Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
933.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1379

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

------------------------

NGUYỄN VĂN TRUNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

HỌC SINH YẾU KÉM Ở CỤM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN HOÀNG MAI - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên nghành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Văn Quân

HÀ NỘI – 2016

i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng

học sinh yếu kém ở cụm trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội”, tôi đã nhận

được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Giáo

Dục, Đại học Thủ Đô, Phòng Giáo Dục và Đào tạo Quận Hoàng Mai, BGH của

các trường THCS trong Quận Hoàng Mai để hoàn thành luận văn này.

Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,

phòng Sau Đại học, Khoa QLGD - Trường Đại học Giáo Dục, các thầy giáo, cô

giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Bùi Văn Quân - người đã

trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD THCS, phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai

- Ban giám hiệu, các giáo viên cụm trường THCS quận Hoàng Mai

- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có

thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng

góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Hà Nội, 30 tháng 10 năm 2016

NGUYỄN VĂN TRUNG

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH Ban chấp hành

BGH Ban giám hiệu

CBQL, GV, NV Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CMHS Cha mẹ học sinh

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC Cở sở vật chất

CTĐ Công tác Đoàn

ĐTN Đoàn Thanh niên

ĐNGV Đội ngũ giáo viên

GD Giáo dục

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GV Giáo viên

GVBM Giáo viên bộ môn

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

HS Học sinh

HT Hiệu trưởng

KHCN Khoa học công nghệ

PPDH Phương pháp dạy học

QLGD Quản lý giáo dục

THPT Trung học phổ thông

TTCM Tổ trưởng chuyên môn

UBND Ủy ban nhân dân

SGK Sách giáo khoa

XHCN Xã hội chủ nghĩa

iii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .................................................................................................................. i

Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ ii

Mục lục...................................................................................................................... iii

Danh mục bảng ......................................................................................................... vi

Danh mục sơ đồ, biểu đồ.......................................................................................... vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

HỌC SINH YẾU KÉM Ở TRƯỜNG THCS..........................................................5

1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................5

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................5

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................................7

1.2. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................8

1.2.1. Quản lý ..............................................................................................................8

1.2.2. Học sinh THCS ...............................................................................................10

1.2.3. Học sinh yếu kém............................................................................................12

1.2.4. Bồi dưỡng học sinh yếu kém...........................................................................18

1.2.5. Quản lý bồi dưỡng học sinh yếu kém .............................................................19

1.3. Cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém trường THCS .............19

1.3.1. Vị trí, vai trò của giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân.............19

1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục THCS ........................................................................19

1.3.3. Mục tiêu công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém .............................................21

1.3.4. Yêu cầu về nội dung bồi dưỡng học sinh yếu kém.........................................21

1.3.5. Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu kém.......................22

1.4. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS ......24

1.4.1. Ý nghĩa của quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS

...................................................................................................................................24

1.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS.................26

1.4.3. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS...................28

1.4.4 Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng...........................................................30

1.4.5. Đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS...................30

1.4.6. Huy động các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường

THCS.........................................................................................................................32

iv

1.5. Kết luận chương 1 ..............................................................................................34

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC

SINH YẾU KÉM Ở TRƯỜNG THCS QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI ...........35

2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội và giáo dục quận Hoàng Mai,

Hà Nội. ......................................................................................................................35

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ...........................................35

2.1.2. Khái quát giáo dục quận Hoàng Mai ..............................................................36

2.1.3. Tình hình giáo dục THCS quận Hoàng Mai ...................................................36

2.1.4. Khái quát quá trình khảo sát............................................................................39

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội.....41

2.2.1. Về mục tiêu dạy học........................................................................................41

2.2.2. Về hoạt động dạy học......................................................................................43

2.2.3. Về phương pháp dạy học ................................................................................45

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS quận Hoàng

Mai, Hà Nội................................................................................................................46

2.3.1. Thực mục tiêu hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở các trường THCS

quận Hoàng Mai..........................................................................................................46

2.3.2. Nội dung bồi dưỡng học sinh yếu kém ở các trường THCS quận Hoàng Mai.48

2.3.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh THCS yếu kém...50

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS quận

Hoàng Mai, Hà Nội.....................................................................................................52

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS 52

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS..54

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS..57

2.4.4. Thực trạng đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS .59

2.4.5. Thực trạng huy động các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém

ở trường THCS..........................................................................................................62

2.5. Đánh giá thực trạng............................................................................................66

2.6. Kết luận chương 2 ..............................................................................................68

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

HỌC SINH YẾU KÉM Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HOÀNG MAI, HÀ

NỘI ...........................................................................................................................69

3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp.......................................................................69

v

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học và sư phạm................................................................69

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn....................................................................................69

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống .....................................................................70

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi.......................................................................................70

3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả ....................................................................................70

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường

THCS Quận Hoàng Mai, Hà Nội .............................................................................71

3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về

tâm quan trọng của công tác quản lý bồi dưỡng học sinh yếu kém trong nhà trường

...................................................................................................................................71

3.2.2. Biện pháp 2. Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao hiệu

quả bồi dưỡng cho học sinh yếu kém........................................................................74

3.2.3. Biện pháp 3. Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho

công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém.......................................................................77

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học của

giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học..............................82

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng và tạo dựng cơ chế tạo động lực cho GV dạy bồi

dưỡng học sinh yếu kém. ..........................................................................................88

3.2.6. Biện pháp 6. Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh

trong nhà trường........................................................................................................90

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ...........................98

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm:...................................................................................98

3.3.2. Nội dung, đối tượng khảo nghiệm: .................................................................98

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................................98

Kết luận chương 3 ...................................................................................................102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................103

1. Kết luận. ..............................................................................................................103

2. Khuyến nghị:.......................................................................................................104

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................106

PHỤ LỤC...............................................................................................................108

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Về số lượng trường, số học sinh bậc các trường THCS...........................36

Bảng 2.2: Về cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị dạy học ....................................37

Bảng 2.3: Kết quả xếp hạnh kiểm của HS THCS toàn quận ....................................38

Bảng 2.4: Kết quả xếp loại học lực của HS THCS toàn quận: .................................38

Bảng 2.5. Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy ..............41

Bảng 2.6. Thực trạng hoạt động dạy học trong các trường THCS huyện Hoàng Mai ..43

Bảng 2.7: Về phương pháp dạy học..........................................................................45

Bảng 2.8. Thực mục tiêu hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở các trường THCS

quận Hoàng Mai..........................................................................................................46

Bảng 2.9: Nội dung bồi dưỡng học sinh yếu kém ở các trường THCS quận Hoàng

Mai ............................................................................................................................48

Bảng 2.10: Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh THCS

yếu kém .....................................................................................................................51

Bảng 2.11: Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường

THCS.........................................................................................................................52

Bảng 2.12: Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường

THCS.........................................................................................................................54

Bảng 2.13: Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường

THCS.........................................................................................................................58

Bảng 2.14. Thực trạng đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường

THCS.........................................................................................................................60

Bảng 2.15: Thực trạng huy động các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng học sinh

yếu kém ở trường THCS ...........................................................................................62

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết ..........................................................99

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp .............................100

vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý ........................................................................................9

Sơ đồ 1.2: Các chức năng quản lý.............................................................................10

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp .......................................................100

Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp......................................101

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Một trong những tư tưởng đổi mới Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) hiện nay

là tăng cường giáo dục bồi dưỡng học sinh yếu kém, được thể hiện trong nghị quyết

của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục

sửa đổi 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh

phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản

nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư

cách và trách nhiệm công dân …” (Điều 23- Luật Giáo dục).

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX khẳng định rõ: “Phát triển giáo

dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ

bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đại hội chủ

trương: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp

học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục. Thực hiện chuẩn hóa, hiện

đại hóa, xã hội hóa giáo dục” được xem như những giải pháp quan trọng nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH 10

được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8

thông qua ngày 09/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Nghị

quyết số 37/2004/QH 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004 Nghị quyết về Giáo dục; trong đó

thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của học sinh...

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập WTO hiện nay, bên cạnh mặt tích cực còn

làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: bản sắc văn hoá dân tộc bị

đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản

văn hoá, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, tinh thần

hiếu học và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay, một số thanh thiếu niên bị sa

sút về học tập, về ý chí phấn đấu để tự vươn lên, kém ý thức quan hệ cộng đồng,

thiếu niềm tin trong cuộc sống do ảnh hưởng của xã hội, của gia đình, không tự chủ

2

được bản thân dễ bị lôi cuốn vào những tệ nạn dẫn đến chán học, trí tuệ kém phát

triển không có nhận thức về việc học là chính

Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và

đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày

06/11/2003 của Chính phủ, là quận ngoại thành Hà Nội. Trong thời vừa qua, công

tác giáo dục nói chung và giáo dục cấp THCS đã gặt hái được thành công nhất định.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục cấp THCS còn bộc lộ nhiều hạn chế. Theo thống kê

của Phòng giáo dục quận Hoàng Mai, năm học 2013-2014 quận có 16 trường

THCS. Trong đó đầu năm huy động 168 lớp với 5.486 học sinh, cuối năm học có 168

lớp với 5.218 học sinh (chuyển đi: 73 học sinh, chuyển đến: 17 học sinh, bỏ học 212

học sinh). Tỷ lệ bỏ học cấp THCS là 4,06% (212/4.486). Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt

96,0% (5.008/5.218). Trong đó học sinh giỏi có 628 em đạt 12.04%, học sinh tiên tiến

có 1027em đạt 19.7%. Tỷ lệ học sinh trung bình, yếu, kém chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể

học sinh có học lực trung bình có 3109 em chiếm 59.6%, học sinh yếu có 428 em

chiếm 8.2%, và học sinh kém vẫn còn 26 chiếm 0.50% [23]. Thực trạng trên cho thấy,

giáo dục THCS của quận vẫn còn nhiều bấp cập. Đặc biệt, bấp cập trong công tác quản

lý bồi dưỡng học sinh yếu kém còn xảy ra tình trạng học sinh có học lực sa sút ngày

càng tăng, tình trạng học sinh cúp tiết, trốn học, bỏ học, lười học, lơ là, ý thức kém

ngày càng đáng báo động trong trường học cũng như ngoài xã hội. Một số cán bộ

quản lý và giáo viên chưa thật sự chưa quan tâm nhiều đến học sinh có học lực yếu

kém mà chỉ giảng dạy mang tính chiếu lệ, ít quan tâm đến trình độ học sinh, không

chuyên tâm, hình thức, phương pháp giảng dạy còn hạn chế..v..v..Vì vậy, thực tiễn

đòi hỏi cần nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng học sinh THCS yếu kém quận

Hoàng Mai là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS quận

Hoàng Mai hiện nay.

Từ thực tế trên để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS nói chung

và chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng yếu kém ở các trường THCS tại các

trường THCS quận Hoàng Mai nói riêng, tác giả xin chọn đề tài nghiên cứu:

“Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường THCS quận

Hoàng Mai, Hà Nội”.

2. Mục đích nghiên cứu

3

Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm

trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

của các nhà trường.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS .

3.2. Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường THCS, quận

Hoàng Mai, Hà Nội.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu của tôi đó là:

Cần những biện pháp quản lý như thế nào để hoạt động bồi dưỡng học sinh

yếu kém ở cụm trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội đạt kết quả cao?

5. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng

học sinh yếu kém.

- Nghiên cứu khảo sát thực tiễn tại 5 trường THCS Tân Định, THCS

Thịnh Liệt, THCS Đại Kim, THCS Định Công, THCS Giáp Bát quận Hoàng

Mai, thành phố Hà Nội.

6. Giả thuyết khoa học

Những giải pháp được đề xuất là có cơ sở khoa học, tính khả thi, phù hợp

với thực tiễn nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các

trường THCS trong quận Hoàng Mai, Hà Nội.

7. Các nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài

- Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở

cụm trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa

các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

4

8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm giải quyết nhiệm vụ thứ 2 và

thứ 3 của đề tài.

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng học

sinh yếu kém của đội ngũ cán bộ quản lý của các trường THCS trong địa bàn quận

Hoàng Mai, Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý.

- Phương pháp điều tra –Khảo sát: Sử dụng bộ công cụ để điều tra, khảo sát

thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém ở các

Trường THCS trên địa bàn này.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia về giải

pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém ở các trường THCS trong quận

Hoàng Mai, Hà Nội.

8.3. Phương pháp thống kê để xử lý các số liệu và kết quả nghiên cứu.

9. Những đóng góp (cái mới) của đề tài

Những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém để nâng

cao chất lượng giáo dục.

10. Cấu trúc của luận văn

Phần mở đầu: Đề cập một số vấn đề chung của đề tài nghiên cứu

Phần nội dung:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém

ở trường THCS .

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm

trường THCS, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu

kém ở cụm trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!