Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
955.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1973

Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện đam rông, tỉnh lâm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

........./ ......... ......../ ........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN BÁ NHÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG,

TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2018

e

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

........./ ......... ......../ ........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN BÁ NHÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG,

TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

MÃ SỐ: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN HẢI NINH

ĐẮK LẮK, NĂM 2018

e

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn với đề tài “Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm

nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng”, trước hết em

xin đặc biệt cảm ơn thầy Nguyễn Hải Ninh, người đã tận tâm giúp đỡ, hướng

dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin trân trọng cám ơn Ban

Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, lãnh đạo Học viện Hành chính

Quốc gia phân viện Tây Nguyên, các thầy, các cô giáo tại Học viện Hành

chính Quốc gia, Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông, Phòng Lao động Thương

binh & Xã hội huyện Đam Rông, Ủy ban nhân dân 8 xã thuộc huyện Đam

Rông và bà con nhân dân các xã nơi đề tài tiến hành nghiên cứu,...đã tạo

những điều kiện tốt nhất, tham gia góp ý kiến khoa học, cung cấp tài liệu, ủng

hộ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu, điều tra để hoàn

thành luận văn. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi

vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này.

Với những điều kiện khách quan và chủ quan, chắc chắn kết quả nghiên

cứu của luận văn còn những thiếu sót nhất định. Em rất mong tiếp tục nhận

được những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn góp phần tích

cực cho công tác Quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa

bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn !

Đắk Lắk, ngày tháng năm 2018.

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Nhân

e

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN ........ 11

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 11

1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 23

1.3. Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo........................................... 26

1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở một số địa

phương trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho cấp xã trên địa bàn

huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.............................................................. 28

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 32

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM

NGHÈO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM

ĐỒNG............................................................................................................. 34

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các xã trên địa bàn huyện Đam

Rông, tỉnh Lâm Đồng.................................................................................. 34

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 34

2.1.2.Đặc điểm về Kinh tế - xã hội ......................................................... 37

2.2. Hoạt động triển khai văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên và tổ

chức bộ máy thực hiện ................................................................................ 41

2.2.1. Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật ................................. 41

2.2.2. Tổ chức bộ máy để thực hiện các văn bản Quản lý Nhà nước về

xóa đói giảm nghèo cấp xã...................................................................... 44

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã

trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng .......................................... 50

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân...................................... 50

e

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................... 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 72

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM

RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2020............................. 73

3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp

xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng ..................................... 73

3.1.1. Phương hướng quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã

trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng ...................................... 73

3.1.2. Mục tiêu quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa

bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 ........................... 85

3.2. Giải pháp, tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo

cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020....... 90

3.2.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp xóa đói giảm nghèo

cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng........................... 90

3.2.2. Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng,

hiệu quả quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã .................. 100

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 108

KẾT LUẬN.................................................................................................. 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113

e

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo là một vấn đề liên quan đến

kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị, mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ

luôn luôn tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn

tại ngay trong nội thân các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuỳ thuộc vào

điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị, xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc

gia mà tính chất, mức độ Quản lý Nhà nước về đói nghèo sẽ khác nhau. Trong

mỗi một quốc gia có thể có những cơ chế Quản lý Nhà nước về đói nghèo ở

từng vùng, miền, từng bang, từng tỉnh khác nhau nhằm duy trì và đảm bảo sự

tồn tại và phát triển của xã hội.

Ở Việt Nam, Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo là chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho

người nghèo, thu hẹp chênh lệch sự phát triển giữa các vùng, miền và giữa

các dân tộc, nhóm dân cư. Do đó Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo là

một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của cả nước, các ngành, các địa

phương và ở cơ sở.

Thành tựu Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong

những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công

bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm

nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư

chưa được thu hẹp, trong đó có một bộ phận lớn dân cư đang sinh sống ở

vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang phải chịu cảnh nghèo

đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống hàng ngày.

Đây là một trong những vấn đề quan trọng đòi hỏi Nhà nước và toàn xã hội

luôn cần phải đặc biệt quan tâm. Vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo là một

e

2

chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước, là sự nghiệp của toàn

Đảng, toàn dân trong chương trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước

ta.

Trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng có 7/8 xã (chiếm

87,5%) là các xã nghèo thuộc huyện nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Lâm Đồng, là một trong 62 huyện nghèo của cả

nước theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của

Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các

huyện nghèo. Với đặc điểm diện tích đất tự nhiên rộng lớn, địa hình đồi núi

chia cắt phức tạp, cơ sở vật chất hạ tầng xuất phát thấp kém. Bên cạnh đó, tỷ

lệ dân số phân bố không đồng đều, phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu

số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp kém và lạc hậu, đời sống của

Nhân dân các xã còn gặp nhiều khó khăn.

Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Chính quyền địa phương tại các xã trên

địa bàn huyện Đam Rông đã đề ra những chủ trương phù hợp, đúng đắn nhằm

đột phá, tăng tốc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc

quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác xóa đói

giảm nghèo, đảm bảo chế độ chính sách an sinh xã hội. Đời sống Nhân dân

ngày càng được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là đối

với hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách.

Trình độ dân trí từng bước được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn được thay

đổi căn bản. Đây là tiền đề rất quan trọng cho bước phát triển mới trong giai

đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Quản lý Nhà

nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông vẫn còn

nhiều tồn tại, hạn chế, dẫn đến nhiều hộ nghèo tuy đã thoát nghèo nhưng chưa

e

3

bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; nhiều hộ nghèo có nguy cơ dễ bị tổn

thương trước những rủi ro của cuộc sống (tàn tật, già cả neo đơn, ốm đau,

thiên tai, mất mùa, biến động thị trường, mất đi người trụ cột của gia đình...);

việc thụ hưởng các chính sách xóa đói giảm nghèo chưa đáp ứng kịp thời

được nhu cầu của người nghèo.

Xuất phát từ những lý do nêu trên. Qua thời gian được học tập, nghiên

cứu, rèn luyện tại lớp cao học HC21.TN12, chuyên ngành Quản lý công (đợt

2 năm 2016, niên khóa 2016 – 2018) thuộc Học viện Hành chính Quốc gia, và

qua tìm hiểu về công tác Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã

trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng em chọn đề tài “Quản lý Nhà

nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm

Đồng” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Hafiz A . Pasha and T. Palanivel (2004), Chính sách và tăng trưởng vì

người nghèo - Kinh nghiệm châu Á, cho rằng: Việc theo đuổi tăng trưởng

phải đi kèm với nỗ lực đạt được tăng trưởng vì người nghèo thông qua việc

tái phân bổ tài sản và thu nhập trong nền kinh tế và điều này có ý nghĩa lớn

trong xác định bản chất của chiến lược chống đói nghèo. Thực tế một số quốc

gia có tốc độ giảm nghèo hạn chế trong khi thành tích tăng trưởng kinh tế đầy

ấn tượng, còn một số khác lại có tốc độ giảm nghèo cao trong khi tăng trưởng

kinh tế là tương đối thấp [37 ,tr5-11].

“Tấn công nghèo đói” đóng vai trò trung tâm cho các thảo luận tại Hội

nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt nam (CG) năm 1999, những phân

tích đã nhận được sự ủng hộ của nhiều bên liên quan, báo cáo này được dùng

làm cơ sở cho lập kế hoạch giảm nghèo chiến lược. Tương tự như vai trò của

báo cáo, Nhóm làm việc về giảm nghèo tiếp tục giữ vai trò một diễn đàn

chính cho đối thoại giữa chính phủ với các nhà tài trợ về các vấn đề nghèo

e

4

cho tới khi Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng và Giảm nghèo toàn diện

(CPRGS) ra đời vài năm sau đó [40].

Lê Xuân Bá (2010), Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động

nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá, đã khái quát một số

vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá gắn với việc

phân bổ lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng

đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và vai trò của Nhà

nước đối với quá trình chuyển dịch này. Từ việc phân tích thực trạng, các yếu

tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, tác giả

đã dự báo cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn nước ta từ 2009-2020[1].

Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xoá đói giảm nghèo thực trạng và giải

pháp; Với 9 chương, hơn 300 trang sách, cuốn sách đã đánh giá một cách tổng

quan về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng và

các chính sách của Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo; các chương trình xóa

đói, giảm nghèo điển hình; đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách xóa

đói, giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; nêu ra những định

hướng, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cùng những cơ chế, giải pháp nhằm

thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời gian

tới [2].

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cơ bản

đã tập trung nghiên cứu chính sách và tăng trưởng vì người nghèo; nghiên cứu

việc làm vào trong kế hoạch và chiến lược phát triển để đề xuất chính sách và

chiến lược gắn việc làm với tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; nghiên cứu

mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động;

nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và

các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,

e

5

hiện đại hoá và đô thị hoá; nghiên cứu chính sách xoá đói giảm nghèo thực

trạng và giải pháp, đề xuất các định hướng và giải pháp về giải quyết việc làm

cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung đi vào nghiên cứu chính sách

tăng trưởng kinh tế, chính sách giải quyết việc làm, vấn đề nông nghiệp, nông

thôn, đô thị hóa, chính sách xóa đói giảm nghèo mà chưa tập trung nghiên cứu

các vấn đề Quản lý Nhà nước cấp xã, nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động qua

lại giữa Nhà nước với Nhân dân và Nhân dân với Nhà nước.

Luận văn này chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý Nhà nước

về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Mặc dù việc nghiên cứu chỉ diễn ra trong phạm vi không gian, địa điểm hẹp

đó là cấp xã, nhưng đây mới là nơi trực tiếp tiếp cận với người dân, với hộ

nghèo, hộ cận nghèo. Cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện quản lý Nhà nước với

người dân; là nơi đề xuất tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân với

Đảng, Nhà nước; là nơi truyền tải trực tiếp các chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân; và cũng là cấp trực

tiếp thực hiện quản lý Nhà nước về mọi mặt, mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội,

quốc phòng an ninh. Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa

bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng là một lĩnh vực trong quản lý Nhà

nước về các vấn đề xã hội đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích:

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kết quả thực hiện Quản lý Nhà nước

về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm

Đồng, từ đó phân tích, đánh giá khách quan những kết quả đạt được và những

hạn chế còn tồn tại, tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan để đề ra

những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần hoàn thiện Quản lý Nhà nước về

e

6

xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng,

đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững theo phương pháp

tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn

2016-2020 tại các xã thuộc huyện Đam Rông. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết

của huyện, của tỉnh và Nghị quyết 30a của Chính phủ.

- Nhiệm vụ:

Luận văn hệ thống hoá một số cơ sở lý luận về vấn đề Quản lý Nhà

nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh

Lâm Đồng mang tính quốc tế cũng như phạm vi trong nước;

Luận văn đánh giá được thực trạng và kết quả Quản lý Nhà nước về

xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

bằng cách phân tích, tổng hợp các yếu tố Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm

nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; phân tích

nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ dân, phân tích tổng hợp tình hình

thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam

Rông, tỉnh Lâm Đồng;

Luận văn đúc rút được các bài học kinh nghiệm từ thực trạng, kết quả

Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam

Rông, tỉnh Lâm Đồng;

Luận văn đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao công tác

Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Đam

Rông, tỉnh Lâm Đồng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quản lý Nhà nước về xóa đói

giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

e

7

Chủ thể nghiên cứu tập trung vào Ủy ban Nhân dân, Ban Xóa đói giảm

nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Khách thể bao gồm con người, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã

hội, Quốc phòng - An ninh, các phong tục tập quán…

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động Quản lý Nhà nước của chính

quyền địa phương gồm Hội đồng Nhân dân; Ủy ban Nhân dân các xã; và Ban

xóa đói giảm nghèo các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Phạm vi nội dung, luận văn nghiên cứu Quản lý Nhà nước về xóa đói

giảm nghèo các xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng trên các nội

dung thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo hiện nay.

Về thời gian nghiên cứu, từ năm 2010 đến năm 2017 và phương hướng

đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận: Hệ thống các cách sử dụng, các quan điểm, các

nguyên tắc, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức

và thực tiễn theo duy vật biện chứng. Luận bàn về các vấn đề liên quan đến

Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo.

- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được

sử dụng bao gồm: Phương pháp nghiên cứu văn kiện, tài liệu; Phương pháp

điều tra, khảo sát; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp chuyên gia.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập và phân loại tài liều; phân

tích và tổng hợp tài liệu; đọc và nghi chép tài liệu.

Phương pháp nghiên cứu điều tra bao gồm: Điều tra cơ bản; điều tra xã

hội học; điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại).

Phương pháp nghiên cứu thống kê như: Điều tra thống kê (điều tra toàn

bộ, điều tra chọn mẫu, điều tra trực tiếp, điều tra gián tiếp); Tổng hợp thống

e

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!