Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Ổn Định Mái Dốc Có Cốt Bằng Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
LÊ HỒNG PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH MÁI DỐC CÓ CỐT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
LÊ HỒNG PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH MÁI DỐC CÓ CỐT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy
Mã số : 60 – 58 - 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Thái
HÀ NỘI – 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ long biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái, người đã dành nhiều
thời gian hướng dẫn và vạch ra những định hướng khoa học cho luận văn.
Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS Hoàng Việt Hùng, người đã có
nhiều ý kiến đóng góp quan trọng cho luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các thầy, cô giáo ở khoa Công trình, các thầy cô giáo ở khoa
Sau đại học đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tác giả
học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả chân thành cám ơn lãnh đạo cùng đồng nghiệp trong bộ môn Thủy công
đã hết sức tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học và hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Gia đình và những người
thân, đã luôn ủng hộ và động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Lê Hồng Phương
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được người nào công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ
Lê Hồng Phương
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................... 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. CÔNG NGHỆ ĐẤT CÓ CỐT .......................................................................... 3
1.1.1. Hình thức thứ nhất về đất có cốt ............................................................... 3
1.1.2. Hình thức thứ hai về đất có cốt:................................................................ 6
1.2. NGUYÊN LÝ ĐẤT CÓ CỐT VỀ MẶT CƠ HỌC ........................................... 7
1.2.1. Tính chất cơ học của đất có cốt ................................................................ 7
1.2.2. Cơ chế gia cường đất trong mái dốc....................................................... 10
1.2.3. Cơ chế tương tác đất với cốt ................................................................... 11
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC ......................... 12
1.3.1. Phương pháp cân bằng giới hạn (LEM) ................................................. 12
1.3.2. Phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) ................................................... 20
1.3.3. Phương pháp tính toán ổn định mái dốc có cốt thường dùng hiện nay .. 24
1.4. KẾT LUẬN .................................................................................................... 30
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH MÁI DỐC CÓ CỐT ............................. 31
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN ................... 31
2.1.1. Xây dựng lưới phần tử ............................................................................ 31
2.1.2. Xấp xỉ chuyển vị ...................................................................................... 32
2.1.3. Các phương trình cơ bản cho phần tử .................................................... 32
2.1.4. Tính toán chuyển vị ................................................................................. 32
2.1.5. Điều kiện tương thích .............................................................................. 33
2.1.6. Hành vi ứng xử của vật liệu .................................................................... 33
2.1.7. Điều kiện cân bằng cho phần tử ............................................................. 34
2.1.8. Thiết lập phương trình tổng thể cho cả hệ .............................................. 35
iv
2.1.9. Xác định điều kiện biên ........................................................................... 35
2.1.10. Giải phương trình tổng thể ................................................................... 35
2.2. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC CÓ CỐT .... 36
2.2.1. Mô hình vật liệu ...................................................................................... 37
2.2.2. Mô hình tiếp xúc ...................................................................................... 40
2.3. XÂY DỰNG BÀI TOÁN MẪU ..................................................................... 43
2.3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 43
2.3.2. Kết quả nghiên cứu mô hình ................................................................... 44
2.3.3. Lực kéo huy động T trong cốt ................................................................. 48
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỐT ...................................................... 51
2.4.1. Ảnh hưởng của chiều cao mái dốc .......................................................... 51
2.4.2. Ảnh hưởng của độ cứng cốt .................................................................... 52
2.4.3. Ảnh hưởng của khoảng cách đặt cốt ....................................................... 53
2.4.4. Ảnh hưởng của cường độ đất đắp ........................................................... 54
2.4.5. Ảnh hưởng của chiều dài cốt .................................................................. 56
2.4.6. Ảnh hưởng của đất nền ........................................................................... 57
2.5. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC CÓ CỐT BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHẦN TỬ HỮU HẠN .......................................................................................... 58
2.5.1. Mặt phá hoại ........................................................................................... 58
2.5.2. Hệ số an toàn .......................................................................................... 60
2.6. KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN ỨNG DỤNG CÔNG TRÌNH THỰC TẾ............. 67
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH ................................................................... 67
3.2. LỊCH SỬ HIỆN TƯỢNG PHÁ HOẠI MÁI DỐC Ở DỐC KIỀN .................. 67
3.3. CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CẦN THỰC HIỆN ............................................... 68
3.3.1. Nguyên nhân trượt lở mái dốc Kiền ........................................................ 68
3.3.2. Các giải pháp xử lý cần thực hiện .......................................................... 68
3.4. THIẾT KẾ BẢO VỆ MÁI TALUY DƯƠNG ................................................ 70
3.4.1. Kết cấu mái taluy dương ......................................................................... 70
v
3.4.2. Tính toán ổn định mái dốc có cốt ............................................................ 71
3.5. KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 78
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN ........................... 78
2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI ............................................................... 78
3. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN ......................................................................................... 82
vi
THÔNG KÊ HÌNH VẼ
Hình I-1. Đất trộn cốt _____________________________________________________ 3
Hình I-2. Khối đất trộn mảnh lưới địa kỹ thuật __________________________________ 4
Hình I-3. Lấp hàm ếch chống sạt lở bờ sông bằng đống nòng nọc đất ________________ 4
Hình I-4.. Vòng Mohr ứng suất của đất: 1) Đất không có cốt; 2) Đất có cốt ___________ 5
Hình I-5. Xác định tính chất cơ học của đất có cốt theo quan điểm vật liệu mới bằng máy
ba trục _________________________________________________________________ 5
Hình I-6. Lá nhôm làm cốt và những vết nứt, rách ở lá nhôm khi mẫu thí nghiệm ở trạng
thái phá hoại ____________________________________________________________ 6
Hình I-7. Sơ đồ cấu tạo tường - mái dốc có cốt VĐKT cuộn lên làm mặt tường ________ 7
Hình I-8.. Xác định chiều dài neo ____________________________________________ 7
Hình I-9. Tác dụng của cốt đối với đất ________________________________________ 8
Hình I-10. Nguyên lý cơ bản đất gia cường ____________________________________ 9
Hình I-11. Cơ chế gia cường mái dốc bằng cốt _________________________________ 10
Hình I-12. Mái dốc gia cố điển hình, mô hình tương tác - cốt đất. __________________ 11
Hình I-13. Sơ đồ cung trượt và lực tác dụng lên thỏi đất thứ i _____________________ 13
Hình I-14. Sơ đồ lực theo PP Fellenius _______________________________________ 16
Hình I-15. Sơ đồ lực tính toán theo PP Bishop đơn giản _________________________ 16
Hình I-16. Sơ đồ lực tính toán theo PP Spencer ________________________________ 17
Hình I-17. Hàm biến thiên của hướng lực tương tác của PP GLE __________________ 18
Hình I-18. Sơ đồ lực tính toán theo phương pháp Janbu _________________________ 19
Hình I-19. Sơ đồ lực tính toán theo phương pháp Janbu _________________________ 22
Hình I-20. Tính toán ổn định nội bộ dốc đắp có cốt theo phương pháp “ khối nêm hai
phần”. ________________________________________________________________ 26
Hình I-21. Các phương pháp khác nhau để dùng kiểm tra ổn định nội bộ của mái dôc đắp
có cốt _________________________________________________________________ 28
Hình II-1. Phần tử tam giác biến dạng tuyến tính loại 1 __________________________ 38
Hình II-2. Phần tử tam giác biến dạng tuyến tính loại 2 _________________________ 38
Hình II-3. Phần tử tam giác biến dạng khối loại 1 ______________________________ 38
Hình II-4. Phần tử tam giác biến dạng khối loại 2 ______________________________ 38
Hình II-5. Quan hệ ứng suất – biến dạng của mô hình đàn dẻo ____________________ 40
vii
Hình II-6. Mô hình phần tử tiếp xúc phẳng ____________________________________ 41
Hình II-7. Mô hình mái dốc không cốt và có cốt ________________________________ 43
Hình II-8. Lưới phần tử của mái dốc có cốt ___________________________________ 43
Hình II-9. Các giai đoạn thi công mái dốc có cốt có chiều cao Hmax =18m __________ 44
Hình II-10. Phổ cường độ đất huy động trong mái dốc cao 18m(%) ________________ 45
Hình II-11. Phổ biến dạng góc εxy trong mái dốc cao 18m (%) ____________________ 46
Hình II-12. Phổ biến dạng ngang εx trong mái dốc cao 18m (%) ___________________ 46
Hình II-13. Phổ biến dạng đứng εy trong mái dốc cao 18m (%) ____________________ 47
Hình II-14. Phương biến dạng cắt lớn nhất γmax trong mái dốc ____________________ 47
Hình II-15. Lưới biến dạng mái dốc _________________________________________ 48
Hình II-16. Vector chuyển vị toàn phần mái dốc cao 18m ________________________ 48
Hình II-17. Phân bố lực kéo huy động dọc theo chiều dài cốt thứ nhất ______________ 49
Hình II-18. Thông số mô tả các quan hệ ______________________________________ 50
Hình II-19. Quan hệ hi/H với Ti/Tmax _______________________________________ 50
Hình II-20. Quan hệ Di/hi với Ti/Tmax _______________________________________ 51
Hình II-21. Quan hệ giữa hệ số an toàn Fs, lực kéo Tmax với chiều cao mái dốc ______ 52
Hình II-22. Ảnh hưởng của độ cứng cốt EA (mái dốc cao 18m) ____________________ 53
Hình II-23. Ảnh hưởng của bước cốt b (mái dốc cao 18m) ________________________ 54
Hình II-24. Ảnh hưởng của cường độ đất đắp (mái dốc cao 18m) __________________ 55
Hình II-25. Ảnh hưởng của chiều dài cốt L (mái dốc cao 15m) ____________________ 56
Hình II-26. Ảnh hưởng của nền yếu (mái dốc cao 18m) __________________________ 57
Hình II-27. Quan hệ hi/H với Ti/Tmax (trường hợp đất nền tốt) ___________________ 58
Hình II-28. Mặt phá hoại của mái dốc cao 18m tính theo phương pháp PTHH ________ 59
Hình II-29. Mặt phá hoại của mái dốc cao 18m tính theo phương pháp CBGH _______ 59
Hình II-30. Phân phối lực cắt Tmax dọc theo chiều cao mái để tính Fr1 _____________ 61
Hình II-31. Phân phối lực cắt Tmax dọc theo chiều cao mái để tính Fr2 _____________ 61
Hình II-32.Quan hệ giữa hệ số an toàn Fs với chiều cao mái dốc H của mái dốc không cốt
______________________________________________________________________ 62
Hình II-33. Quan hệ giữa hệ số an toàn Fs với chiều cao mái dốc H của mái dốc có cốt 63
Hình II-34. Quan hệ giữa Ir (%) với chiều cao mái dốc H (m) _____________________ 64
Hình II-35. Quan hệ giữa hệ số an toàn Fr1 và Fr2 với chiều cao mái dốc H (m) _______ 65
viii
Hình III-1. Hiện trạng sụt lở mái dốc taluy dương ______________________________ 68
Hình III-2. Biện pháp bảo vệ mái taluy dương _________________________________ 71
Hình III-3. Mặt cắt thiết kế mái taluy dương ___________________________________ 71
Hình III-4. Hình dạng lưới địa kỹ thuật 1 trục _________________________________ 73
Hình III-5. Mô hình lưới phần tử mái taluy dương ______________________________ 73
Hình III-6. Phổ ứng suất huy động trong mái dốc _______________________________ 74
Hình III-7. Vector chuyển vị trong mái dốc ____________________________________ 74
Hình III-8. Phương biến dạng cắt lớn nhất γ max trong mái dốc ____________________ 75
Hình III-9. Kết quả tính toán ổn định mái dốc có cốt ____________________________ 76
THỐNG KẾ BẢNG BIỂU
Bảng I-1. Tổng số đại lượng các lực tác dụng lên khối trượt gồm n thỏi đất __________ 14
Bảng II-1. Thông số mô hình vật liệu ________________________________________ 42
Bảng II-2. Kết quả tính toán ổn định theo hai phương pháp _______________________ 62
Bảng III-1. Các chỉ tiêu của đất đắp và đất nền ________________________________ 72
Bảng III-2. Các thông số kỹ thuật lưới địa kỹ thuật _____________________________ 72
Bảng III-3. Kết quả tính toán ổn định mái dốc có cốt ____________________________ 75
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ lâu đời, đất được sử dụng như một loại vật liệu xây dựng. So với các loại vật
liệu khác, đất rất rẻ tiền, sẵn có nhưng lại có các đặc trưng cơ học kém, đặc biệt là
không chịu được lực kéo. Để khắc phục nhược điểm này, ngoài những biện pháp gia
cố đất bằng các chất liên kết (vô cơ, hữu cơ, hóa chất), từ năm 1963, Henri Vidal,
một kỹ sư cầu đường người Pháp đã đề xuất ý tưởng dùng đất có cốt để xây dựng
các công trình. Cho đến nay khái niệm về đất có cốt và những ứng dụng của nó
trong các công trình xây dựng đã trở nên quen thuộc với các kỹ sư cầu đường, kỹ sư
xây dựng ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, các ứng dụng phổ biến nhất của công
nghệ đất có cốt là trong xây dựng tường chắn đất, mái dốc, mái đường đắp.
Công dụng nổi bật của công nghệ đất có cốt là huy động được sức chịu kéo của
cốt để tăng ổn định của mái dốc. Hiện nay, phương pháp cân bằng giới hạn (Limit
Equilibrium Method-LEM) là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất dùng để
phân tích ổn định mái dốc cũng như mái dốc có cốt. Bài toán phân tích ổn định mái
dốc theo LEM hiện nay là bài toán siêu tĩnh, để giải được bài toán này, các nhà
khoa học đã đưa vào các giả thiết khác nhau (như các giả thiết bỏ bớt lực tương tác,
giả thiết điểm đặt của lực tương tác, giả thiết về hướng tác dụng của lực tương tác
giữa các thỏi đất) và coi lực neo của cốt là lực neo cả khối đất trượt vào phần đất ổn
định. Kết quả của bài toán theo phương pháp này không cung cấp bất cứ thông tin
nào về ứng suất biến dạng của mái dốc, cũng như của cốt. Phương pháp số là một
trong những phương pháp có thể giải quyết được những vấn đề trên. Hiện nay nhờ
sự phát triển tốc độ cao của tin học với các thế hệ máy tính hiện đại mà phương
pháp số được phát triển mạnh mẽ. Nổi bật trong phương pháp số có thể nói đến
phương pháp phần tử hữu hạn (Finite Element Method- FEM). Phương pháp này có
thể cho lời giải tới bất kỳ độ chính xác cần thiết nào, đồng thời nó có thể xét đến các
hình dạng phức tạp, các điều kiện biện phức tạp và tính phi tuyến của vật liệu. . . đó
là những điều kiện mà các phương pháp giải tích khác ví dụ LEM khó có thể xét
đến được.
2
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có tài liệu chính thức về phương pháp tính toán
cho kết cấu sử dụng đất có cốt, chưa ban hành một tiêu chuẩn thiết kế nào cho loại
kết cấu này. Do đó, việc “Nghiên cứu ổn định mái dốc có cốt bằng phương pháp
phần tử hữu hạn” có ý nghĩa rất quan trọng góp phần hiểu rõ ứng xử của đất trong
mái dốc có cốt cũng như góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn thiết kế đất có cốt.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu ứng xử của đất khi gia cường thêm cốt.
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến lực kéo trong cốt.
- Phương pháp tính toán ổn định mái dốc có cốt bằng phần tử hữu hạn.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu mái dốc có cốt trên nền tốt với các chiều cao khác nhau. Ứng xử
của đất và cốt theo quan hệ đàn – dẻo Mohr-Coloumb.
- Lời giải là của bài toán ứng suất tổng, không xét tới áp lực nước lỗ rỗng. Gia
tải ngắn hạn, không xét cố kết.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập thông tin : Thu thập tài liệu hiện có liên quan đến thiết kế
mái dốc có cốt.
- Phương pháp nghiên cứu trên mô hình số: Nghiên cứu sử dụng các phần mềm
địa kỹ thuật có khả năng giải quyết các bài toán liên quan đến đất có cốt như :
Plaxis, GeoStudio 2007.