mô lớn với khoảng 13.200 km đề, trong đó có khoảng 10.600

km đê sông và gần 2.600km đê biển.Hầu hết các hệ thống đê điều và phòng chống

lụt bão tồn tại hiện nay ở nước ta được thiết kế dựa theo kinh nghiệm và áp dụng

các tiêu chuẩn an toàn phù hợp với tình hình thực tế từ vài thế kỷ trước. Diễn biến

2

các hình thái thời tiết và thiên tai ngày càng gia tăng do hiệu ứng nóng lên toàn cầu

và biến đổi khí hậu tạo ra các biến đổi bất thường về khí tượng, thủy văn tác động

đến độ an toàn của hệ thống đê điều của Việt Nam. Kết quả phân tích chất lượng đê

điều ở Việt Nam năm 2012 cho thấy: 66,4%km đê ổn định đảm bảo an toàn; 28,0%

km đê ổn định chưa đảm bảo an toàn; 5,6 km đê xung yếu. Hàng năm hệ thống đê

điều ở nước ta được đầu tư tu bổ thường xuyên nhằm tăng cường ổn định và loại trừ

dần các trọng điểm đê điều xung yếu. Tuy nhiên, do tác động của thiên nhiên và của

con người, quy mô và chất lượng đê điều luôn bị biến động theo thời gian (Vũ

Hoàng Hưng, 2017).

Từ nhiều năm nay công tác quản lý đê điều ở tỉnh Phú Thọ được quan tâm đặc

biệt, do tỉnh có nhiều sông ngòi lớn chảy qua, hàng năm thiên tai thường xuất hiện

nhiều với các dạng như bão, lũ, úng ngập,... với vị trí nằm trọn trong lưu vực của 3

con sông lớn là: sông Thao, sông Lô, sông Đà và 2 con sông nhỏ là: sông Bứa và

sông Chảy. Toàn tỉnh có hơn 508km đê các loại để ngăn lũ; 456 cống dưới đê có vai

trò tưới và tiêu nước; trên 90km đã được kè hộ chân và lát mái,... tuy nhiên tình hình

lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ hệ thống đê điều vẫn không lắng xuống mà

còn tiếp tục gia tăng. Cá biệt còn có địa phương vì lợi ích cục bộ đã giao đất, cho

thuê đất xây dựng nhà ở, lều quán kinh doanh, bãi chứa vật liệu xây dựng,… trong

phạm vi bảo vệ đê gây khó khăn cho việc xử lý. Sự buông lỏng quản lý, thiếu kiên

quyết của chính quyền một số địa phương trong xử lý cũng là một trong những yếu

tố làm gia tăng vi phạm đối với hệ thống đê điều hiện nay. Tình trạng công trình đê

điều và hành lang bảo vệ đê theo quy định bị vi phạm do nhiều mục đích khác nhau.

Phân cấp quản lý đê điều còn chồng chéo, chưa rõ ràng, đặc biệt là trong trong việc

xây dựng, bảo vệ và xử lý các vi phạm dẫn đến nhiều hệ thống đê điều trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ đang bị xâm phạm, hư hại ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống đê

điều, đe dọa đến sự an toàn của công đồng và các hoạt động kinh tế trong khu vực

vào các mùa mưa bão.

Mặc dù Nhà nước và các địa phương đã có nhiều chính sách và rất quan tâm

đến công tác xây dựng, sử dụng và bảo vệ đê điều tuy nhiên thực tế đang có nhiều

bất cập trong công tác quản lý hệ thống đê điều do cả nguyên nhân khách và chủ

3

quan của con người như: Sự xuống cấp của hệ thống đê điều không được sửa chữa

kịp thời, việc tu bổ hàng năm chưa đảm bảo do thiếu kinh phí, nạn khai thác cát sỏi

bừa bãi, tổ mối, tổ chuột, mạch sùi ...vv.. không được phát hiện kịp thời do thiếu

trách nhiệm trong công tác quản lý đê điều là các nguyên nhân tiềm ẩn hậu quả

khôn lường nếu không có giải pháp khắc phục. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nội

dung:“Tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

làm hướng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn đóng góp kết quả

nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý hệ

thống đê điều một cách có hiệu quả hơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

gắn với các chủ thể, khách thể liên quan. Phân tích và đúc rút các bài học kinh

nghiệm, đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều trên

địa bàn nghiên cứu.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản lý hệ thống đê điều.

- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.

- Đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý

hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ gắn với các chủ thể và khách thể liên quan.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý

hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

và đề xuất các giải pháp tăng cường trong thời gian tới.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!