Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Kỹ Thuật Phòng Chống Thất Thoát Của Hệ Thống Cấp
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1887

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Kỹ Thuật Phòng Chống Thất Thoát Của Hệ Thống Cấp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên: NGÔ THỊ QUỲNH CHÂU

Ngày sinh: 24/10/1988

Cơ quan công tác: Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai

Tác giả đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật phòng chống thất thoát

của hệ thống câp nước thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”

Học viên lớp cao học: 24CTN11-CS2

Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Mã số: 1681580210015

Tôi xin cam đoan công trình này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân

học viên dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Triệu Ánh Ngọc. Tất cả các nội

dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ và đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và lời cam đoan này.

Học viên thực hiện luận văn

Ngô Thị Quỳnh Châu

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Ngô Thị Quỳnh Châu

2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật phòng

chống thất thoát của hệ thống câp nước thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” được

hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Triệu Ánh Ngọc.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy cô Bộ môn Cấp thoát

nước – Trường Đại học Thủy Lợi Cơ sở 2 TP.HCM, đặc biệt PGS.TS.Triệu Ánh

Ngọc. Thầy đã tận tình hướng dẫn, bổ sung cho em những kiến thức nâng cao về

phần mềm ứng dụng chuyên ngành EPANET từ lý thuyết đến thực tiễn đã giúp em

hoàn thành đề tài luận văn.

Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần

Cấp nước Đồng Nai và các Chi nhánh trực thuộc Công ty đã cung cấp và tạo điều

kiện cho em thu thập những số liệu quan trọng cần thiết để em có thể hoàn thành đề

tài này.

Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân trong quá trình thực hiện đề tài

cũng khó tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm trong quá trình thực hiện luận

văn. Chính vì vậy, những ý kiến đóng góp từ Thầy cô và kiến thức được trang bị

trong quá trình học tập tại Trường sẽ là nền tảng, hành trang quý báu giúp em hoàn

thiện hơn về chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác tại đơn vị góp phần hoàn

thành nhiệm vụ được giao, cũng như giúp Công ty có thể quản lý tốt hệ thống mạng

lưới cấp nước cho toàn Thành phố.

Em xin chân thành cảm ơn.

Biên Hòa, ngày tháng năm 2018.

Học viên thực hiện

Ngô Thị Quỳnh Châu

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Ngô Thị Quỳnh Châu

3

MỤC LỤC

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ......................................................................................... 8

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Biên Hòa: ........................... 8

1.1.1. Vị trí địa lý: ........................................................................................................ 8

1.1.2. Điều kiện tự nhiên: ........................................................................................... 9

1.1.3.Hiện trạng kinh tế xã hội: ............................................................................... 10

1.1.4. Định hướng: .................................................................................................... 12

1.2. Đánh giá chung hệ thống cấp nƣớc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai: ...... 13

1.3. Hiện trạng thất thoát trên mạng lƣới cấp nƣớc tại Thành phố Biên Hòa: ..... 15

1.4. Các nghiên cứu về chống thất thoát nƣớc của phƣờng Bửu Long: ................. 15

1.5. Các nghiên cứu, dự án thất thoát trong và ngoài nƣớc: ................................... 17

CHƢƠNG 2: CẤU TRÚC CHUNG CỦA MẠNG LƢỚI CẤP NƢỚC VÀ

NGUYÊN NHÂN THẤT THOÁT ............................................................................. 17

2.1. Cấu trúc chung của mạng lƣới cấp nƣớc: .......................................................... 18

2.1.1.Cấu tạo mạng lưới: .......................................................................................... 18

2.1.2. Việc phân cấp đường ống trong mạng lưới: ................................................. 18

2.1.3.Việc phân phối nước và áp lực nước đều trên toàn mạng lưới:.................... 19

2.1.4. Việc khai thác và đấu nối trên mạng lưới: .................................................... 19

2.2. Nguyên nhân của việc thất thoát:........................................................................ 19

2.2.1. Chất lượng thiết kế và thi công công trình:................................................... 19

2.2.2. Rò rỉ trên mạng lưới do sự suy giảm chất lượng ống và phụ tùng theo thời

gian: ........................................................................................................................... 20

2.2.3. Sự thiếu chính xác của đồng hồ đo nước: ..................................................... 21

2.2.4. Thất thoát qua các trụ cứu hỏa:..................................................................... 21

2.2.5. Thất thoát nước do đấu nối không qua đồng hồ, gian lận trong sử dụng

nước: .......................................................................................................................... 22

2.2.6. Thất thoát trong công tác ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền nước: ................... 22

2.3. Đánh giá và phân tích tình hình thất thoát nƣớc tại thành phố Biên Hòa ..... 22

2.3.1. Đánh giá tình hình thất thoát nước tại thành phố Biên Hòa ....................... 22

2.3.2. Phân tích vấn đề thất thoát nước tại thành phố Biên Hòa, cụ thể là tại

phường Bửu Long: ................................................................................................... 23

2.3.3. Nguyên nhân gây thất thoát trong mạng lưới: .............................................. 24

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Ngô Thị Quỳnh Châu

4

2.3.4. Lựa chọn mô hình thủy lực trong phòng chống thất thoát tại phường Bửu

Long:.......................................................................................................................... 25

2.4. Các biện pháp giảm thất thoát ............................................................................ 36

2.4.1. Giảm thất thoát, thất thu tại đồng hồ khách hàng: ....................................... 36

2.4.2. Thay thế những đường ống cũ mục nát: ....................................................... 37

2.4.3. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hệ thống: ............................ 37

2.4.4. Nâng cao tay nghề đội ngũ thi công: ............................................................. 37

2.4.5. Biện pháp hạn chế thất thoát do nguyên nhân khác: ................................... 37

2.4.6. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực: ........................................................... 38

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT

NƢỚC TẠI PHƢỜNG BỬU LONG.......................................................................... 39

3.1. Biện pháp kỹ thuật để giảm thất thoát nƣớc trên mạng lƣới cấp nƣớc .......... 39

3.1.1. Biện pháp phân vùng tách mạng ................................................................... 39

3.1.2. Biện pháp điều chỉnh áp lực của hệ thống: .................................................. 51

3.2. Các giải pháp chống thất thoát ứng dụng cho thành phố Biên Hòa: ............. 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 59

PHỤ LỤC 1: THÔNG SỐ DÙNG NƢỚC TẠI CÁC NÚT ..................................... 60

PHỤ LỤC 2: THÔNG SỐ CÁC TUYẾN ỐNG ........................................................ 68

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Ngô Thị Quỳnh Châu

5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, tồn tại của

con người và tất cả các sinh vật trên Trái Đất. Nước là nguồn tài nguyên quý giá

nhưng không phải là bất tận. Theo ước tính thì trên Trái Đất chỉ có 0,5% là nước

ngọt từ các sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu trừ

các nguồn nước bị nhiễm bẩn thì chỉ còn lại khoảng 0,003% là nước ngọt mà con

người có thể sử dụng được. Ngày nay, với sự gia tăng dân số cũng như sự phát triển

của các ngành khoa học kỹ thuật dẫn đến nhu cầu nước sạch càng ngày càng tăng

theo đà phát triển của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự nâng cao mức sống

của con người. Nguồn nước sạch thì có hạn nhưng nhu cầu của con người ngày càng

tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm nước ở nhiều quốc gia nói chung trong đó có Việt

Nam.

Năm 2013, Viêt Nam có khoảng 17,2 triệu người đang sử dụng nguồn nước

sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Trung bình mỗi

năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện sinh hoạt

kém và hằng trăm ngàn người mắc ung thư mà một trong các nguyên nhân đó là do

nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó ta thấy rằng nguồn nước cực kỳ quan trọng. Chính vì

vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn nước như thế nào cho hợp lý và bền vững là vấn

đề cấp thiết đặt ra cho thế giới và cho Việt Nam trong giai đoạn này.

Từ những vấn đề trên, con người đã tìm các biện pháp để quản lý và sử dụng

nguồn nước sạch hiện có một cách hiệu quả nhất. Một trong các biện pháp sử dụng

đó là phòng chống thất thoát bằng các thiết bị phát hiện rò rỉ và từ các nguồn tập

trung. Theo chương trình phòng chống thất thoát phê duyệt năm 2010 của Thủ tướng

Chính phủ thì mục tiêu “giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân từ 30%

năm 2009 xuống dưới 15% vào năm 2025”, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như

sau:

Năm 2016, tỉ lệ thất thoát của hệ thống cấp nước Thành phố Biên Hòa là

16,8% và hiện nay Công ty đang phấn đấu giảm tỉ lệ thất thoát xuống còn 10% Tỉ lệ

thất thoát nước cũng là chỉ số để đánh giá mức độ của hệ thống cấp nước, trình độ

của dịch vụ…Nước bị thất thoát nhiều là sự thiệt hại lớn cho sản xuất, kinh doanh,

ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và là mối quan tâm lớn của Công ty . Do đó, việc

“Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật phòng chống thất thoát của hệ thống câp

nước thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” là cấp thiết để đáp ứng cho nhu cầu của

con người cũng như sự phát triển của Thành phố Biên Hòa.

2. Mục tiêu của đề tài:

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Ngô Thị Quỳnh Châu

6

- Đánh giá năng lực hiện trạng cấp nước của hệ thống cấp nước thành phố

Biên Hòa.

- Xác định được vùng bị rò rỉ, thất thoát nước và tỉ lệ thất thoát.

- Tìm ra nguyên nhân gây thất thoát trong mạng lưới cấp nước.

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống thất thoát của hệ thống cấp nước

thành phố Biên Hòa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước hiện tại và trong tương lai

của thành phố Biên Hòa.

3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu:

3.1. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phòng và chống thất thoát trong hệ thống cấp

nước tại thành phố Biên Hòa, cụ thể là hiện trạng cấp nước và thất thoát tại phường

Bửu Long thuộc thành phố Biên Hòa; từ đó đề xuất các giải pháp giảm thất thoát

nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cấp nước

Đồng Nai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Hệ thống cấp nước phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa do Công ty Cổ

phần Cấp nước Đồng Nai quản lý.

4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu:

4.1. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đƣa ra trong đề tài thì cách tiếp cận dựa

trên:

- Thu thấp số liệu, điều tra hiện trạng và đo đạc kiểm chứng;

- Sử dụng các mô hình toán thủy lực để mô hình hóa hệ thống thủy lực mạng

lưới cấp nước nhằm đánh giá hiện trạng cấp nước và rò rỉ nước, tìm ra các điểm thất

thoát trên hệ thống cấp nước phường Bửu Long thành phố Biên Hòa;

- Đề xuất các kịch bản cấp nước và phân tích lựa chọn giải pháp khả thi.

4.2. Phƣơng pháp tiếp cận:

- Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng mạng lưới cấp và lượng thất thoát;

- Sử dụng phương pháp điều tra, đo đạc thực tế;

- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê;

- Phương pháp mô hình toán mô phỏng thủy lực mạng lưới cấp nước;

- Phương pháp phân tích đánh giá hệ thống mạng.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Ngô Thị Quỳnh Châu

7

5. Kết quả dự kiến đạt đƣợc:

- Mô hình tính toán được thủy lực mạng đường ống theo hiện trạng và các

kịch bản tính toán.

- Lựa chọn được các giải pháp kỹ thuật phòng chống thất thoát của hệ thống

cấp nước phường Bửu Long thành phố Biên Hòa.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!