Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Từ Thực Tiễn Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam.pdf
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
886.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1723

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Từ Thực Tiễn Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC TIẾN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN,

TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2020

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC TIẾN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN,

TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số : 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN MINH ĐỨC

HÀ NỘI, năm 2020

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội

Việt Nam, dưới sự quan tâm và giảng dạy tận tình của các thầy, các cô

Khoa Chính sách công, Tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ “Quản lý

nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

Ban lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam

và đặc biệt là TS. Trần Minh Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả

trong suốt thời gian qua.

Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, các thành viên trong UBND

huyện Duy Xuyên đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành

luận văn Thạc sĩ này.

Trân trọng cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các tài

liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung

thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

Học viên

Nguyễn Ngọc Tiến

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ..................................................... 10

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế ........... 10

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế ................................................... 20

1.3. Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế ............................................. 23

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh tế ......................... 26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

TẠI HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM ................................. 35

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội................................................... 35

2.2. Thực trạng tình hình kinh tế tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam .... 37

2.3. Thực trạng về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tại

huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam............................................................. 44

2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về

kinh tế tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam............................................ 50

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TỪ THỰC TIỄN

HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM ......................................... 57

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn

huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.............................................................. 57

3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế từ thực

tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam...................................................... 60

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế từ thực

tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam...................................................... 65

KẾT LUẬN................................................................................................. 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 CBCC Cán bộ công chức

2 CNXH Chủ nghĩa xã hội

3 CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

4 CPTPP

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái

Bình Dương

5 HCNN Hành chính nhà nước

6 KTTT Kinh tế thị trường

7 NSTW Ngân sách Trung ương

8 NSĐP Ngân sách địa phương

9 NSNN Ngân sách nhà nước

10 NLĐ Người lao động

11 NSDLĐ Người sử dụng lao động

12 QLNN Quản lý nhà nước

13 QHLĐ Quan hệ lao động

14 FDI Thu hút đầu tư nước ngoài

15 UBND Ủy ban nhân dân

16 XHCN Xã hội chủ nghĩa

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hơn 30 năm Đổi Mới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ

chức Thương mại Thế giới (WTO), tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, nhưng tư duy đã có sự

chuyển biến đáng kể, thể hiện ở việc tham gia nhiều FTA khu vực, song

phương và nhiều bên; tư duy về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế, chứ không chỉ là thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và hội

nhập kinh tế quốc tế không còn là động lực chủ yếu/duy nhất cho cải cách thể

chế kinh tế trong nước [49]

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

ngày càng sâu rộng, trong nền kinh tế thị trường hiện đại có nhiều bất cập. Ở

Việt Nam, các nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị

trường cũng được hoàn thiện, góp phần ổn định kinh tế vi mô, duy trì tốc độ

tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, việc học tập nghiên cứu và vận dụng vào

thực tiễn những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà

nước về kinh tế nói riêng có ý nghĩa đặc biệt đối với sinh viên, học viên và

những người nghiên cứu kinh tế [31].

Đại hội Đảng lần thứ VI, đã xác định nền kinh tế từ mô hình kế hoạch

hoá tập trung quan liêu bao cấp dựa trên chế độ công hữu tư liệu sản xuất với

hai hình thức Nhà nước và tập thể là chủ yếu, đã chuyển sang nền kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hàng loạt các biện pháp cải cách

chính sách kinh tế vĩ mô đã được thực hiện, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật,

đổi mới công tác kế hoạch hoá, công tác tài chính, tiền tệ và giá cả. Nhà nước

tham gia vào quá trình quản lý kinh tế với tư cách là nhà quản lý vĩ mô, điều

2

tiết các hoạt động thị trường, giữ cho nền kinh tế phát triển ổn định đi theo

đúng định hướng do Đảng, Nhà nước đã vạch ra và có những bước phát triển

vượt bậc, theo đúng định hướng XHCN [14]

Tại huyện Duy Xuyên, tăng trưởng kinh tế bình quân của nhiệm kỳ

2015-2020 vượt 15,01% so với Nghị quyết đề ra; thu nhập bình quân đầu

người đến 2020 đạt 44,935 triệu đồng/người/năm; cơ cấu giá trị giữa các

ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp đạt chỉ tiêu Nghị quyết

nhiệm kỳ với tỷ lệ 43,6- 45,3-11,1%; cơ cấu lao động phi nông nghiệp- nông

nghiệp là 80 và 20%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; giá trị sản xuất công

nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 15,6% (Nghị quyết đề

ra là 14%); giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 18,6% (Nghị quyết 17%);

giá trị sản xuất nông- lâm- ngư tăng 3,2%/năm; gía trị đầu tư toàn xã hội tăng

3,2% so với 5 năm trước; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,53%; dự kiến năm 2020

Duy Xuyên sẽ là huyện đạt chuẩn nông thôn mới… Tuy nhiên trong quá trình

xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước về kinh vẫn còn một số hạn

chế, tồn tại nhất định.

Từ thực tiễn tình trạng nền kinh tế trong và ngoài nước, các cấp chính

quyền địa phương huyện Duy Xuyên nếu không kịp thời xây dựng nội dung,

phương thức quản lý nhà nước về kinh tế phù hợp tại địa phương, sẽ gặp

nhiều khó khăn, thách thức lớn. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên,

nên tôi nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về kinh tế từ thực tiễn huyện

Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về vai trò, chức năng của Nhà nước về kinh tế xã hội nói

chung, quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng đã được nhiều tác giả bàn luận,

cụ thể như một số các công trình sau:

Trần Thanh Cương (2017), Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà

3

nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội, Luận án Tiến sỹ quản lý kinh tế,

Học viện chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án phân tích về chất lượng đội

ngũ CB QLNN về KT cấp tỉnh ở Việt Nam, trên cơ sở đó rà soát chất lượng

đội ngũ CB QLNN về KT cấp thành phố ở Hà Nội, qua đó tìm kiếm phương

hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB QLNN địa phương đáp ứng

yêu cầu phát triển KT - XH của Thành phố trong giai đoạn đến năm 2020.

Nguyễn Đức Đồng (2018), Pháp luật về bảo vệ môi trường qua thực

tiễn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ

Luật học Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Luận văn khái quát

những pháp luật hiện hành và thực tiễn pháp luật về bảo vệ môi trường tại các

cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Quảng Bình. Đồng thời đề xuất những giải

pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao tính thực thi của pháp luật về

biện pháp xử lý hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường trong thời gian tới.

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019), Quản lý nhà nước về phát triển kinh

tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ quản lý kinh tế,

Khoa sau Đại học Trường Đại học Thương Mại Hà Nội. Luận án đã nhận

dạng bối cảnh và kết quả hoạt động kinh tế biển của các tỉnh Bắc Trung Bộ

trong thời gian qua để tập trung đánh giá các nội dung quản lý nhà nước về

phát triển kinh tế biển tại các địa phương. Đồng thời đánh giá khách quan về

xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách; tổ chức bộ máy quản

lý nhà nước về phát triển kinh tế biển của địa phương; tổ chức thực hiện quản

lý nhà nước về phát triển kinh tế biển và kiếm tra, giám sát quản lý nhà nước

về phát triển kinh tế biển và đề xuất một số vấn đề có tính định hướng cho

việc hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển tại các tỉnh Bắc

Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay.

Kha Thị Cẩm Hường (2017), Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học

4

viện Hành chính quốc gia. Luận văn chủ yếu nghiên cứu quản lý nhà nước đối

với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và có nghiên cứu,

tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế tập thể ở một số địa

phương và quốc gia. Đồng thời phân tích thực trạng quản lý nhà nước trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu từ năm 2012 đến nay; định hướng giải

pháp, tầm nhìn đến năm 202 và đề xuất 6 nhóm giải pháp quản lý nhà nước

đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Cao Liêm (2018), Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận

án Tiến sĩ quản lý kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án

tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

giao thông nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng từ

NSNN có nhiều công trình khoa học nghiên cứu: Kinh tế giao thông, Kinh tế

đô thị, Kinh tế chính trị, Kinh tế quản lý, Kinh tế phát triển, Quản trị kinh

doanh... Qua đó, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về đầu tư

xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Hà Nam

trong giai đoạn 2011-2015, có bổ sung số liệu hai năm 2016, 2017; đề xuất

phương hướng và giải pháp đến năm 2025.

Nguyễn Hồng Sơn (2019), Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ ngành lý luận và lịch

sử nhà nước và pháp luật, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận

án tập trung nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà

XHCN Việt Nam trên các phương diện xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện

pháp luật và giải quyết các xung đột, tranh chấp về kinh tế, xử lý các vi phạm

trong hoạt động kinh tế. Qua đó, đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm

thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng

Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển KTTT định hướng XHCN, bảo đảm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!