Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học  thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng việt
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
857

Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trung Kiên

THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC

TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT

TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trung Kiên

THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC

TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT

TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 8229020

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nào khác.

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS Dư

Ngọc Ngân - người đã gợi mở, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ

văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ

tôi hoàn thành luận văn này.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................... 8

1.1. Vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt.......................................................... 8

1.1.1. Khái niệm thành ngữ......................................................................... 8

1.1.2. Nguồn gốc của thành ngữ ................................................................. 9

1.1.3. Đặc điểm của thành ngữ ................................................................. 13

1.1.4. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác........................................ 19

1.1.5. Phân loại thành ngữ ........................................................................ 21

1.2. Trường nghĩa......................................................................................... 22

1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá................................................ 25

1.4. Thành ngữ chứa các yếu tố thuộc TNTT trong tiếng Việt.................... 27

1.4.1. Trường nghĩa thời tiết ..................................................................... 27

1.4.2. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT.................................................. 29

Tiểu kết chương 1............................................................................................ 31

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA THÀNH NGỮ CÓ TỪ

NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG

TIẾNG VIỆT............................................................................. 32

2.1. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong

tiếng Việt............................................................................................. 32

2.1.1. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ đối có từ ngữ thuộc TNTT

trong tiếng Việt ............................................................................... 34

2.1.2. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ so sánh có từ ngữ thuộc

TNTT trong tiếng Việt.................................................................... 39

2.1.3. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ thường có từ ngữ thuộc

TNTT trong tiếng Việt.................................................................... 42

2.2. Chức năng ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong

tiếng Việt............................................................................................. 45

2.2.1. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT làm thành phần phụ trong

cụm từ.............................................................................................. 45

2.2.2. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT làm thành phần nòng cốt

của câu............................................................................................. 48

2.2.3. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT làm thành phần phụ của câu.... 50

2.2.4. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT làm thành phần biệt lập của

câu ................................................................................................... 52

2.3. Vị trí của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong câu......................... 53

2.3.1. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT đứng đầu câu ........................... 53

2.3.2. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT đứng giữa câu.......................... 54

2.3.3. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT đứng cuối câu.......................... 54

2.4. Khả năng kết hợp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong câu..... 56

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 59

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ CÓ TỪ

NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG

TIẾNG VIỆT............................................................................. 60

3.1. Ý nghĩa của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT..................................... 60

3.1.1. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa chỉ các hiện tượng thời tiết.............. 60

3.1.2. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những khó khăn

trong cuộc sống ................................................................................... 63

3.1.3. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những nguy

hiểm- thách thức.................................................................................. 65

3.1.4. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống lam lũ

và những thân phận nổi trôi ................................................................ 67

3.1.5. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những cơ hội￾thuận lợi............................................................................................... 69

3.1.6. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những vận xui ......... 71

3.1.7. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng chỉ trạng thái tâm lý

của con người...................................................................................... 71

3.1.8. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những hành động

của con người...................................................................................... 75

3.1.9. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những hành vi

ứng xử của con người.......................................................................... 76

3.1.10. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách con

người ................................................................................................... 78

3.1.11. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những tình thế

trong cuộc sống ................................................................................... 80

3.1.12. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho tốc độ .................... 81

3.1.13. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh............... 83

3.1.14. Nhóm thành ngữ biểu thị những ý nghĩa biểu trưng khác ............... 84

3.2. Một vài nét văn hóa Việt Nam qua thành ngữ có từ ngữ thuộc

TNTT................................................................................................... 85

Tiểu kết chương 3............................................................................................ 89

KẾT LUẬN .................................................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CDT : Cụm danh từ

CĐT : Cụm động từ

CN : Chủ ngữ

CTT : Cụm tính từ

DT : Danh từ

ĐT : Động từ

STT : Số thứ tự

TT : Tính từ

TNTT : Trường nghĩa thời tiết

TTP : Thành phần phụ

VN : Vị ngữ

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt ....................... 33

Bảng 2.2. Thành ngữ đối có từ ngữ thuộc TNTT chia theo số lượng âm

tiết.................................................................................................... 35

Bảng 2.3. Thành ngữ so sánh có chứa từ ngữ thuộc TNTT chia theo dạng

thức {t} như B................................................................................. 42

Bảng 3.1. Số lượng thành ngữ theo ý nghĩa biểu trưng .................................. 84

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong hệ thống một ngôn ngữ, thành ngữ đồng hành cùng với từ và các

đơn vị ngôn ngữ khác tạo thành sự đa dạng cũng như đặc trưng riêng cho ngôn

ngữ đó. Có thể nói, thành ngữ là một bộ phận độc đáo của mỗi ngôn ngữ, bởi

nó có đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa, đồng thời phản ánh đặc trưng văn hóa

dân tộc của mỗi ngôn ngữ, trong đó có những giá trị vật chất và giá trị tinh

thần của dân tộc. Chính vì lý do này mà thành ngữ luôn thu hút được sự quan

tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Khá nhiều bộ phận thành ngữ, vấn đề trong

thành ngữ đã được nghiên cứu một cách sâu rộng, chẳng hạn như: thành ngữ

chỉ tính cách con người, thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm, thành ngữ chứa các từ

chỉ động vật, thực vật, màu sắc, bộ phận cơ thể con người, hàm ý khen chê

trong thành ngữ...Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy trong

thành ngữ có một số lượng lớn thành ngữ có những từ ngữ liên quan đến thời

tiết, mà vấn đề này lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nó. Các thành

ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết chỉ thấy xuất hiện xen kẽ, lác đác

trong các bài viết về tính cách con người, về hàm ý khen chê, chứ chưa được

xem xét, tìm hiểu một cách có hệ thống trong mối tương quan giữa các thành

ngữ chứa các từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết. Ngôn ngữ (trong đó có thành

ngữ) luôn phát triển cùng xã hội, gắn với cuộc sống của con người, đặc biệt

gắn liền với môi trường sinh sống, một trong những yếu tố của môi trường

sống đó chính là thời tiết. Và chắc chắn rằng, ông cha ta đã sử dụng các từ

thuộc trường nghĩa thời tiết để diễn đạt rất nhiều ý nghĩa biểu trưng khác nhau.

Đây là một vấn đề vô cùng thú vị, thôi thúc chúng tôi cố gắng tìm hiểu về bộ

phận thành ngữ chứa các từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết, để từ đó thấy

được đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào qua bộ

phận thành ngữ này.

2

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt

Khi tìm hiểu về tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng đã đặt vấn đề tìm

hiểu về thành ngữ. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, thành ngữ thường được

đánh đồng với tục ngữ mà không có một ranh giới để phân biệt chúng.

Đầu thế kỉ XX, Phạm Quỳnh có bản báo cáo mang tên “Tục ngữ ca dao”

đăng trên Tạp chí Nam Phong (1921). Trong bài viết này, ông quan niệm tất cả

các cụm từ cố định đều là tục ngữ.

Công trình “Tục- ngữ phong- dao” của Nguyễn Văn Ngọc (1928) được

xem là hợp tuyển thành ngữ tiếng Việt đầu tiên. Công trình gồm 2 tập, ghi

chép 6.500 câu tục ngữ, 850 bài ca dao được sưu tập trong dân gian và sách cổ.

Tác giả cũng chưa có sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, trong 6500 câu

tục ngữ mà tác giả sưu tầm có rất nhiều câu là thành ngữ.

Tuy nhiên, những công trình kể trên dù có bước đầu đề cập đến vấn đề

thành ngữ nhưng có thể nói nghiên cứu về thành ngữ ở thời điểm đó vẫn chưa

được quan tâm. Nó còn là một “khoảng đất trống” trên lãnh địa của Ngôn ngữ

học.

Đến giữa thế kỉ XX, tác giả Dương Quảng Hàm trong sách “Việt Nam văn

học sử yếu” (1943) đã tách khái niệm thành ngữ ra khỏi tục ngữ. Cuốn sách

của học giả Dương Quảng Hàm được xem là “dấu mốc” quan trọng trong

nghiên cứu thành ngữ. Từ đây, thành ngữ bắt đầu được xem xét như một đối

tượng riêng rẽ, độc lập trên các bình diện cấu tạo, ý nghĩa và cú pháp.

Vào những năm 70 của thế kỉ XX, thành ngữ trở thành một đối tượng

nghiên cứu khoa học thực sự. Cũng từ giai đoạn này, các nghiên cứu về thành

ngữ gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại ở việc: xác

định khối lượng của thành ngữ, phân xuất các thành ngữ trong tiếng Việt,

nghiên cứu các thuộc tính của thành ngữ và cách thức khu biệt chúng với

những đơn vị khác của ngôn ngữ như: ngữ định danh, quán ngữ, hoặc với tục

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!