Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Báo Chí Từ Thực Tiễn Tỉnh Quảng Nam.pdf
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
727.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1995

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Báo Chí Từ Thực Tiễn Tỉnh Quảng Nam.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VĂN TRỌNG Ý

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2020

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VĂN TRỌNG Ý

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số : 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. ĐỖ MINH KHÔI

HÀ NỘI, năm 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết

quả nghiên cứu trong luận văn “QLNN đối với HĐBC từ thực tiễn tỉnh

Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn

đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Quảng Nam, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Phạm Văn Trọng Ý

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ............................................................... 7

1.1. Khái quát về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ........................ 7

1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí của UBND cấp

tỉnh…………………………………………………………………………...16

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí…..21

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí và những bài

học rút ra cho tỉnh Quảng Nam ....................................................................... 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM....................... 29

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng đến

quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ................................................... 29

2.2. Thực trạng hoạt động báo chí được cấp phép trên địa bàn tỉnh Quảng

Nam ................................................................................................................. 32

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa

bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua ........................................................ 36

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .......................................................................... 52

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .................................................................. 59

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 .................................................. 59

3.2. Các giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên

địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.......................................................... 62

3.3. Một số kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà nước đối

với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 .............. 74

KẾT LUẬN.................................................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 HĐBC Hoạt động báo chí

2 QLNN Quản lý nhà nước

3 UBND UBND

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 30 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt

Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Đặc

biệt trong hơn 30 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế,

thực hiện tốt chức năng tư tưởng, báo chí nước ta đã chủ động, tích cực và có

nhiều sáng tạo, góp phần vào việc truyền bá, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa đường lối, quan điểm của Đảng,

chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Hiện nay, trên địa bàn

tỉnh quảng Nam có Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh

Quảng Nam, Tạp chí Đất Quảng, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, Tạp chí Khoa

học và Sáng tạo, 01 cơ quan đại diện và gần 20 phóng viên thường trú của các

CQBC Trung ương đóng tại Quảng Nam [38, tr.7]. Các CQBC bản tin trên

địa bàn tỉnh đã bám sát nội dung định hướng tuyên truyền, bám sát các sự

kiện, những vấn đề phát sinh trong đời sống hằng ngày để thông tin kịp thời

và toàn diện mọi diễn biến trong tỉnh, trong nước, quốc tế, và định hướng chỉ

đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh đáp ứng nhu cầu được thông tin của người dân. Kịp thời biểu

dương những điển hình, nhân tố mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;

phán ánh trung thực và khách quan các vấn đề được dư luận nhân dân quan

tâm phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Báo chí cơ bản đảm bảo nội dung thông tin chính xác, góp phần định hướng

dư luận xã hội; đề xuất với các ngành, các cấp những giải pháp cụ thể, tích

cực nhằm giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, hiệu quả, HĐBC của

tỉnh Quảng Nam vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định: Nội dung, hình

2

thức báo chí chưa thật hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền chưa cao, chưa thật sự

chi phối làm chủ thông tin và dư luận xã hội; tuyên truyền các điển hình tiên

tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước chưa

thường xuyên, chưa sâu rộng; chưa có nhiều tác phẩm có giá trị, sức lan tỏa

cao và đạt giải thưởng báo chí quốc gia. Đáng lo ngại nhất là một số cơ quan

đại diện, phóng viên thường trú thông tin một số vụ việc trên báo chí chưa

thật khách quan, trung thực, chuẩn xác, gây dư luận không tốt trong xã hội,

ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh, nhất là đối với

một tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Miền Trung… Những

tồn tại trên một phần là do hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực HĐBC

còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời phù hợp với

thực tiễn HĐBC. Ngoài ra, nguyên tắc “phát triển báo chí đi đôi với quản lý

tốt” chưa được quán triệt đầy đủ. Vì vậy, phải có sự nghiên cứu để bổ sung,

hoàn thiện hơn nữa pháp luật về QLNN đối với HĐBC.

Từ thực tiễn và yêu cầu cấp thiết cần phải có những giải pháp tăng

cường QLNN về báo chí hiện nay trên địa bàn tỉnh tôi chọn đề tài “QLNN đối

với HĐBC từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn tốt nghiệp cao học

chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đây là hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, có vai trò vị trí rất

quan trọng, vì vậy cần phải được quan tâm thường xuyên để có những giải

pháp phù hợp kịp thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong

thời gian qua đã có rất nhiều bài viết, đề tài, công trình nghiên cứu, luận văn,

luận án… liên quan đến vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, với những

lý giải, kiến nghị sâu sắc và có giá trị thực tiễn cao. Hiện nay các công trình,

đề tài, tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này có thể kể đến một số tài liệu sau:

3

“Phạm vi bao quát và tăng cường hiệu lực QLNN thi hành Luật Báo

chí” (Nguyễn Văn Dững - Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 4/1998;

“QLNN về báo chí qua 8 năm thi hành Luật Báo chí” (Đỗ Quý Doãn -

Chuyên san Nhà báo và Công luận, số 4/1998); “Báo chí Việt Nam - nhìn lại

để bước vào thế kỷ mới” (Đỗ Quý Doãn - Tạp chí Người làm báo, số tháng

12/1999); “Vấn đề lãnh đạo quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới” (Bùi Đình

Khôi - Tạp chí Người làm báo, số tháng 6/1997; Đào Duy Quát, Vũ Duy

Thông, Đỗ Quang Hưng, Tổng quan lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam

(1925 - 2010) (2010)...

PGS.TS. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo

chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS.TS. Lê Thanh

Bình, ThS. Phí Thị Thanh Tâm (2009), QLNN và pháp luật về báo chí, Nxb Văn

hóa Thông tin; TS. Lê Minh Toàn (2009), QLNN về thông tin và truyền thông,

Nxb Chính trị quốc gia; TS. Hoàng Quốc Bảo (2010), Lãnh đạo và quản lý

HĐBC Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính; TS. Nguyễn Thế Kỷ

(2012), Công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi

mới, Nxb Chính trị quốc gia; Ths. Phí Thị Thanh Tâm (2009), “QLNN về báo

chí trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.

Một số bài viết trên các báo tạp chí như: TS Hà Huy Phượng (2017),

Báo chí – Công cụ hoạt động hiệu quả trong công tác tư tưởng 2017; Ths.

Doãn Thị Thuận (2016), Kinh nghiệm quản lý báo chí điện tử ở một số quốc

gia trên thế giới; Ths. Nguyễn Thị Mai Anh (2016), QLNN về báo chí trong

thời kì đổi mới…

Tóm lại tất cả các công trình liên quan đến lĩnh vực QLNN đối với

HĐBC mà tác giả liệt kê ở trên là các công trình xây dựng và làm sáng tỏ

những vấn đề cơ bản về HĐBC và QLNN đối với HĐBC, vai trò và đóng góp

của báo chí trong đời sống xã hội. Phân tích những bất cập của pháp luật nước

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!