Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quan Niệm Về Hạnh Phúc Của Sinh Viên Tại Hà Nội.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÂM THANH BÌNH
QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN
TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÂM THANH BÌNH
QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN
TẠI HÀ NỘI
Ngành:Tâm lý học
Mã số: 8.31.04.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN THỊ MAI HƢƠNG
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lâm Thanh Bình
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN NIỆM HẠNH PHÚC CỦA
SINH VIÊN.................................................................................................... 21
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 21
1.2. Quan niệm hạnh phúc của sinh viên ........................................................ 24
1.3. Một số đặc điểm tâm lý xã hội của sinh viên hiện nay ............................ 24
1.4. Các luận điểm lý thuyết về hạnh phúc ..................................................... 26
1.5. Một số quan điểm lý thuyết khác về các cấu thành của hạnh phúc ......... 32
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 37
2.1 Tổ chức nghiên cứu ................................................................................... 37
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 40
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUAN
NIỆM HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI............................. 46
3.1 Các quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội ............................ 46
3.2 Quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội từ quan điểm Hạnh
phúc thụ hưởng và Hạnh phúc giá trị.............................................................. 57
3.3 Quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội từ quan điểm hạnh
phúc định hướng cá nhân và hạnh phúc định hướng xã hội ........................... 61
3.4. Các lĩnh vực cuộc sống được định vị trong quan niệm hạnh phúc của
sinh viên tại Hà Nội ......................................................................................... 63
3.5 Mối quan hệ của quan niệm hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của
sinh viên tại Hà Nội......................................................................................... 66
3.6 So sánh quan niệm hạnh phúc theo 1 số đặc điểm nhân khẩu xã hội
của sinh viên .................................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC....................................................................................................... 89
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ....................................................... 39
Bảng 3.1. Các thành phần của hạnh phúc trong quan niệm của sinh viên
tại Hà nội ............................................................................................... 47
Bảng 3.2: Diễn giải các thành phần/ yếu tố trong quan niệm hạnh phúc ....... 48
Bảng 3.3. Một số ví dụ mô tả sự thành đạt trong cấu trúc hạnh phúc theo
quan niệm của sinh viên tại Hà Nội ...................................................... 57
Bảng 3.4. Hạnh phúc thụ hưởng và hạnh phúc giá trị trong quan niệm
hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội (Tỷ lệ %)...................................... 58
Bảng 3.5. Hạnh phúc định hướng cá nhân và hạnh phúc định hướng xã hội
trong quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội (Tỷ lệ %) .......... 61
Bảng 3.6: Bảng mô tả các lĩnh vực cuộc sống định vị trong quan niệm về
hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội ...................................................... 64
Bảng 3.7. Quan niệm về hạnh phúc theo các lĩnh vực của cuộc sống của
sinh viên tại Hà Nội (Tỷ lệ %).............................................................. 65
Bảng 3.8 . Mối quan hệ giữa cấu trúc hạnh phúc trong quan niệm của sinh
viên và cảm nhận hạnh phúc ................................................................. 67
Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa Cảm nhận hạnh phúc và định hướng hạnh
phúc theo các lĩnh vực cuộc sống trong quan niệm của sinh viên tại
Hà Nội. .................................................................................................. 70
Bảng 3.10. Khác biệt về định hướng xã hội và định hướng cá nhân trong
quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội. (p<0,5).................. 73
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Một số ví dụ về quan niệm hạnh phúc của các cá nhân ................... 49
Hộp 3.2: Bậc thang phức tạp dần của thành phần gia đình trong quan niệm
hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội ...................................................... 50
Hộp 3.3. Bậc thang phức tạp dần của thành phần nhu cầu trong quan niệm
hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội ...................................................... 53
Hộp 3.4 Một số ví vụ mô tả về thành phần vật chất trong cấu trúc hạnh
phúc theo quan niệm của sinh viên tại Hà Nội ..................................... 55
Hộp 3.5: Một số ví dụ về quan niệm hạnh phúc thụ hưởng và hạnh phúc
giá trị của các cá nhân ........................................................................... 59
Hộp 3.6: Ví dụ Hạnh phúc định hướng cá nhân và Hạnh phúc định hướng
xã hội trong quan niệm của sinh viên tại Hà Nội ................................. 62
Hộp 3.7: Gia đình theo quan niệm của nhóm “Không hạnh phúc” ................ 68
Hộp 3.8: Thành phần Thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong quan niệm hạnh phúc ... 69
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hạnh phúc là một phạm trù mang tính trừu tượng bởi con người không
thể sờ nắm được hạnh phúc nhưng hoàn toàn có thể cảm thấy được nó. Cảm
giác này mang tính chủ quan, có thể không ai giống ai. Không thể áp đặt tiêu
chuẩn hạnh phúc của người này lên người khác bởi mỗi người có những tiêu
chuẩn riêng cho cảm nhận hạnh phúc của mình. Tuy là cảm nhận mang tính
chủ quan cá nhân mỗi người nhưng trên bình diện xã hội, hạnh phúc con
người có tầm quan trọng đặc biệt. Trong bản Tuyên ngôn độc lập Hồ Chủ
tịch đọc tại quảng trường Ba Đình, ngày 2 tháng 9 năm 1945 có đoạn “Tất cả
mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [11]. Ở một đoạn khác trong bản
tuyên ngôn Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [11]. Như vậy,
quyền mưu cầu hạnh phúc trở thành một trong những giá trị cơ bản nhất của
nhân quyền, đích đến của mọi quốc gia, mọi dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên 2013, Đại hội đồng Liên hiệp quốc với 193
quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua nghị quyết A/RES/66/281 chọn
ngày 20 tháng 3 hàng năm làm Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Ngày này mang ý
nghĩa biểu tượng nhằm quyết tâm thể hiện sự tích cực và những nỗ lực nhiều
hơn nữa để xây dựng một thế giới đại đồng, mang lại hạnh phúc cho con
người khắp nơi trên trái đất. Tại Việt Nam, Thủ tướng chính phủ ra Quyết
định 2589 QDTT- Ngày 26-12 năm 2013 duyệt các hoạt động kỷ niệm ngày:
Hạnh phúc quốc tế. Điều này khẳng định tầm quan trọng của hạnh phúc đối
với nhân loại. Nhiều quốc gia đã xây dựng những chỉ số hạnh phúc hạnh phúc
khác nhau để trên cơ sở đó dề ra những chính sách phù hợp. Ví dụ, chỉ số
Tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness – GNH) do Bhutan đề
2
xuất. Liên hợp quốc hàng năm, từ 2012 đến nay, đều công bố chỉ số hạnh
phúc thế giới (World Happiness Index – WHI) của các quốc gia vào ngày
Quốc tế Hạnh phúc và đề nghị nên coi Hạnh phúc là thước đo đúng đắn của
tiến bộ xã hội và là mục tiêu của chính sách công, đồng thời cũng tuyên bố
không áp đặt bất cứ quan niệm nào về hạnh phúc [15].
Hạnh phúc là một chủ đề lớn trong khoa học nghiên cứu về loài người.
Hạnh phúc được nhiều khoa học nghiên cứu trong đó có tâm lý học. Hạnh
phúc có thể là phổ quát, nhưng ý nghĩa của nó vẫn phức tạp và mơ hồ. Đức
Đạt Lai Lạt Ma cho rằng "chính mục đích tồn tại của chúng ta là tìm kiếm
hạnh phúc " [47] và nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh hạnh phúc là một
mục tiêu tối cao của con người qua các nền văn hoá [30]. Hạnh phúc, với bất
cứ cái tên nào chúng ta đề cập đến nó và đi tìm kiếm nó, là khát vọng cơ bản
và phổ biến nhất của con người. Trong ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng “happy”
như một tính từ có ba nghĩa rộng: may mắn; cảm giác hoặc thể hiện niềm vui,
sự hài lòng, sự hài lòng, v.v. Trong các nghiên cứu tâm lý học phương Tây,
hạnh phúc thường được ngụ ý là một trạng thái tâm lý thể hiện sự hài lòng của
con người về một số nhu cầu hoặc ham muốn quan trọng được thỏa mãn [33].
Tuy nhiên, hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng. Có nhiều quan điểm và
nhìn nhận khác nhau về hạnh phúc trong tâm lý học. Việc tìm hiểu khái niệm
này vẫn cần tiếp tục được quan tâm của khoa học. Ở Việt Nam, các nghiên
cứu về hạnh phúc chưa nhiều do đó chưa thể định vị được hạnh phúc của
người Việt. Việc tiếp cận nghiên cứu về hạnh phúc của Việt Nam cũng chưa
đa dạng, chủ yếu là các nghiên cứu rời rạc, sử dụng các thang đo có sẵn của
nước ngoài, chuẩn hóa và đặt vào đối tượng khách thể là người Việt nên nội
dung nghiên cứu cũng có giới hạn nhất định. Trong bối cảnh kinh tế xã hội
hiện nay, việc tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc của người Việt là cần thiết.
Nó không chỉ có ý nghĩa đối với nghiên cứu khoa học tâm lý học về hạnh
3
phúc mà còn gợi ý đối với việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
hướng đến làm con người hạnh phúc hơn như gợi ý của Liên hợp quốc.
Sinh viên là lực lượng tiến bộ của xã hội, vừa có sức lực cường tráng của tuổi
trẻ vừa mang sức mạnh của tri thức khoa học và xã hội bởi đang được đào tạo
chuyên môn để trở thành lực lượng lao động tri thức trong vài ba năm tới.
Nghiên cứu quan niệm hạnh phúc của tầng lớp này, vừa giúp hiểu được mối
quan tâm, mục tiêu kiếm tìm hạnh phúc của con người trong xã hội hiện đại,
vừa giúp định hướng xây dựng nhân cách sinh viên nói riêng và thanh niên
nói chung trong thời kỳ mới.
Với mục tiêu tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc của sinh viên, tác giả sẽ
bước đầu tiến gần tới việc phác họa các thành phần chính của hạnh phúc ở
người trẻ trong tổng thể, kết quả từ nghiên cứu này sẽ là một đóng góp cho
các nghiên cứu về hạnh phúc từ tiếp cận tâm lý học tại Việt Nam.
Cách suy nghĩ, nhìn nhận của con người về một vấn đề nào đó sẽ tác động tới
hành vi của họ đối với việc đạt được mục đích. Vậy nên, quan niệm thế nào
về hạnh phúc sẽ điều chỉnh, thúc đẩy cá nhân đó sẽ hành động để đạt được nó.
Sinh viên là nhóm người khá đặc biệt trong xã hội. Các em là thành phần của
tầng lớp trí thức, là chủ nhân tương lai của đất nước. Tìm hiểu quan niệm về
hạnh phúc của thanh niên không những giúp nhìn nhận cuộc sống thực tại của
họ mà còn có thể qua đó hướng các em tới những giá trị chân, thiện, mĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những quan điểm nghiên cứu đầu tiên về hạnh phúc đã được chứng
minh là có từ khá sớm, ngay từ thời cổ đại với những nhà triết học. Ở thời kỳ
hiện đại, nhiều khoa học nghiên cứu về hạnh phúc trong đó có tâm lý học.
Nhiều tác giả với nhiều nghiên cứu đã tạo thành những trường phái, những
luồng tư tưởng khác nhau về hạnh phúc. Trong khuôn khổ của luận văn, tôi
không tham vọng có thể trình bày hết các lịch sử nghiên cứu hạnh phúc của
thế giới. Các nội dung được đưa ra dưới đây như là sự dẫn dắt tập trung vào