Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT
CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON
LITTLE SOL MONTESSORI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT
CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON
LITTLE SOL MONTESSORI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ VÂN ANH
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Phạm Thị Hương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN
VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI ..........................................................10
1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................10
1.2. Phương pháp giáo dục Montessori ............................................................14
1.3. Hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
theo phương pháp Montessori ..........................................................................18
1.4. Quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường
mầm non theo phương pháp Montessori ..........................................................31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen với chữ viết
cho trẻ mẫu giáo tạicác trường mầm non theo phương pháp Montessori ........36
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI
CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM
NON LITTLE SOL MONTESSORI - HÀ NỘI.................................................38
2.1. Khái quát về hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội..38
2.2. Tổ chức khảo sát........................................................................................39
2.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................42
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho
trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. ...59
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động làm quen với chữ viết
cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. .60
Chương 3: BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM
QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG
TRƯỜNG MẦM NON LITTLE SOL MONTESSORI - HÀ NỘI ..................63
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ..............................................................63
3.2. Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho
trẻ mẫu giáo tại hệ thống các trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội...64
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................71
3.4. Kết quả thăm dò thực tế về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp....71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................80
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ
1 CBQL Cán bộ quản lý
2 CSVC Cơ sở vật chất
3 GDMN Giáo dục mầm non
4 GV GV
5 ĐTB Điểm trung bình
6 LQCV Làm quen với chữ viết
7 QLGD Quản lý giáo dục
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp Montessori và phương pháp
truyền thống....................................................................................................18
Bảng 1.2.Nhật ký hoạt động của trẻ Montessori trong phát triển ngôn ngữ
Tiếng Việt.......................................................................................................28
Bảng 2.1.Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý hoạt động LQCV tại hệ thống
trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội...........................................40
Bảng 2.2. Mô tả dữ liệu khảo sát ..............................................................................42
Bảng 2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động LQCV ..........................43
Bảng 2.4. Năng lực chuyên môn của đội ngũ GV tham gia .....................................45
giảng dạy hoạt động LQCV ......................................................................................45
Bảng 2.5. Mức độ thực hiệnnội dung các hoạt động LQCV ...................................46
Bảng 2.6. Hoạt động dạy của đội ngũ GV tham gia giảng dạy hoạt động
LQCV cho trẻ mẫu giáo .................................................................................48
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá học sinh trong hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo ......50
Bảng 2.8. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo............53
Bảng 2.9. Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo..................55
Bảng 2.10. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo ...........56
Bảng 2.11.Công tác quản lý cơ sở vật chất tổ chức hoạt động LQCV cho trẻ
mẫu giáo .........................................................................................................57
Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho
trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà
Nội. .................................................................................................................59
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ...........................72
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp ...........................................73
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp đề xuất .....................................................................................73
DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp...........................................................71
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ cần thiết và khả thi.................74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là
sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng.. Đối
với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Chữ
viết là phương tiện ghi lại thông tin, không có chữ viết thì không thể có sách, các
phát minh, các thành tựu không thể truyền lại. Âm thanh hay lời nói là cái vỏ vật
chất của ngôn ngữ vẫn có những hạn chế nhất định, có giới hạn, không thể truyền
đạt rộng rãi và chính xác, lưu giữ lâu dài như chữ viết. Âm thanh bị hạn chế về
khoảng cách và thời gian theo kiểu tam sao thất bản. Chữ viết khắc phục được
những điểm trên là phương tiện hoàn hảo để truyền đạt thông tin, lưu giữ thông tin,
kích thích sự sáng tạo, là thành quả kỳ diệu, vĩ đại của loài người.” [31]
Về mặt lý luận, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong những năm tháng đầu
đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như
toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Ngoài ra ngôn ngữ đối với trẻ còn là
phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức
mang tính chuẩnmực. Theo giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc), dạy chữ sớm
cho trẻ sẽ tận dụng sự chú ý vô thức, rèn luyện khả năng quan sát, bồi dưỡng trí
nhớ, phát triển khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng, vun đắp tính cách tốt đẹp
và bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, bồi dưỡng khả năng và thói quen tự học cho
trẻ. Ông cho rằng trước khi vào tiểu học, trẻ nên bắt đầu học cả 2 ngôn ngữ thính
giác (nghe - nói) và ngôn ngữ thị giác (đọc - viết). Những đứa trẻ được học cả 2 loại
ngôn ngữ từ sớm, tư duy sẽ phát triển.
Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về đức, trí,
thể, mỹ và hoạt động làm qune với chữ viết là một trong những hoạt động vô cùng
quan trọnggiúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận
dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, tô, đồ các nét chữ, sao chép một
số ký hiệu, chữ cái, tên của mình….các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự
vận động khéo léo của bàn tay… Thông qua việc cho trẻ LQCV, vốn từ của trẻ
được nâng cao, trẻ được tập nghe để phân biệt và phát âm các âm của tiếng Việt,
2
làm quen với hình dáng cách sắp xếp các chữ thành từ, cách phát âm chữ cái ghi lại
bằng chữ cái. Cho trẻ LQCV còn giúp trẻ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng
như: cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi... Đây là những kỹ năng
cần thiết để trẻ sẵn sàng vào lớp 1, việc dạy trẻ những kỹ năng trên, hình thành cho
trẻ sự hứng thú với đọc, viết. Ở mẫu giáo thì vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với
trẻ, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc tăng cường
trải nghiệm với chữ viết cho trẻ mẫu giáo không phải là dạy chương trình tiếng Việt
của lớp 1 mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và sáng
tạo của trò chơi học tập.
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ
em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria
Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa
vào việc học qua cảm giác. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của
mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời
gian riêng của mình. Việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri đảm bảo
sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và được bố trí phòng học và bài học phù
hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em. Phương pháp chủ yếu được áp dụng
cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với
các điều kiện trong môi trường. Phát triển về ngôn ngữ cho trẻ là một trong những
mục tiêu quan trọng trong chương trình giảng dạy của phương pháp Montessori.
Tiến sĩ Montessori đã thiết kế những bộ giáo cụ tinh tế để trẻ có thể phát huy tối đa
khả năng ngôn ngữ thông qua các giác quan của mình. Các hoạt động học tập theo
phương pháp Montessori tập trung học bằng trải nghiệm. Trẻ hiếm khi học theo
sách giáo khoa, sách bài tập mà học khi tiếp xúc trực tiếp với những giáo cụ học tập
cụ thể, nhằm đưa khái niệm trừu tượng vào cuộc sống giúp trẻ học và hiểu sâu hơn.
Học chữ bằng phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ ghi sâu nhớ lâu và tăng hứng thú
khám phá học tập, đặt nền tảng tư duy cho việc tiếp thu kiến thức về sau.[31]
Qua thực tiễn công tác tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori -
Hà Nội và tìm hiểu thực tế tại các hệ thống trường mầm non theo phương pháp
Montessori khác tại Hà Nội, hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo được các trường