Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nhân Thân Người Phạm Tội Trên Địa Bàn Huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG THANH VŨ
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
HÀ NỘI, năm 2019
ĐẶNG THANH VŨ NGÀNH T
ỘI PH
ẠM H
ỌC VÀ PHÒNG NG
ỪA T
ỘI PH
ẠM KHÓA II/2017
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG THANH VŨ
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Thanh Dương
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu thống kê, kết quả đề cập trong Luận văn này là trung thực, chính xác và có nguồn
gốc trích dẫn rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
ĐẶNG THANH VŨ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ........................... 6
1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân
người phạm tội ...................................................................................................... 6
1.2. Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội ..................................................... 11
1.3. Các yếu tố tác động đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người
phạm tội .............................................................................................................. 19
Chương 2. THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................. 27
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2014 - năm 2018 ........................ 27
2.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn năm 2014-2018 .................................................................. 32
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở
người phạm tội trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh .............. 44
Chương 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI .................................. 63
3.1. Dự báo về tình hình tội phạm, đặc điểm nhân thân người phạm tội và một số yếu
tố ảnh hưởng đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người
phạm tội trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ......................... 63
3.2. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm từ góc độ nhân thân
người phạm tội ................................................................................................... 69
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 81
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. NPT : Người phạm tội
2. TAND : Tòa án nhân dân
3. THTP : Tình hình tội phạm
4. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
5. VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diễn biến tình hình tội phạm rõ trên địa bàn huyện Củ Chi, TP.HCM (Giai
đoạn từ năm 2014 đến năm 2018);
(Giai đoạn từ năm 2014 đến
năm 2018);
Bảng 2.3. Thống kê tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi đã bị xét xử (Giai đoạn từ
năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.4. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi xét theo tiêu chí loại
tội phạm (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.5. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi xét theo tiêu chí địa
bàn nơi xảy ra tội phạm (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018);
Biểu 2.1. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi xét theo tiêu chí giới
tính của người phạm tội (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018);
Biểu 2.2. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi xét theo tiêu chí độ
tuổi của người phạm tội (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018);
Biểu 2.3. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi theo tiêu chí giới tính
của người phạm tội (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018);
Biểu 2.4. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi theo tiêu chí nghề
nghiệp của người phạm tội (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018);
Biểu 2.5. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi theo tiêu chí đặc điểm
tiền án, tiền sự của người phạm tội (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018)
Bảng 2.6. Thống kê về đặc điểm giới tính của người phạm tội trên địa bàn huyện Củ
Chi (Từ năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.7. Thống kê về độ tuổi của người phạm tội trên địa bàn huyện Củ Chi (Từ
năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.8. Thống kê về trình độ học vấn của người phạm tội trên địa bàn huyện Củ
Chi (Từ năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.2 Cơ số tội phạm rõ trên địa bàn huyện Củ Chi
Bảng 2.9. Thống kê về đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội trên địa bàn huyện
Củ Chi (Từ năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.10. Thống kê về đặc điểm hoàn cảnh gia đình của người phạm tội trên địa bàn
huyện Củ Chi (Từ năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.11. Thống kê về đặc điểm nơi cư trú của người phạm tội trên địa bàn huyện
Củ Chi (Từ năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.12. Thống kê về đặc điểm về sở thích, thói quen của người phạm tội trên địa
bàn huyện Củ Chi (Từ năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.13. Thống kê về đặc điểm động cơ của người phạm tội trên địa bàn huyện Củ
Chi (Từ năm 2014 đến năm 2018);
Bảng 2.14. Thống kê về đặc điểm tiền án, tiền sự của người phạm tội trên địa bàn
huyện Củ Chi (Từ năm 2014 đến năm 2018).
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nhân thân NPT là một nội dung nghiên cứu quan trọng của khoa học Tội phạm
học. Theo đó, nhân thân NPT là yếu tố quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội và
có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân, điều kiện của THTP, bởi “… không thể nhận
thức, hiểu biết được các nguyên nhân và điều kiện đó nếu thiếu việc cân nhắc nhân
thân người phạm tội” [44, tr. 127]. Chính vì thế, trong quá trình tiến hành các hoạt
động phòng ngừa THTP ở một địa bàn cụ thể thì không thể không nghiên cứu đến
nhân thân NPT.
Nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, Củ Chi là huyện ngoại
thành có diện tích khoảng 435 km2
, dân số trên 403.000 người, với 20 đơn vị hành
chính cấp xã và 01 thị trấn, vị trí tiếp giáp với huyện Hóc Môn (TP.HCM) và nhiều
tỉnh khác như Tây Ninh, Bình Dương, Long An. Trong những năm qua, cùng với việc
đầu tư cơ sở hạ tầng và thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế với nhiều khu công nghiệp
lớn đã mọc lên trên địa bàn, Củ Chi đã vươn lên từ một huyện nghèo trở thành địa
phương có mức tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, trên 14%/năm; đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao [16]. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội của địa phương cũng cho thấy những
tác động tiêu cực do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng mang lại mà
rõ nét nhất là diễn biến phức tạp của THTP trên địa bàn với tổng số 1095 vụ và 1682
NPT bị đưa đưa ra xét xử [Xem bảng phụ lục 2.1], nghĩa là trung bình hàng năm có
hơn 336 người thực hiện tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi với những đặc điểm
khác nhau về xã hội - nhân khẩu, đạo đức – tâm lý và pháp lý hình sự khác nhau, dẫn
đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Việc nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về
nhân thân của NPT trên địa bàn huyện Củ Chi là đòi hỏi tất yếu nhằm hoạch định kế
hoạch và triển khai các biện pháp phòng ngừa THTP một cách hiệu quả hơn.
Từ những lẽ trên, học viên cho rằng việc nghiên cứu đề tài “Nhân thân người
phạm tội trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết cả về
2
mặt lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP trên địa bàn
huyện Củ Chi trong thời gian tới, đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm ở địa phương này và trên toàn quốc.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhân thân NPT là vấn đề được quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh, góc độ
khác nhau trong nhiều công trình khoa học, điển hình như:
- “Tội phạm học, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” Nxb. Chính
trị quốc gia, 1994;
- “Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Nhà
nước và Pháp luật, Nxb. CAND, năm 2000;
- “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của TS. Phạm Văn
Tỉnh, Nxb.CAND, 2007;
- Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam (2013), Học viện Cảnh sát nhân dân;
- “Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe
cho người khác trên địa bàn Thành phố. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Xuân Bá, Học viện khoa học xã hội (2017).
- “Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Thắm, Học viện khoa học xã hội
(2016).
Ngoài những công trình kể trên, còn có khá nhiều bài viết về nhân thân NPT
được đăng tải, công bố trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học về Luật học, Tội
phạm học. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về nhân thân NPT trên
địa bàn huyện Củ Chi. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài này không bị trùng lắp
với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố trước đây..
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về nhân thân NPT và thực trạng nhân thân NPT trên địa bàn huyện Củ Chi,
TP.HCM để tìm ra được những giải pháp, kiến nghị hiệu quả góp phần nâng cao hiệu
quả phòng ngừa THTP trên địa bàn này từ góc độ nhân thân NPT.
3
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục đích trên, Luận văn giải quyết
các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, nhiệm vụ nghiên cứu về lý luận, bao gồm những hoạt động cụ thể như:
Tìm, thu thập và nghiên cứu tài liệu về tội phạm học và những tài liệu khác liên quan
đến đề tài làm để thống nhất nhận thức, làm cơ sở cho việc nghiên cứu về thực trạng.
Hai là, nhiệm vụ nghiên cứu về thực tiễn, bao gồm những hoạt động cụ thể
như: Tìm kiếm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh số liệu thống kê hình sự, các tài
liệu, bản án, thông tin về các vụ án hình sự trong phạm vi nghiên cứu; Xử lý, phân
tích, so sánh các số liệu, thông tin theo các tiêu thức tội phạm học để làm rõ các đặc
điểm nhân thân NPT trên phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu.
Ba là, dự báo xu hướng của THTP trên địa bàn nghiên cứu, tập trung vào xu
hướng của những yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực
của con người.
Bốn là, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả phòng
ngừa THTP trên địa bàn nghiên cứu từ góc độ nhân thân NPT.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là nhân thân
NPT trên địa bàn huyện Củ Chi, TP.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung, đề tài nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, thuộc chuyên
ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm;
+ Về thời gian, đề tài sử dụng chất liệu nghiên cứu trong vòng 05 năm, từ năm
2014 đến năm 2018;
+ Về không gian, đề tài luận văn được thực hiện trong phạm vi huyện Củ Chi,
TP. HCM.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là
quan điểm duy vật biện chứng của triết học Mác – Lê nin; quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm; các tri thức khoa học của Tội phạm