Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ phản biện chính sách công ở việt nam từ thực tiễn các tỉnh miền trung, tây nguyên
PREMIUM
Số trang
227
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1764

Luận văn thạc sĩ phản biện chính sách công ở việt nam từ thực tiễn các tỉnh miền trung, tây nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

CAO TIẾN SỸ

PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG

Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH

MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG

HÀ NỘI - 2019

e

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

CAO TIẾN SỸ

PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG

Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH

MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành : Quản lý hành chính công

Mã số : 62 34 82 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Hữu Hải

2. TS. Trần Trọng Đức

HÀ NỘI - 2019

e

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận

án là trung thực. Những kết luận khoa học của

luận án chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Cao Tiến Sỹ

e

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHẢN BIỆN

CHÍNH SÁCH CÔNG 7

1.1. Các công trình nghiên cứu về phản biện xã hội 7

1.2. Các công trình nghiên cứu về phản biện chính sách công 19

1.3. Những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc 32

1.4. Những vấn đề đặt ra cần đƣợc nghiên cứu làm sáng tỏ trong luận án 36

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG 38

2.1. Khái niệm phản biện xã hội và phản biện chính sách công 38

2.2. Tính tất yếu khách quan của phản biện chính sách công 49

2.3. Vai trò của phản biện chính sách công 62

2.4. Quy trình, hình thức, công cụ và nguyên tắc phản biện chính sách công 65

2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả

phản biện chính sách công 72

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG TẠI CÁC

TỈNH THUỘC KHU VỰC MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN 80

3.1. Khái quát chung về kinh tế - xã hội các tỉnh thuộc khu vực miền

Trung, Tây Nguyên 80

3.2. Thực trạng khung pháp lý về phản biện chính sách công 82

3.3. Hoạt động phản biện chính sách công tại các tỉnh thuộc khu vực

miền Trung, Tây Nguyên 91

3.4. Thực trạng về quy mô, phạm vi, hình thức, công cụ và quy trình vận

hành hoạt động phản biện chính sách công tại khu vực miền Trung,

Tây Nguyên 103

3.5. Những vấn đề đặt ra đối với phản biện chính sách công ở Việt

Nam hiện nay từ thực tiễn khu vực miền Trung, Tây Nguyên 123

e

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHẢN BIỆN CHÍNH

SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM 128

4.1. Quan điểm định hƣớng nâng cao chất lƣợng phản biện chính sách công 128

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng phản biện chính sách công 131

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 161

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167

PHỤ LỤC 174

e

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐND : Hội đồng nhân dân

KH&CN : Khoa học và công nghệ

KH&KT : Khoa học và kỹ thuật

MTTQ : Mặt trận Tổ quốc

MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

PBCSC : Phản biện chính sách công

PBXH : Phản biện xã hội

UBND : Ủy ban nhân dân

UBTVQH : Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội

VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật

TCXH : Tổ chức xã hội

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

e

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1 Đặc trƣng của tham gia công dân 26

2.1 Thang bậc tham gia công dân 55

2.2 Sự tham gia của công dân, NGOs trong chu trình chính sách ở

châu Âu

61

2.3 Khung khổ lựa chọn hình thức tham vấn, phản biện chính sách 67

2.4 Tham vấn công của NGOs trong tiến trình chính sách 68

2.5 Các cấp độ, hình thức và công cụ trong phản biện chính sách 71

e

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

hình

Tên hình Trang

1.1 Tam giác sắt (Iron Triangle) 21

1.2 Cụm quyền lực (Power Clusters) 22

2.1 Thang bậc tham gia công dân (Ladder of Citizen Participation) 54

2.2 Cấp độ tham gia 56

2.3 Chu trình chính sách công 57

2.4 Quy trình phản biện chính sách công 66

2.5 Quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nƣớc 76

3.1 Mô hình hoạch định chính sách công theo đa số 108

3.2 Các bƣớc xây dựng và thực hiện chính sách 111

3.3 Mô hình chi tiết quy trình phản biện gián tiếp 114

3.4 Phản biện trực tiếp của nhân dân trong quy trình chính sách 118

3.5 Mô hình chi tiết quy trình phản biện trực tiếp 121

4.1 Mô hình đổi mới chi tiết quy trình phản biện gián tiếp 138

4.2 Mô hình đổi mới chi tiết quy trình phản biện trực tiếp 142

4.3 Quy trình chung 147

4.4 Yêu cầu phản biện trong các bƣớc chính sách 148

e

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Chính sách công là công cụ định hƣớng quá trình phát triển kinh tế, xã hội

của nhà nƣớc; hệ thống chính sách của một quốc gia có hợp lý hay không sẽ quyết

định đến sự phát triển hay suy thoái của cả nền kinh tế hoặc của từng vùng, từng địa

phƣơng. Để có đƣợc những chính sách tốt, bên cạnh chủ trƣơng, đƣờng lối đúng thì

việc huy động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng vào quá trình chính sách đƣợc

xem là giải pháp tích cực giúp hạn chế ý chí chủ quan, lợi ích nhóm trong hoạch

định chính sách. Đồng thời, tạo nên sự đồng thuận xã hội về mục tiêu, biện pháp

thực thi và chuẩn bị về tƣ tƣởng, dƣ luận xã hội ủng hộ cho việc triển khai chính

sách. Giúp phát hiện những điểm mù chính sách và là căn cứ thực tiễn để đo lƣờng,

đánh giá chính sách; phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực

hơn vào hoạt động quản lý nhà nƣớc.

Trên thực tế, công tác xây dựng và thực thi chính sách công ở nƣớc ta

những năm qua còn những hạn chế nhƣ: xác định mục tiêu, biện pháp chính sách

chƣa sâu sát với tình hình thực tiễn; việc huy động trí tuệ, nguồn lực xã hội vào quá

trình xây dựng và thực thi chính sách chƣa cao, nhất là việc thu hút trí tuệ, nguồn

lực của nhân dân vào hoạch định, thực thi chính sách còn chƣa đƣợc coi trọng.

Những bất cập này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và hiệu quả của

các chính sách công cũng nhƣ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trên trên là hoạt động

tham vấn, phản biện xã hội (PBXH) đối với quá trình xây dựng và thực thi chính

sách của các cấp chính quyền chƣa đƣợc đặt đúng tầm mức; thiếu cơ chế, biện pháp

thích hợp để tạo nên sự thống nhất cao trong xã hội. Hoạt động phản biện chính

sách còn bó hẹp trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, thiếu sự tham gia tích

cực của ngƣời dân. Thực tế cho thấy những chính sách nào có sự tham vấn, PBXH

rộng rãi, công khai, dân chủ đều tạo đƣợc sự đồng thuận và mang tính khả thi cao.

Phản biện chính sách công (PBCSC) là hoạt động PBXH của công dân và

tổ chức xã hội (TCXH) đối với toàn bộ quá trình hoạch định và thực thi chính sách

công của nhà nƣớc, từ bƣớc khởi sự đến quy phạm hóa chính sách thành văn bản

e

2

pháp lý, tổ chức thực hiện, đánh giá và kết thúc chu trình chính sách. Năng lực phản

biện của xã hội và hiệu quả PBCSC tỷ lệ thuận với chất lƣợng chính sách. Không

thể có chính sách tốt nếu thiếu sự tham gia phản biện tích cực và hiệu quả của ngƣời

dân trong toàn bộ quá trình chính sách. Tiến trình cải cách nền hành chính nhà nƣớc

theo hƣớng trong sạch, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả tất yếu dẫn đến việc mở

rộng sự tham gia của ngƣời dân vào công việc của chính quyền. Thực hiện phản

biện đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách công sẽ nâng cao tính minh

bạch và trách nhiệm giải trình của nền hành chính, xây dựng nền hành chính công

thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Nghiên cứu về PBCSC đã tồn tại và phát triển từ lâu trên thế giới. Có nhiều

hƣớng tiếp cận vấn đề này: từ phía khoa học chính trị, khoa học pháp lý, khoa học

chính sách, khoa học hành chính, xã hội học... Với nhiều kinh nghiệm, thành tựu có

thể vận dụng vào thực tiễn nƣớc ta. Song do tính đặc thù của chính sách công ở mỗi

quốc gia nên không thể máy móc, áp đặt mô hình, phƣơng thức tổ chức hoạt động

phản biện chính sách một cách khiên cƣỡng, mà phải xuất phát từ những giá trị

chung, phổ quát nhất của hoạt động phản biện chính sách và tổng kết thực tiễn để

xây dựng mô hình, cơ chế phù hợp với điều kiện của đất nƣớc.

Hoạt động nghiên cứu về PBCSC ở nƣớc ta cũng còn khá mới mẻ, kết quả

nghiên cứu còn hết sức khiêm tốn và cũng chỉ tập trung trên một vài khía cạnh,

phƣơng diện nhất định. Thực tiễn xây dựng, thực thi chính sách công ở nƣớc ta hiện

nay đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu về PBCSC nhằm cung cấp cơ sở

khoa học cho yêu cầu nâng cao chất lƣợng xây dựng, thực thi và quản lý, đổi mới

chính sách. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu "Phản

biện chính sách công từ thực tiễn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên" cho luận án

khoa học của mình với mong muốn đóng góp thêm về lý luận và thực tiễn cho hoạt

động PBCSC ở Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Mục đích của đề tài luận án là luận giải một cách khoa học về PBCSC;

đánh giá thực trạng PBCSC ở nƣớc ta; đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới phƣơng

thức PBCSC hiện nay nhằm nâng cao chất lƣợng PBCSC ở Việt Nam. Qua đó nâng

e

3

cao chất lƣợng, hiệu quả xây dựng và thực thi chính sách trong hoạt động quản lý

hành chính công ở nƣớc ta.

2.2. Nhiệm vụ

Khái quát tình hình nghiên cứu về PBCSC trong và ngoài nƣớc, từ đó chỉ ra

những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án.

Hệ thống hóa lý luận về PBCSC, bổ sung lý luận cho hoạt động PBCSC ở

nƣớc ta.

Phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn về hoạt động PBCSC ở Việt Nam nói

chung, các tỉnh thuộc miền Trung, Tây Nguyên nói riêng để tìm kiếm những

nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng phản biện chính sách ở nƣớc ta.

Đề xuất đổi mới quy trình PBCSC và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng,

hiệu quả hoạt động phản biện chính sách ở nƣớc ta trong thời gian tới.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận án đƣợc xác định là hoạt động

PBCSC của các chủ thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), Liên hiệp các hội

khoa học và kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam tại một số tỉnh, thành phố thuộc khu vực

miền Trung, Tây Nguyên; hoạt động PBCSC của ngƣời dân trong khu vực.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu về nội dung, hình thức, phƣơng pháp và các điều kiện đảm bảo

cho hoạt động PBCSC, cụ thể:

Nghiên cứu các lý thuyết, tƣ tƣởng, mô hình PBCSC trên thế giới, hoạt

động PBCSC tại một số quốc gia tiêu biểu.

Nghiên cứu nội dung hoạt động PBCSC ở Việt Nam, bao gồm: Hệ thống

quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách công và PBCSC. Quy

định pháp luật Việt Nam về PBXH, PBCSC. Nghiên cứu về chủ thể, quy trình,

phƣơng thức tổ chức PBCSC hiện nay.

- Phạm vi không gian

Ngoài nƣớc: Nghiên cứu hoạt động PBCSC của các quốc gia Hoa Kỳ, Canada,

Vƣơng quốc Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore.

e

4

Trong nƣớc: Nghiên cứu hoạt động PBCSC của MTTQVN, Liên hiệp các

hội KH&KT Việt Nam và ngƣời dân tại 06 tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây

Nguyên (trong đó: 2 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum và Gia Lai; 4 tỉnh, thành phố

miền trung là Quảng trị, Đà Nẵng, Phú Yên và Bình Định). Nghiên cứu xã hội học

hoạt động tham vấn, phản biện chính sách của ngƣời dân tại 6 địa phƣơng trên.

- Phạm vi thời gian

Các hoạt động PBCSC trong nƣớc từ năm 2010 đến nay.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Đề tài dựa trên phƣơng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử; căn cứ vào nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng

Hồ Chí Minh; quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà

nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân

dân để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Theo đó, môi trƣờng kinh tế, văn hóa, xã hội;

dân trí, nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức; thể chế chính trị, pháp lý, hành chính;

công nghệ và phƣơng thức giao tiếp xã hội; quy mô, chất lƣợng, năng lực tham gia

của công dân, các TCXH; phƣơng thức xây dựng và thực thi chính sách công sẽ

quyết định nội dung, quy mô, hình thức, phƣơng pháp, chất lƣợng và mức độ tham

gia PBCSC của công dân và TCXH. Việc nghiên cứu, làm rõ các yếu tố này trên

bình diện lý luận sẽ định hình cơ sở khoa học, khung lý thuyết cho việc triển khai

nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu thực tiễn sẽ chỉ ra khoảng trống lý luận,

những tồn tại, bất cập của hệ thống tổ chức thực hiện PBCSC, những rào cản, hạn

chế đối với hoạt động này. Trên cơ sở đó, đề xuất bổ sung lý luận, các giải pháp đổi

mới về thể chế quản lý; nội dung, mô hình, hình thức, phƣơng pháp PBCSC, đáp

ứng đòi hỏi của thực tiễn.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Nghiên cứu lý thuyết, sử dụng phƣơng pháp thống kê để tập hợp, phân

loại thông tin, tƣ liệu về hoạt động PBCSC ở nƣớc ngoài và trong nƣớc để hình

thành các tài liệu sơ cấp của luận án. Sử dụng phƣơng pháp so sánh, phân tích

định tính và định lƣợng để nghiên cứu bản chất vấn đề, hình thành các tài liệu thứ

cấp. Sử dụng công cụ phân tích SWOT để đánh giá thực trạng, mặt mạnh, mặt yếu

e

5

trong hoạt động PBCSC ở Việt Nam, tổng hợp hóa và rút ra các kết luận, kiểm

định lý thuyết.

Nghiên cứu thực địa, sử dụng 600 phiếu điều tra xã hội học để thu thập

thông tin tại 06 địa bàn nghiên cứu, bao gồm các nhóm đối tƣợng: cán bộ, công

chức, viên chức và ngƣời lao động; độ tuổi từ 30-60, trình độ học vấn từ cấp III trở

lên. Sau đó sử dụng: Lƣợc đồ thông tin thu thập để phân loại, hệ thống hóa thông

tin, sử dụng phần mềm SPSS để thống kê, xử lý số liệu thu thập đƣợc.

Dựa trên các kết quả này, sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa, mô hình

hóa để nhận diện, xác lập chủ thể, mô hình, cơ chế PBCSC tại Việt Nam và phát

hiện lý luận.

5. Giả thuyết khoa học của luận án

Phản biện chính sách công là hình thức kiểm soát quyền lực nhà nƣớc bằng

trí tuệ xã hội và là thành tố của quá trình xây dựng, thực thi chính sách công. Đồng

thời là một hình thức tham gia công phổ biến trong mọi nền hành chính công trên

thế giới. Thực hiện tốt phản biện chính sách sẽ giúp minh bạch hóa, nâng cao chất

lƣợng, hiệu quả chính sách và thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân dân vào hoạt

động quản lý nhà nƣớc, quản trị xã hội. Đảm bảo sự cân bằng giữa xã hội, nền kinh

tế thị trƣờng và nhà nƣớc, cũng nhƣ sự cân bằng nội tại của hệ thống chính sách

công. PBCSC ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế nhƣ: Khung pháp lý chƣa

đầy đủ và kém hiệu quả. Năng lực phản biện của các chủ thể, cơ chế hoạt động còn

nhiều bất cập; cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin phản biện chính sách chƣa đƣợc

pháp lý hóa một cách rõ ràng, đồng bộ. Thiếu quy trình PBCSC hợp lý, rõ ràng, có

tính xã hội cao làm cơ sở huy động có hiệu quả sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt

động chính sách. Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả cho PBCSC chƣa đáp

ứng đƣợc yêu cầu.

Từ thực tiễn trên, câu hỏi đặt ra đối với nghiên cứu PBCSC trong luận án là:

Tiền đề lý luận và thực tiễn của PBCSC ở Việt Nam là gì? Vai trò của nó trong xây

dựng, thực thi chính sách công; trong việc xây dựng nền hành chính nhà nƣớc phục

vụ, trong sạch và hiện đại? Phản biện chính sách ở nƣớc ta nên tổ chức nhƣ thế nào?

Mô hình, quy trình, hình thức và phƣơng pháp phản biện chính sách nào phù hợp

với thực tiễn Việt Nam? Các yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện đảm bảo?

e

6

Làm rõ các vấn đề trên sẽ cung cấp cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn cho

việc xây dựng quy trình PBCSC phù hợp, đổi mới cơ chế hoạt động phản biện chính

sách, hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực phản biện của các chủ thể. Nhằm

nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động chính sách nói riêng và quản lý hành

chính công nói chung.

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về PBCSC, luận án có những điểm

mới sau:

Hoàn thiện cơ sở lý luận về PBCSC: Luận chứng vai trò, ý nghĩa, tác dụng

của PBCSC trong kiểm soát quyền lực nhà nƣớc; thực hành quyền dân chủ của nhân

dân trong xây dựng và thực thi chính sách công với tƣ cách là một hình thức tham

gia PBCSC.

Làm rõ đặc điểm, nội dung, hình thức, mô hình quy trình PBCSC ở Việt Nam.

Đề xuất đổi mới quy trình phản biện chính sách, các giải pháp nâng cao

chất lƣợng, hiệu quả hoạt động PBCSC trong điều kiện hiện nay.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung cơ sở lý luận

cho hệ thống lý thuyết về PBCSC ở nƣớc ta. Cung cấp những luận cứ thiết thực cho

công tác tổ chức, quản lý hoạt động phản biện chính sách; công tác xây dựng và

thực thi chính sách. Đây cũng là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu,

giảng dạy, sinh viên của các cơ sở đào tạo về khoa học chính sách công và các chủ

thể PBCSC trong xã hội.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận án gồm 4 chƣơng:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phản biện chính sách công.

Chương 2: Cơ sở lý luận về phản biện chính sách công.

Chương 3: Thực trạng phản biện chính sách công tại các tỉnh thuộc khu vực

miền Trung, Tây Nguyên.

Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lƣợng phản biện chính sách công ở Việt Nam.

e

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VỀ PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG

1.1. Các công trình nghiên cứu về phản biện xã hội

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Thể chế quản lý trong các nền hành chính công hiện đại luôn hƣớng đến

đảm bảo sự hài hòa giữa vai trò của nhà nƣớc và xã hội. Sự tham gia của ngƣời dân

vào hoạt động của nhà nƣớc đƣợc khuyến khích nhằm gia tăng sự kiểm soát quyền

lực nhà nƣớc từ bên ngoài và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của xã hội đối với hoạt động

của chính quyền. Công dân đƣợc xem là một chủ thể bình đẳng trong hoạt động

tham gia công, có quyền bày tỏ quan điểm, lợi ích, chính kiến và tham gia quyết

định các vấn đề quản lý nhà nƣớc theo nguyên tắc đa số và hợp hiến. Trên quan

điểm cho rằng ngƣời bị ảnh hƣởng bởi quyết định có quyền đƣợc tham gia vào quá

trình ra quyết định. Sự tham gia của ngƣời dân đƣợc coi nhƣ một cách để trao quyền

và là một phần quan trọng của quản trị dân chủ, dựa trên nguyên tắc xem con ngƣời

là trung tâm của quá trình phát triển. Trƣớc bối cảnh của sự bùng nổ xã hội tri thức

trong hơn nửa thế kỷ qua, việc mở rộng hoạt động tham gia, phản biện của nhân dân

đối với nhà nƣớc cũng chính là phƣơng pháp để quản lý các dòng tri thức xã hội, sự

dụng hiệu quả trí tuệ tập thể của cộng đồng vào phát triển kinh tế - xã hội. PBXH -

thuộc tính của xã hội dân chủ, đƣợc xem là một nguyên tắc chính trị thực hành và

đƣợc thực hiện rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bản chất của nó là

việc áp dụng tƣ duy phê phán đƣợc tổ chức khoa học vào việc đánh giá các hoạt

động của nhà nƣớc. Đồng thời cũng là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản

của công dân và là một nội dung quan trọng của hoạt động tham gia công dân

(public citizens participation). Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về bản chất,

vai trò, giá trị và thực hành PBXH đã có từ rất sớm.

Một trong những công trình nghiên cứu đặt nền móng cho việc nhận thức

giá trị của phản biện và vận dụng nó vào thực tiễn xã hội là tác phẩm "Chúng ta suy

nghĩ như thế nào" (How We Think) của John Dewey (xem Phụ lục 36), xuất bản

năm 1910 tại Boston, Hoa Kỳ. Nghiên cứu này trình bày về quan hệ giữa tƣ duy

phản biện với quá trình giáo dục con ngƣời và phát triển xã hội, về việc áp dụng tƣ

e

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!