Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Lựa Chọn Giải Pháp Xả Lũ Hợp Lý Đảm Bảo An Toàn Hồ Chứa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
HỒ ĐẮC CHƯƠNG
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XẢ LŨ HỢP LÝ
ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC NÚI MỘT TỈNH BÌNH ĐỊNH”
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ninh Thuận - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
HỒ ĐẮC CHƯƠNG
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XẢ LŨ HỢP LÝ
ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC NÚI MỘT TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
MÃ SỐ: 60580202
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS PHẠM NGỌC QUÝ
Ninh Thuận - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là : HỒ ĐẮC CHƯƠNG
Học viên lớp : 22C21-NT
Mã số học viên : 1482580202031
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và lựa chọn
giải pháp xả lũ hợp lý đảm bảo an toàn hồ chứa nước Núi Một, tỉnh Bình Định” là
công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định..
Ninh Thuận, tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
Hồ Đắc Chương
ii
LỜI CẢM ƠN
Với sự giúp đỡ của GS. TS Phạm Ngọc Quý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại
học, Khoa Công trình trường Đại học thuỷ lợi, bạn bè, đồng nghiệp, đến nay Luận văn
Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng công trình thủy với đề tài: “Nghiên cứu hiện
trạng và lựa chọn giải pháp xả lũ hợp lý đảm bảo an toàn hồ chứa nước Núi Một,
tỉnh Bình Định” đã được hoàn thành.
Tác giả xin cảm ơn chân thành đến Ban Quản lý dự án quản lý thiên tai (WB5), đơn vị
trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng công trình Núi Một, Công ty TNHH Khai thác công
trình thủy lợi Bình Định, đơn vị quản lý khai thác công trình hồ Núi Một đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này, cùng các cơ quan đơn vị và các cá
nhân đã truyền đạt kiến thức, cho phép sử dụng tài liệu đã công bố cũng như sự giúp
đỡ cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.
Đặc biệt tác giả xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Phạm Ngọc Quý, người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của
các Quý vị quan tâm và bạn bè đồng nghiệp.
. Ninh Thuận, tháng 5 năm 2016
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN HỒ ĐẬP VÀ ........................................... 3
KHẢ NĂNG XẢ LŨ Ở HỒ CHỨA NƯỚC ................................................................... 3
1.1. Tổng quan về tình hình hồ chứa nước................................................................... 3
1.2. An toàn hồ chứa theo năng lực xả lũ..................................................................... 9
1.3. Các giải pháp nâng cao năng lực tháo lũ ở hồ chứa ............................................ 11
1.4. Các kết quả nghiên cứu về xả lũ, đảm bảo an toàn hồ đập ................................. 19
1.5. Kết luận chương 1 ............................................................................................... 36
Chương 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO NĂNG LỰC THÁO LŨ NHẰM AN TOÀN NHẰM AN TOÀN HỒ ĐẬP Ở . 38
2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Định. ....................................... 38
2.2. Yếu tố khí tượng thủy văn................................................................................... 41
2.3. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định. ............................. 48
2.4. Tình hình xây dựng và quản lý, vận hành tràn xả lũ ở Bình Định. ..................... 49
2.5. Các giải pháp công trình tràn xả lũ ứng phó với lũ cực hạn. .............................. 57
2.6. Kết luận chương 2 ............................................................................................... 91
Chương 3: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP HỢP LÝ .................................. 93
3.1. Giới thiệu chung công trình hồ chứa nước Núi Một. .......................................... 93
3.2. Hiện trạng công trình hồ chứa và tình hình mưa lũ trong lưu vực...................... 94
3.3. Đánh giá khả năng tháo hiện tại của công trình xả lũ hồ Núi Một ................... 100
3.4. Lựa chọn giải pháp an toàn hồ Núi Một khi xảy ra lũ cực hạn. ........................ 108
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 122
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 124
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Phân loại theo diện tích lưu vực (F-km2
) ......................................................... 4
Bảng 1. 2 Phân loại theo diện tích tưới ( - ha) .............................................................. 4
Bảng 1. 3 Phân loại theo dung tích hồ (W - 106m
3
) ........................................................ 4
Bảng 1. 4 Thống kê sự cố ở các loại hồ chứa [2] ............................................................ 7
Bảng 1. 5 Tiêu chuẩn tính lũ theo các quy phạm qua các thời kỳ ................................. 22
Bảng 1. 6 Tiêu chuẩn lũ cực hạn áp dụng cho dự án VWRAP .................................... 23
Bảng 1. 7 Công trình đã được áp dụng ......................................................................... 24
Bảng 2. 1 Phân loại đất tỉnh Bình Định theo nhóm và loại đất .................................... 40
Bảng 2. 2 Một số đặc trưng lượng mưa năm tỉnh Bình Định ....................................... 44
Bảng 2. 3 Phân phối dòng chảy các tháng trong năm các sông chính trong tỉnh ......... 46
Bảng 2. 4 Phân loại theo cấp công trình (theo QCVN 04:05:2012/BNNPTNT) ......... 50
Bảng 2. 5 Phân loại theo diện tích tưới ( - ha) ........................................................... 50
Bảng 2. 6 Phân loại theo diện tích lưu vực ................................................................... 50
Bảng 2. 7 Phân loại theo dung tích hồ chứa .................................................................. 50
Bảng 2. 8 Phân loại theo hình thức tràn xả lũ .............................................................. 51
Bảng 2. 9 Đơn vị quản lý, vận hành ............................................................................. 52
Bảng 2. 10 Thông số các hồ chứa có dung tích từ 5 triệu khối nước trở lên ............... 55
Bảng 2. 11 Mực nước lũ lớn nhất đã xảy ra tại các hồ chứa: ....................................... 56
Bảng 2. 12 Bảng tính mực nước lũ cực hạn ................................................................. 57
Bảng 2. 13 Hệ số tăng lưu lượng (n) tràn zích zắc kiểu A so với tràn Crigiơ bình
thường ............................................................................................................................ 78
Bảng 2. 14 Hệ số tăng lưu lượng (n) tràn zích zắc kiểu B so với tràn Crigiơ bình
thường ............................................................................................................................ 78
Bảng 3. 1 Thông số hiện trạng của hồ chứa Núi Một................................................... 93
Bảng 3. 2 Thông số của đập đất hiện trạng .................................................................. 94
Bảng 3. 3 Thông số của tràn xả lũ hiện trạng ............................................................... 96
Bảng 3 4 Bảng tổng hợp lượng mưa ngày max lưu vực hồ Núi Một .......................... 100
Bảng 3 5 Bảng tổng hợp tính toán mưa gây lũ theo tần suất hồ Núi Một ................... 101
Bảng 3. 6: Các chỉ tiêu thiết kế cũ và chỉ tiêu thiết kế được khuyến nghị .................. 102
v
Bảng 3. 7 Bảng tổng hợp lũ thiết kế qua các thời kỳ - Hồ Núi Một ........................... 104
Bảng 3. 8 Đỉnh lũ tại Hồ Núi Một theo tần suất ......................................................... 106
Bảng 3. 9 Tổng lượng lũ thiết kế hồ Núi Một (theo mưa gây lũ) .............................. 107
Bảng 3. 10 Kết quả tính toán điều tiết hồ Núi Một (MNTL=45,2) ............................ 107
Bảng 3. 11 Kết quả điều tiết lũ cực hạn – giải pháp hạ thấp ngưỡng tràn (45,2m) .... 108
Bảng 3 12 Kết quả điều tiết lũ với tràn hiện tại + tràn có cửa van ............................. 111
Bảng 3 13 Kết quả điều tiết lũ với tràn hiện tại + tràn tự do ...................................... 112
Bảng 3. 14 Kết quả điều tiết lũ với tràn hiện tại + tràn ngưỡng piano ....................... 113
Bảng 3. 15 Kết quả điều tiết lũ với tràn hiện tại + tràn tự do ngưỡng piano cao trình
ngưỡng +47,50m với các phương án khẩu độ khác nhau (MNTL=45,2m) ................ 113
Bảng 3. 16 So sánh kinh tế ......................................................................................... 115
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Các hồ chứa lớn ở Việt Nam ........................................................................... 5
Hình 1. 2 Tràn có bố trí cửa van điều tiết tự động ....................................................... 13
Hình 1. 3 Tràn có bố trí cửa van điều tiết ..................................................................... 14
Hình 1. 4 Đập tràn cao su ............................................................................................. 15
Hình 1. 5 Cấu tạo đập cầu chì ....................................................................................... 16
Hình 1 6 Tràn có tuyến bố trí cong............................................................................... 17
Hình 1 7 Tràn có tuyến bố trí zic zac ........................................................................... 17
Hình 1. 8 Một số hình ảnh tràn Labyrinth đang vận hành ............................................ 21
Hình 1. 9 Công trình bị sự cố ở các nước trên thế giới ................................................. 22
Hình 1. 10 Công trình bị sự cố ở Việt Nam ................................................................. 27
Hình 1. 11 Đường tràn dọc ........................................................................................... 29
Hình 1. 12 Đường tràn ngang hồ Fort Smitt (Mỹ) ....................................................... 30
Hình 1. 13 Xi phông tháo lũ hồ Xuân Hương Đà Lạt .................................................. 31
Hình 1. 14 Giếng tháo lũ .............................................................................................. 31
Hình 1. 15 Các đại lượng đặc trưng của đập tràn ......................................................... 32
Hình 1. 16 Mặt cắt của tràn thực dụng ......................................................................... 32
Hình 1. 17 Mặt cắt của tràn đỉnh rộng .......................................................................... 33
Hình 1.18 Mặt bằng, cắt ngang tràn PK-A (L=W+8H; N=L/W=6) ............................. 34
Hình 1.19 Mặt bằng, cắt ngang tràn PK-B (L=W+6H; N=L/W=6) ............................. 35
Hình 2 1 Bản đồ tổng thể tỉnh Bình Định ..................................................................... 39
Hình 2. 2 Bản đồ phân vùng khí hậu- thủy văn Bình Định ........................................... 42
Hình 2. 3 Bản đồ phân bố mưa năm ............................................................................. 45
Hình 2. 4 Một số công trình hồ chứa ở Bình Định ........................................................ 54
Hình 2 5 Đập tràn đỉnh rộng có P1=0 ............................................................................ 62
Hình 2 6 Đập tràn đỉnh rộng có P1>0 ............................................................................ 63
Hình 2 7 Đập tràn đỉnh rộng có đáy kênh thượng hạ lưu khác nhau ............................ 63
Hình 2 8 Đập tràn dạng hình thang ............................................................................... 64
Hình 2 9 Đập tràn dạng hình chữ nhật .......................................................................... 65
Hình 2 10 Đập tràn dạng hình tam giác ......................................................................... 65
vii
Hình 2 11 Mặt cắt đập không chân không (wes) ........................................................... 66
Hình 2 12 Các kiểu hình dạng đập không chân không .................................................. 66
Hình 2 13 Đập tràn thực dụng có chân không đỉnh elip ................................................ 67
Hình 2 14 Hạ cao trình ngưỡng tràn .............................................................................. 68
Hình 2 15 Cửa van tự động ........................................................................................... 68
Hình 2 16 Cửa van có hệ thống điều khiển ................................................................... 69
Hình 2 17 Đập túi cao su ............................................................................................... 70
Hình 2 18 Tăng chiều dài đường tràn ............................................................................ 71
Hình 2 19 Ngưỡng tràn dạng zic zắc ............................................................................. 71
Hình 2 20 Mặt bằng tràn zích zắc kiểu nhiều mỏ vịt .................................................... 72
Hình 2 21 Các dạng ngưỡng tràn zich zắc ..................................................................... 72
Hình 2 22 Mặt bằng, cắt ngang tràn PK-B (L=W+6H; N=L/W=6) ............................. 75
Hình 2 23 Tràn ngưỡng thực dụng nối tiếp dốc nước ................................................... 78
Hình 2 24 Tràn ngưỡng đỉnh rộng ................................................................................. 79
Hình 2 25 Tràn zich zăc kiểu mỏ vịt ............................................................................. 79
Hình 2 26 Kiểu tràn sự cố không có cửa van. ............................................................... 80
Hình 2 27 Tràn kênh đào nền đất .................................................................................. 80
Hình 2 28 Tràn sự cố kiểu kênh đào .............................................................................. 81
Hình 2 29 Tràn sự cố kiểu nước tràn qua đỉnh đập đất gây vỡ ..................................... 81
Hình 2 30 Tràn sự cố kiểu nổ mìn gây vỡ ..................................................................... 82
Hình 2 31 Tràn sự cố kiểu gia tải bằng nước gây vỡ đập đất ........................................ 84
Hình 2 32 Tràn sự cố kiểu dẫn xói gây vỡ đập đất ........................................................ 85
Hình 2 33 Kiểu đập dạng cầu chì .................................................................................. 86
Hình 2 34 Tràn sự cố kiểu tấm gập mở nhanh .............................................................. 87
Hình 2 35 Tràn sự cố kiểu đập tràn cao su .................................................................... 87
Hình 2 36 Tràn sự cố kiểu tràn qua đập đất .................................................................. 88
Hình 2 37 Nâng cao đập về phía thượng lưu ................................................................. 89
Hình 2 38 Nâng cao đập về phía hạ lưu ........................................................................ 89
Hình 3. 1 Hồ Núi Một ................................................................................................... 95
Hình 3. 2:Vị trí công trình, khu tưới Hồ Núi Một ....................................................... 103
Hình 3.3 Mặt bằng, cắt dọc phương án hạ ngưỡng tràn hiện tại 1A .......................... 108
viii
Hình 3. 4 Mặt bằng bố trí tràn sự cố ........................................................................... 109
Hình 3. 5 Cắt dọc, cắt ngang tràn phương án 1B-1 .................................................... 110
Hình 3. 6 Cắt dọc, cắt ngang tràn phương án 1B-2 .................................................... 111
Hình 3. 7 Cắt dọc, cắt ngang tràn phương án 1B-3 .................................................... 112
Hình 3. 8 Cắt ngang đập đất giải pháp nâng cao đỉnh đập ......................................... 114
Hình PL. 1 Đường quá trình lũ hồ Núi Một .............................................................. 137
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ chứa chiếm một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh dòng chảy, điều tiết lưu
lượng trên sông, từ đó đáp ứng phù hợp các yêu cầu dùng nước. Mặt khác hồ còn là
công trình phòng chống thiên tai như lũ, hạn, xâm nhập mặn... Yêu cầu xây dựng hồ
chứa phải đảm bảo an toàn cho bản thân cụm công trình đầu mối, đảm bảo an toàn cho
hạ lưu, thực hiện được nhiệm vụ mà hồ chứa phải đảm nhận, chi phí xây dựng quản lý
vận hành là hợp lý.
Sau kiểm tra năm 1992, ngành thuỷ lợi chủ trương đánh giá an toàn hồ chứa, đặc biệt
là cụm công trình đầu mối của hồ chứa. Một số công trình hư hỏng đã được nghiên
cứu tìm nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phòng chống, khắc phục sự cố. Trong
số những nguyên nhân gây mất an toàn các công trình đầu mối có nguyên nhân do lũ
vượt thiết kế. Đặc biệt lũ năm 1999 và 2013 ở miền Trung diễn ra ác liệt. Rất nhiều hồ
chứa có lũ đến với tổng lượng lũ, đỉnh lũ vượt mức thiết kế hoặc sự cố kẹt cửa van làm
cho mực nước trong hồ vượt mực nước lũ thiết kế, cá biệt tuy lũ chưa đạt thiết kế
nhưng nguy cơ mất an toàn đối với đập chắn đã ở mức cao. Thực tế đó đã đưa đến vấn
đề phải tăng khả năng tháo. Nhiều giải pháp tình thế tức thời đã được đặt ra. Sau đó
giải pháp lâu dài đã được nghiên cứu và áp dụng như tăng bề rộng tràn của tràn xả lũ
hiện có; hạ cao trình ngưỡng tràn và bố trí cửa van; làm thêm tràn bổ sung, tràn sự cố.
Để có cơ sở khoa học phục vụ công tác dự báo, đánh giá, đề ra những biện pháp đảm
bảo an toàn hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định trước mắt cũng như lâu dài, Đề
tài “Nghiên cứu hiện trạng và lựa chọn giải pháp xả lũ an toàn hồ chứa nước Núi Một
tỉnh Bình Định” thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu lựa chọn được các giải pháp xả lũ an toàn cho hồ chứa nước Núi Một một
cách hợp lý, nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa ứng phó với biến đổi khí hậu.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá tổng quan tình hình an toàn hồ chứa
nước trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Nghiên cứu đề ra giải pháp tổng thể về các giải pháp công trình và phi công trình
nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa Núi Một tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu: Công trình tháo lũ và các vấn đề có liên quan.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tổng hợp các số liệu lưu trữ về hồ chứa tại Bình Định.
- Tổng hợp, phân loại các dạng công trình tháo lũ đối với hồ chứa có dung tích 30 triệu
m
3 trở lên đã xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Kiểm tra khả năng tháo của tràn khi xảy ra lũ cực hạn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu liên quan đến hồ chứa nước có dung
tích từ năm triệu mét khối nước trở lên ở Bình Định (lưu vực hứng nước, thông số hồ
chứa, thông số đập đất, thông số tràn xả lũ, dân cư sinh sống, cơ sở hạ tầng vùng hạ
lưu…). Phân tích các mối tương quan giữa diện tích lưu vực, khả năng điều tiết hồ
chứa và qui mô công trình tháo lũ. Phân tích khả năng an toàn hồ chứa khi xảy ra lũ
cực hạn.
- Áp dụng mô hình lũ cực hạn để kiểm tra khả năng tháo của công trình tháo lũ hồ
chứa nước Núi Một, từ đó nghiên cứu đề xuất giải pháp qui mô công trình tháo lũ cụ
thể nhằm bảo đảm an toàn hồ chứa và không cho nước lũ tràn qua đập đất.
- Phương pháp chuyên gia: Xin đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các nhà
khoa học, các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung luận văn.
- Áp dụng bài toán tính điều tiết lũ để xác định qui mô tràn chính, tràn sự cố.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN HỒ ĐẬP VÀ
KHẢ NĂNG XẢ LŨ Ở HỒ CHỨA NƯỚC
1.1. Tổng quan về tình hình hồ chứa nước.
1.1.1. Tình hình hồ chứa ở Việt Nam:
Đối với nước ta, hồ chứa là loại công trình được xây dựng nhiều, do điều kiện tự nhiên
về địa hình, về địa chất, về khí tượng thủy văn. Theo qui hoạch, nhiều hồ chứa nước
lớn còn tiếp tục được nghiên cứu đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu dùng nước cho
các ngành kinh tế.
Trong những năm gần đây hồ chứa có dung tích lớn đang phát triển với tốc độ nhanh
chóng cả về số lượng cũng như quy mô công trình là do nhu cầu sử dụng nước của các
ngành ngày càng tăng để phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
Với những thành tựu nghiên cứu trong các lĩnh vực cơ học môi trường liên tục, cơ học
đất, lý luận thấm, trạng thái ứng suất, vật liệu địa phương, bê tông thường, bê tông
đầm lăn, bê tông tự lèn, chất dẻo làm vật liệu chống thấm, các phần mềm ứng dụng
phục vụ cho tính toán đáp ứng được công tác khảo sát, thiết kế cho ra kết quả gần đúng
với thực tế; công nghệ thi công được áp dụng tiên tiến, công trình dễ đạt yêu cầu chất
lượng, hệ thống giám sát, quan trắc công trình ngày càng có hiệu quả…, thì việc lựa
chọn qui mô công trình hồ chứa là do yếu tố kinh tế kỹ thuật quyết định và được chứng
minh một cách rõ ràng, mạch lạc. Cụ thể là hồ Hòa Bình tạo ra dung tích chứa 9,45 tỷ
khối nước, hồ Sơn La dung tích chứa 9,26 tỷ khối nước, hồ Cửa Đạt 1,5 tỷ khối nước,
hồ Định Bình 226 triệu khối nước, hồ sông Quao 80 triệu khối nước.
Do những thành tựu về nghiên cứu và kinh nghiệm xây dựng các loại công trình tháo
nước, đặc biệt là do phát triển công nghệ xây dựng đường hầm mà giải quyết được vấn
đề tháo nước ngoài thân đập với lưu lượng lớn.
Việt Nam có điều kiện địa hình, địa chất, sông ngòi thuận lợi nên các hồ chứa được
xây dựng và phát triển nhanh. Nhiều năm qua Nhà nước và nhân dân đã đầu tư nhiều
tiền của, công sức để xây dựng nhiều hồ chứa. Tính đến năm 2012, cả nước xây dựng
6.648 hồ các loại, đã mang lại hiệu ích to lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặc
4
biệt góp phần vào sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, ổn định đời sống nhân dân,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Để đánh giá qui mô, nhiệm vụ cụ thể, phân loại hồ chứa đã được xây dựng theo các
tiêu chí sau [2]:
Theo cấp công trình
Bảng 1. 1 Phân loại theo cấp công trình
Cấp công
trình Tổng số Đặc biệt I II III IV V
Số lượng 6.648 16 70 91 287 875 5.309
Tỷ lệ (%) 100 0,2 2,0 2,6 8,2 25,0 62,0
Theo diện tích lưu vực
Bảng 1.1 Phân loại theo diện tích lưu vực (F-km2
)
Cấp (CT) Tổng số F ≤ 10 10< F ≤ 50 50 < F ≤ 100 100 < F
Số lượng 6.648 5.444 945 67 192
Tỷ lệ (%) 100 65,6 27,0 1,9 5,5
Theo diện tích tưới
Bảng 1. 2 Phân loại theo diện tích tưới ( - ha)
Cấp (CT) Tổng số ≤ 100 100< ≤ 500 500< ≤ 1000 1000<
Số lượng 6.648 4.443 1.575 245 385
Tỷ lệ (%) 100 37,0 45,0 7,0 11,0
Theo dung tích hồ
Bảng 1. 3 Phân loại theo dung tích hồ (W - 106
m
3
)
Dung tích hồ W ≤ 2 2 < W ≤ 5 5< W ≤
10 10 < W Tổng số
Loại hồ Rất nhỏ Nhỏ Vừa Lớn
Số lượng (cái) 6.393 96 42 83 6.648
Tỷ lệ (%) 93 2,8 1,2 2,4 100
5
Hồ Đa Nhim - Lâm Đồng Đập Cấm Sơn - Bắc Giang
Hồ Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh Hồ Dầu Tiếng - Tây Ninh
Hình 1. 1 Các hồ chứa lớn ở Việt Nam
1.1.2. Nhận xét, đánh giá
Hồ chứa là loại công trình chủ yếu cấp nước tưới và phát điện: Việt Nam có lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1.800mm ÷ 2.000mm nhưng phân bố không đều; mùa
khô kéo dài 6 ÷ 8 tháng, lượng mưa chỉ chiếm 15% ÷ 20% tổng lượng mưa cả năm,
còn lại 80% ÷ 85% tập trung trong các tháng mùa mưa. Những đặc điểm trên rất thuận
lợi và cần thiết để xây dựng các hồ chứa. Hồ nhỏ chiếm đa số nhưng chủ yếu xây dựng
trong những năm 80 của thế kỷ trước, thời gian gần đây hồ lớn được xây dựng nhiều
hơn.
Hồ chứa là công trình thủy lợi tổng hợp: Cấp nước nông nghiệp, công nghiệp, sinh
hoạt, phát điện và phát triển các ngành kinh tế khác, cải tạo cảnh quan môi trường sinh
thái; điều tiết lũ, giảm nhẹ thiên tai. Số lượng hồ nhỏ chiếm tỉ lệ lớn, nguy cơ xảy ra sự
cố cao vì chỉ tiêu thiết kế thấp, ít được quan tâm quản lý, tu sửa.