Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh ngành Công thương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN......................................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC.......................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ .............................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn ...................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan...............................................3
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu......................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.........................................8
7. Kết cấu của luận văn......................................................................................9
Chương 1 .........................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP XANH CẤP NGÀNH.............................................10
1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP XANH CẤP NGÀNH ............................................................10
1.1.1. Doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp xanh..............10
1.1.2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh cấp ngành ...............18
1.2. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA HOẠCH ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
XANH CẤP NGÀNH.......................................................................................22
1.2.1. Nội dung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh ngành Công
thương ........................................................................................................22
ii
1.2.2. Cơ sở hoạch định, ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
xanh cấp ngành............................................................................................26
1.2.3. Tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh cấp
ngành..........................................................................................................27
1.2.4. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp xanh cấp ngành.................................................................................28
1.2.5. Công cụ thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh cấp
ngành..........................................................................................................29
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP XANH CẤP NGÀNH...30
1.3.1. Các yếu tố chủ quan ...........................................................................30
1.3.2. Các yếu tố khách quan........................................................................31
1.4. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP XANH CẤP NGÀNH CỦA MỘT SỐ
NGÀNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÀNH CÔNG THƯƠNG ...............33
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế ..........................................................................33
1.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam và ngành Công thương.............................40
Chương 2 .........................................................................................................41
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP .........................41
KHỞI NGHIỆP XANH NGÀNH CÔNG THƯƠNG .......................................41
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP XANH
NGÀNH CÔNG THƯƠNG..............................................................................41
2.1.1. Khái quát các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn 2019 – 2021 ...........41
2.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp khởi nghiệp xanh ngành Công thương giai
đoạn 2019 – 2021........................................................................................46
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP XANH NGÀNH CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
.........................................................................................................................56
iii
2.2.1. Thực trạng hoạch định, ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp xanh ngành Công thương ..................................................................56
2.2.2. Thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh
ngành Công thương .....................................................................................61
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP XANH NGÀNH CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN
2019 - 2021.......................................................................................................83
2.3.1. Kết quả đạt được................................................................................83
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.....................................................................85
Chương 3 .........................................................................................................88
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG..............................................88
THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
XANH NGÀNH CÔNG THƯƠNG..................................................................88
3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP XANH NGÀNH CÔNG THƯƠNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TIẾP THEO
.........................................................................................................................88
3.1.1. Mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh ngành Công thương ....88
3.1.2. Quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh ngành Công thương
đến năm 2025 và những năm tiếp theo..........................................................90
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN HỖ TRỢ DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP XANH NGÀNH CÔNG THƯƠNG ĐẾN NĂM 2025
VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO......................................................................90
3.2.1. Giải pháp về quá trình hoạch định chính sách ......................................90
3.2.2. Giải pháp về phát triển, hỗ trợ cơ sở vật chất – kỹ thuật, không gian phục
vụ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh ...............................................................91
3.2.3. Giải pháp tăng cường thiết lập mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp xanh.................................................................................................92
3.2.4. Giải pháp tăng cường chính sách đào tạo, nâng cao năng lực doanh
nghiệp khởi nghiệp xanh..............................................................................93
iv
3.2.5. Giải pháp về huy động và sử dụng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
xanh............................................................................................................94
3.2.6. Tăng cường hoàn thiện chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến, tư vấn, cung
cấp thông tin tới doanh nghiệp khởi nghiệp xanh...........................................95
3.2.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế...............................................................96
3.3. KIẾN NGHỊ..............................................................................................96
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Công Thương................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Kiến nghị đối với DNKN xanh ngành Công thươngError! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC................................................................ Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 2............................................................. Error! Bookmark not defined.
v
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1.Tình hình doanh nghiệp thành lập mới..................................................42
Bảng 2. 2. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.....................................................43
Bảng 2.3. Bộ tiêu chí xác định doanh nghiệp khởi nghiệp ....................................51
Bảng 2. 4.Kết quả điều tra về chính sách phát triển, hỗ trợ cơ sở vật chất – kỹ thuật
phục vụ khởi nghiệp xanh ngành Công thương ....................................................62
Bảng 2.5. Kết quả điều tra về chính sách thiết lập mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp
khởi nghiệp xanh ngành Công thương.................................................................66
Bảng 2.6. Kết quả điều tra về chính sách đào tao, nâng cao năng lực khởi nghiệp hỗ
trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh ngành Công thương.......................................70
Bảng 2.7. Kết quả điều tra về chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
xanh ngành Công thương ...................................................................................76
Bảng 2.8. Kết quả điều tra về chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến, tư vấn, cung cấp
thông tin cho doanh nghiệp khởi nghiệp xanh ngành Công thương .......................81
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp
2 DNKNX Doanh nghiệp khởi nghiệp xanh
3 HĐND Hội đồng nhân dân
4 HKD Hộ Kinh doanh
5 KHCN Khoa học công nghệ
6 NSNN Ngân sách nhà nước
7 UBND Ủy ban nhân dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến cuộc
sống của con người, là một nước đang phát triển Việt Nam đang phải đối mặt với
những thách thức ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có một hệ sinh thái bền vững cho hiện tại và
các thế hệ mai sau không thể thiếu sự chung tay vào cuộc của các doanh nghiệp, tổ
chức và đoàn thể, trong quá trình làm việc, sản xuất nhằm tạo lập một thói quen sử
dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng sạch. Trong
những năm gần đây làn sóng doanh nghiệp khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ tại
Việt Nam. Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện góp phần thúc
đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo, khởi nghiệp xanh. Hoạt động khởi nghiệp đang ngày càng có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển bền vững ở nước ta. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự đóng
góp của các doanh nghiệp khởi nghiệp vào việc phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt
thông qua việc tạo việc làm và tăng tính đa dạng của nền kinh tế. Theo đó, làn sóng
khởi nghiệp đã trở nên mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển như
vũ bão, ý tưởng khởi nghiệp đa dạng trên tất cả các lĩnh vực và khởi nghiệp xanh
đang là xu hướng được hướng tới.
Trước thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang dựa vào khai thác tài nguyên là
chính, các ngành gây ô nhiễm môi trường đang chiếm tỷ trọng lớn, công nghệ sản
xuất lạc hậu và còn khoảng cách khá lớn so với thế giới, nguồn vốn đầu tư cho thực
hiện tăng trưởng xanh còn hạn chế. Để các doanh nghiệp có thể khởi nghiệp xanh,
thể chế và chính sách công được coi là các yếu tố quan trọng hàng đầu. Ở Việt
Nam, vai trò của chính sách công được thể hiện rõ nét ở các chính sách cải thiện
môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư tư nhân cho hoạt động đầu tư. Để đảm bảo
sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với đòi hỏi sử dụng hiệu quả các tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thì các chính sách hỗ trợ giúp doanh
nghiệp khởi nghiệp xanh là vô cùng quan trọng.
2
Năm 2015, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Kế hoạch hành động tăng
trưởng xanh ngành Công Thương giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định
số13443/QĐ-BCT, trong đó đề ra mục tiêu: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính
trong ngành Công Thương từ 8 - 10% so với mức 2010; Giảm tiêu hao năng lượng
tính trên đơn vị sản phẩm từ 1 - 1,5% mỗi năm. Trên tinh thần đó, các doanh nghiệp
khởi nghiệp đã bắt tay vào kinh doanh với mô hình kinh doanh xanh, các nguồn
nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tre, nứa, trúc, vầu,… để sản xuất, chế biến
ống hút tre, giấy, bột gạo thay thế ống hút nhựa; Mô hình kinh doanh thực phẩm
sạch, dược phẩm xanh, phân bón hữu cơ được các bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp.
Thời gian qua, thanh niên, sinh viên, các doanh nghiệp ngành Công thương rất năng
động, nhiệt huyết và đã có nhiều ý tưởng, dự án hướng đến nền "kinh tế xanh"
“khởi nghiệp xanh”, nhưng việc triển khai, phát triển còn khó khăn do thiếu sự hỗ
trợ về nguồn vốn, cơ chế chính sách... Theo thống kê, hiện nay cả nước có hơn
30.000 CLB thanh niên bảo vệ môi trường, nhưng cũng chỉ tham gia các đợt hoạt
động cao điểm; rất nhiều ý tưởng xanh nhưng cũng chỉ nằm trên giấy vì thiếu điều
kiện như kinh phí, địa bàn triển khai và tư vấn của chuyên gia…
Do vậy, nhiều ý kiến của thanh niên, sinh viên, các doanh nghiệp khởi
nghiệp và các chuyên gia đều đồng tình rằng ngành Công thương cần có các chính
sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp xanh, được chia sẻ kinh nghiệm, hỗ
trợ các ý tưởng, hỗ trợ điều kiện cùng nhau triển khai dự án khởi nghiệp xanh một
cách có hiệu quả đạt được mục tiêu của nền "kinh tế xanh" là bảo vệ môi trường,
phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, tạo ra tăng trưởng kinh tế
bền vững. Việc nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xanh ngành Công
thương, đề ra các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo chính sách được thực thi mang
lại kết quả tốt nhất là hết sức cần thiết. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
nêu trên, học viên lựa chọn đề tài “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
xanh ngành Công thương” làm đề tài luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý
kinh tế.
3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Các nghiên cứu liên quan
Ở nước ta, các nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp xanh và chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp xanh so với các lĩnh vực khác là tương đối ít. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, cùng với trách nhiệm của hệ thống chính trị trong nghiệp
xây dựng phát triển nền kinh tế xanh, đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu quan tâm,
nghiên cứu về vấn đề này, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu sau:
Vũ Đình Ngọ (2020), “Xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh ngành Công Thương”, Bộ Công thương.
Nghiên cứu đã khái quát, hệ thống hóa các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh ở các nước, các khu vực trên thế giới và thực
trạng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo hướng tăng trưởng
xanh ngành Công thương tại Việt Nam. Tác giả cũng đã nêu lên những khó khăn,
thách thức cũng như cơ hội của các doanh nghiệp khởi nghiệp theo hướng tăng
trưởng xanh, sự cần thiết vào cuộc của ngành Công thương trong công tác hỗ trợ
các doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng xanh trong giai đoạn tới. Từ đó,
nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp, xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
khởi nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh ngành Công Thương.
Nguyễn Thị Cẩm Linh (2020), “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại tỉnh Bắc
Giang”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại. Nội dung luận văn đề cập
các vấn đề lý luận và thực tiễn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại tỉnh Bắc Giang
theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra các nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu tập trung thực hiện hỗ trợ chính sách, nguồn vốn để triển khai
kế hoạch hành động từ vốn ngân sách nhà nước thuộc chương trình mục tiêu quốc
gia được ưu tiên sử dụng trong việc khởi nghiệp tại tỉnh Bắc Giang.
Huỳnh Nguyễn Anh Tú (2020), “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa khởi nghiệp sáng tạo”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Trà Vinh. Tác giả đã
làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
khởi nghiệp sáng tạo cũng như sự cần thiết của các quy định hỗ trợ doanh nghiệp
4
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Tác giả đã phân tích thực trạng pháp luật hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, từ đó đưa ra định
hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
khởi nghiệp sáng tạo trên toàn quốc.
Phạm Thị Vân Trang (2019), “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, trường
Đại học Ngoại thương. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phân tích hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra các bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
Trần Thị Hằng (2019), “Xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh ngành Công Thương”, Trường Đại học Công
nghiệp Việt Trì. Qua hệ thống hóa cơ sở lý luận về khởi nghiệp theo hướng tăng
trưởng xanh, phân tích thực trạng các doanh nghiệp ngành Công thương khởi
nghiệp, tác giả đã nêu những khó kahnw, thách thức của các doanh nghiệp khởi
nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Qua đó, tác giả đã đề xuất nhiệm vụ, giải pháp
thự hiện chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Công Thương khởi nghiệp
theo hướng tăng trưởng xanh khắc phục khó khăn thách thức, giảm bớt rủi ro trong
quá trình thành lập và hoạt động, qua đó góp phần thực hiện tốt Chương trình Mục
tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, đạt được mục tiêu
trong Chiến lược quốc gia về tăng trường xanh như: Kế hoạch hành động tăng
trưởng xanh ngành Công Thương, xây dựng báo cáo về chính sách liên quan đến
khởi nghiệp, khởi nghiệp xanh, xây dựng Bộ tiêu chí xác định DN xanh ngành Công
Thương.
Nguyễn Hoàng (2018), “Khởi nghiệp và đổi mới trong mắt thế hệ trẻ Việt
Nam: Nghiên cứu phỏng vấn sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội”,
Bài viết hội thảo khoa học quốc gia, Trường Đại học Thương Mại. Bài viết tập
trung nghiên cứu vấn đề khởi nghiệp và đổi mới trong mắt thế hệ trẻ Việt Nam trên
cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến khởi nghiệp, động lực khởi nghiệp.