Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Phát Triển Hợp Tác Xã Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG THỊ KIM ANH
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG THỊ KIM ANH
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 8 34 04 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG YẾN
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Đặng Thị Kim Anh
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã
hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Khoa Kinh tế học của Học Viện
cùng các thầy, cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô
giáo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Hồng Yến, Trưởng ban Ban Hợp tác Quốc tế,
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam,
Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
tỉnh Quảng Nam, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, bản thân không chuyên sâu về lĩnh vực hợp
tác xã, nên luận văn của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót.
Tôi rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................................ 8
1.1. Những vấn đề chung về phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ... 8
1.2. Nội dung phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ........................ 16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển Hợp tác xã ..................................... 18
1.4. Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ở nước
ngoài, các địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm ...................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ................ 33
2.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển Hợp tác xã trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ............................................................ 33
2.2. Thực trạng phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................ 40
2.3. Đánh giá về phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................ 49
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÓI
CHUNG VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .......................................... 61
3.1. Định hướng phát triển Hợp tác xã nói chung và phát triển Hợp tác xã trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................................. 61
3.2. Một số giải pháp phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. ................................................................................................ 65
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất ................................................................................... 76
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 UBND Ủy ban nhân nhân
2 HĐND Hội đồng nhân dân
3 HTX Hợp tác xã
4 LHHTX Liên hiệp hợp tác xã
5 ĐH Đường huyện
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Tình hình phát triển Hợp tác xã tính đến năm 2018 41
2.2 Số lượng Hợp tác xã phân loại theo ngành nghề 45
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Ngày 01/01/1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) chia tách thành hai đơn
vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Khi chia tách, tỉnh Quảng
Nam có 264 Hợp tác xã (229 Hợp tác xã nông nghiệp và 35 Hợp tác xã phi nông
nghiệp). Đây cũng là thời điểm Luật Hợp tác xã năm 1996 có hiệu lực thi hành.
Luật Hợp tác xã năm 2003; Luật Hợp tác xã năm 2012 đã góp phần hoàn thiện
khung pháp lý về Hợp tác xã, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là
hệ thống pháp luật kinh tế, cũng như phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về
Hợp tác xã. Đến nay, Hợp tác xã đã có một hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ nhất.
Đây có thể được coi là dấu mốc lịch sử, thay đổi hoàn toàn diện mạo kinh tế hợp
tác, Hợp tác xã ở tỉnh Quảng Nam.
Những năm qua, khu vực kinh tế hợp tác, Hợp tác xã không ngừng được
củng cố và phát triển, ngày càng khẳng định được vai trò trong việc phát triển kinh
tế của địa phương. Tuy nhiên, kết quả phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, còn những vấn đề đáng quan tâm, tập trung giải quyết như: đa số Hợp tác xã
hoạt động mang tính đơn lẻ, thiếu sự liên kết theo hệ thống; phạm vi hoạt động nhỏ
hẹp, thiếu vốn để tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ sở vật chất còn
nghèo nàn; trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ Hợp tác xã còn nhiều hạn chế;
ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hệ thống Hợp tác xã chưa đáp ứng
với nhu cầu xã hội.
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002, Hội nghị lần thứ 5,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể được ban hành; ngày 05/8/2008, Hội nghị Trung ương
Đảng lần thứ 7, khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân và
nông thôn. Đây là Nghị quyết lịch sử đầu tiên của Đảng đề cập toàn diện tới cả 3
lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó khẳng định nông dân là chủ
thể, xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện nông nghiệp là then
chốt, giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là nhiệm vụ chính
2
trị quan trọng của Đảng, toàn dân không chỉ đến năm 2020 mà còn trong suốt chặng
đường xây dựng và phát triển đất nước". Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa X đã
thành lập Ban chỉ đạo đề án “Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn
mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” giai đoạn 2008 - 2010; Chính
phủ đã ra Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 28/10/2008 ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định ban hành Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản
xuất: “Có tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả”; ngày 17/10/2016, Thủ
tướng Chính phủ có Quyết định số 1980/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia
về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2018. Trong đó, quy định hình thức tổ chức
sản xuất (tiêu chí 13): (1) Xã có Hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định Luật Hợp
tác xã năm 2012; (2) Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ
lực đảm bảo bền vững. Ngày 20/12/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ra
Quyết định số 3816/QĐ-UBND về ban hành Tiêu chí “Xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao” và Quy định “Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu” thực hiện trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2020.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Kế hoạch tổ chức thực hiện phong
trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; Kế hoạch tổ chức thực
hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn
2016 – 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tổ chức triển khai thực hiện tốt
phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ
phát động.
Là công chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Quảng Nam, cơ quan thành
viên của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Nam. Bản
thân nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển Hợp tác xã nói chung,
phát triển Hợp tác xã trong việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay,
nên tôi chọn đề tài: “Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp.