Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Phát Triển Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang.pdf
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
881

(Luận Văn Thạc Sĩ) Phát Triển Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

--------------------------------------

NGUYỄN TRỌNG SỬ

PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM,

TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

--------------------------------------

NGUYỄN TRỌNG SỬ

PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM,

TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số : 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS MAI THANH LAN

Hà Nội, năm 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung

thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Luận văn này là kết quả nghiên

cứu của tôi với sự hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của PGS.TS. Mai

Thanh Lan trong suốt quá trình nghiên cứu của tôi.

Tôi xin chịu trách nhiệm về mặt pháp lý luận văn này.

NGƢỜI CAM ĐOAN

HỌC VIÊN

Nguyễn Trọng Sử

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn với tên

đề tài: “Phát triển cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc

Giang”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo,

sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành PGS, TS. Mai

Thanh Lan, người đã tận tình dành nhiều thời gian hướng dẫn và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô

giáo Trường Đại học Thương mại; Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Nội vụ,

Chi cục Thống kê huyện Lục Nam; UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn này.!.

Bắc Giang, ngày tháng 7 năm 2020

HỌC VIÊN

Nguyễn Trọng Sử

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii

MỤC LỤC....................................................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH...................................................................................... viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................ix

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài ......................................................................... 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 8

7. Kết cấu của Luận văn.................................................................................... 8

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC CẤP XÃ ............................................................................................. 10

1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của cán bộ, công chức cấp xã .............. 10

1.1.1. Khái niệm.............................................................................................. 10

1.1.2. Phân loại cán bộ, công chức cấp xã.................................................... 11

1.1.3. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã........................................ 12

1.2. Phát triển cán bộ, công chức cấp xã ........................................................ 15

1.2.1. Khái niệm phát triển cán bộ, công chức cấp xã (CBCC).................... 15

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của cán bộ, công chức cấp xã.......... 17

1.2.3. Các hoạt động phát triển cán bộ, công chức cấp xã........................... 23

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CBCC cấp xã ................................ 27

1.3.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 27

iv

1.3.2. Các yếu tố chủ quan.............................................................................. 31

1.4. Kinh nghiệm phát triển CBCC cấp xã của một số địa phương và bài học

kinh nghiệm rút ra cho huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang ................................ 33

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển CBCC cấp xã của một số địa phương ngoài tỉnh33

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển CBCC cấp xã của một số huyện trong tỉnh Bắc

Giang ....................................................................................................................... 37

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lục Nam trong phát triển CBCC

cấp xã .............................................................................................................. 38

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 40

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG... 41

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. .. 41

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 41

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 42

2.2. Thực trạng về CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc

Giang ............................................................................................................... 44

2.2.1. Số lượng, cơ cấu, thành phần CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Lục

Nam, tỉnh Bắc Giang...................................................................................... 44

2.2.2. Thực trạng chất lượng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Lục Nam .......... 47

2.3. Thực trạng các hoạt động phát triển CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Lục

Nam, tỉnh Bắc Giang....................................................................................... 58

2.3.1. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn CBCC cấp xã trên địa bàn

huyện Lục Nam trong thời gian (2016-2019) ................................................. 58

2.3.2. Tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC xã của huyện Lục Nam trong thời gian

(2015-2019)..................................................................................................... 61

2.3.3. Đánh giá, xếp loại CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Lục Nam trong

thời gian (2016-2019) ..................................................................................... 62

v

2.3.4. Quản lý, kiểm tra, giám sát CBCC xã trên địa bàn huyện Lục Nam

trong thời gian (2016-2019)............................................................................ 65

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CBCC cấp xã trên địa

bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang .............................................................. 67

2.4.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển CBCC cấp xã trên

địa bàn huyện Lục Nam................................................................................... 67

2.4.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển CBCC cấp xã trên

địa bàn huyện Lục Nam................................................................................... 73

2.5. Đánh giá chung ........................................................................................ 74

2.5.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân......................................................... 74

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân................................................ 78

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 84

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG 85

3.1. Mục tiêu và quan điểm đề xuất giải pháp nâng nhằm phát triển cán bộ,

công chức cấp xã huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. ..................................... 85

3.1.1. Quan điểm đề xuất giải pháp ................................................................ 85

3.1.2. Mục tiêu: ............................................................................................... 88

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn

huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. .................................................................... 89

3.2.1. Phát triển công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã............... 89

3.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 92

3.2.3. Đẩy mạnh công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức, phát triển tinh thần

trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã..................................................... 95

3.2.4. Phát triển hiệu quả công tác bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, công

chức cấp xã ..................................................................................................... 97

3.2.5. Tăng cường công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã.................. 100

3.2.6. Đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã....... 103

vi

3.3. Kiến nghị, đề xuất .................................................................................. 105

3.3.1 Đối với Trung ương............................................................................. 105

3.3.2 Đối với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang................................ 106

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................ 107

KẾT LUẬN.................................................................................................. 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lục Nam

giai đoạn 2016 - 2019 ..................................................................................... 45

Bảng 2.2: Kết quả khám sức khỏe định kỳ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã huyện Lục Nam năm 2016-2019 ................................................................. 48

Bảng 2.3: Đánh giá sự quan tâm của xã, thị trấn đến phát triển thể lực đội

ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lục Nam........................................ 49

Bảng 2.4: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn đào tạo của cán bộ, công

chức cấp xã huyện Lục Nam giai đoạn 2016-2019 ......................................... 50

Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

huyện Lục Nam, giai đoạn 2016 - 2019 .......................................................... 52

Bảng 2.6: Trình độ quản lý nhà nước và trình độ ngoại ngữ, tin học của cán

bộ,công chức cấp xã huyện Lục Nam, giai đoạn 2016 - 2019 ...................... 53

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của công dân địa phương về thái độ, ý thức trong

thực thi công vụ của CBCC cấp xã ................................................................ 56

Bảng2. 8: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện

Lục Nam năm 2016-2019 ................................................................................ 59

Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá của cán bộ công chức cấp xã về công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lục Nam ............................. 60

Bảng 2.10: Kết quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lục

Nam, giai đoạn 2015 - 2018 ............................................................................ 62

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cấp xã của huyện

Lục Nam, giai đoạn 2016- 2019 ...................................................................... 64

Bảng 2.12: Kết quả kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

huyện Lục Nam giai đoạn 2016-2019 ............................................................. 66

Bảng 2.13: Kết quả đánh giá của công dân địa phương về thái độ, ý thức

trong thực thi công vụ của CBCC cấp xã....................................................... 71

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Lục Nam................................................... 42

Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Lục Nam năm 2019 ...................................... 44

ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CBCC Cán bộ, công chức

MTTQ Mặt trận tổ quốc

CCB Cựu chiến binh

LHPN Liên hiệp phụ nữ

TNCS Thanh niên Cộng sản

KH Kế hoạch

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

DT Dự toán

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

NĐ Nghị định

QĐ Quyết định

TT Thông tư

HĐND Hội đồng nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

PCT Phó Chủ tịch

QLNN Quản lý Nhà nước

NTM Nông thôn mới

QLKT Quản lý kinh tế

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bộ

máy hành chính cấp xã có vị trí hết sức quan trọng trong bộ máy hành chính

Nhà nước. Đây là cấp hành chính có quan hệ trực tiếp, gắn bó mật thiết với

người dân, là mắt xích, cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân. Để đường lối,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, trở thành

hành động của nhân dân, phải từng bước xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ,

công chức (CBCC) cấp xã trong sáng về phẩm chất đạo đức, nắm chắc được

chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật, có chất lượng lãnh đạo đáp

ứng với yêu cầu trong thực thi công vụ của chính quyền cơ sở xã, thị trấn trong

giai đoạn hiện nay.

Trước những yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đảng ta đã xác định

công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn

mới là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu. Cán bộ chủ chốt cấp xã là người

trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

xã giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã không

có chất lượng lãnh đạo thì không thể thực hiện yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng ta

đã đề ra. Nắm bắt được tầm quan trọng Đảng ta đã nhiều lần khẳng định trong

các khoá Đại hội như Đại hội VII, VIII, IX, là lấy phát triển kinh tế là trọng

tâm, xây dựng Đảng là then chốt, mà công tác xây dựng Đảng thì cán bộ và

công tác cán bộ là quan trọng nhất, là khâu then chốt trong vấn đề then chốt,

là nguyên nhân của nguyên nhân.

Nằm trong thực tế chung của đất nước, đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh

Bắc Giang nói chung và huyện Lục Nam nói riêng cũng chưa được chuẩn

2

hóa. Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn trong huyện đã cơ bản đủ về số

lượng. Trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng

lãnh đạo, điều hành công việc ở cơ sở đã được nâng lên một bước. Phần lớn

được rèn luyện, thử thách trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây

dựng đất nước, lại được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị

vững vàng, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, có ý thức tổ chức kỷ luật,

tinh thần trách nhiệm trong công tác. Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều

cán bộ đã tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao

chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, thể hiện ở

phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng, chính quyền trong sạch vững

mạnh. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng đã phát huy tốt hơn vai trò hạt nhân chính

trị, vai trò lãnh đạo đối với hệ thống chính trị cơ sở. Hoạt động của hội đồng

nhân dân (HĐND), ủy ban nhân dân (UBND) các xã, thị trấn có chuyển biến,

hiệu quả hơn nhất là trong quản lý, điều hành, cụ thể hóa các nghị quyết của

Đại hội Đảng các cấp vào trong cuộc sống. Những kết quả đó đã góp phần

quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tuy nhiên trước yêu cầu thực tế đặt ra, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị

trấn cũng còn nhiều hạn chế bất cập do hình thành từ nhiều nguồn, cơ cấu

chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, phẩm chất, chất lượng

lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn.

Độ tuổi bình quân còn cao, phần lớn cán bộ lần đầu tham gia giữ chức vụ

chủ chốt có tuổi đời cao. Còn có cán bộ chưa đạt chuẩn chức danh; một số

cán bộ chưa học chưa học trung cấp lý luận chính trị; chưa học qua lớp bồi

dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Tỷ lệ cán bộ biết sử dụng công nghệ

thông tin còn chưa cao. Còn có cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm đối với

nhân dân, chưa thật sự tâm huyết với công việc, một số ít có biểu hiện suy

thoái đạo đức, lối sống, mất đoàn kết, cơ hội, bè phái cục bộ gia đình, dòng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!