Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam  chuyển biến kinh tế   xã hội huyện phú giáo, tỉnh bình dương
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
4.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1168

Luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam chuyển biến kinh tế xã hội huyện phú giáo, tỉnh bình dương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN

PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG (1999 – 2019)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2020

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN

PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG (1999 – 2019)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

BÌNH DƯƠNG – 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì

công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN

ii

LỜI CÁM ƠN

Chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Quý Thầy Cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trong quá trình

học tập, chúng tôi đã nhận được từ quý Thầy Cô những hướng dẫn tận tình trong

nghiên cứu khoa học Lịch sử. Quý Thầy Cô là những hình mẫu về tinh thần nghiêm

túc trong nghiên cứu khoa học và tận tâm trong giảng dạy.

PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, người hướng dẫn khoa học. Trong quá trình

thực hiện Luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đã nhận được từ Thầy sự động viên tinh

thần, sự hướng dẫn tận tình, cẩn trọng và tinh thần nghiêm túc, trung thực trong

nghiên cứu khoa học. Qua đó chúng tôi đã tìm được hướng nghiên cứu chuyên sâu

trong khoa học Lịch sử.

Chị Hà Thị Hiền, chuyên viên văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Phú Giáo

đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu, đặc biệt là các báo cáo kinh tế

- xã hội hàng năm của huyện.

Tất cả các anh chị học viên cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam khóa

04, trường Đại học Thủ Dầu Một.

Thành phố Thủ Dầu Một, năm 2020

NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i

LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii

MỤC LỤC............................................................................................................. iii

PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ..........................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................6

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................6

5. Đóng góp của luận văn........................................................................................7

6. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................7

7. Bố cục chi tiết......................................................................................................8

PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ

ĐỊA LÍ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ GIÁO TRƯỚC NĂM 1999 .....................9

1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................9

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...............................................................................13

1.2.1. Đặc điểm kinh tế .....................................................................................13

1.2.2. Đặc điểm xã hội ......................................................................................16

1.3. Đặc điểm hành chính......................................................................................22

CHƯƠNG 2: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ GIÁO

(1999 – 2009)........................................................................................................31

2.1. Chủ trương phát triển huyện Phú Giáo sau ngày tái lập ................................31

2.2. Chuyển biến kinh tế .......................................................................................33

2.2.1. Nông nghiệp............................................................................................33

2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .........................................................42

2.2.3. Thương mại, dịch vụ...............................................................................45

2.3. Chuyển biến xã hội.........................................................................................48

2.3.1. Giáo dục ..................................................................................................48

2.3.2. Y tế..........................................................................................................51

2.3.3. Chính sách xã hội....................................................................................52

iv

2.3.4. Văn hóa, thể thao, du lịch. ......................................................................53

CHƯƠNG 3: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ GIÁO

(2010 – 2019)........................................................................................................57

3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội...........................................................57

3.2. Chuyển biến kinh tế .......................................................................................58

3.2.1. Nông nghiệp............................................................................................58

3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .........................................................66

3.2.3. Thương mại, dịch vụ...............................................................................68

3.3. Chuyển biến xã hội.........................................................................................70

3.3.1. Giáo dục ..................................................................................................70

3.3.2. Y tế..........................................................................................................72

3.3.3. Chính sách xã hội....................................................................................74

3.3.4. Văn hóa, thể thao, du lịch .......................................................................75

KẾT LUẬN...........................................................................................................77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................83

PHỤ LỤC ẢNH

v

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG [47, tr.5]

vi

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG [4, tr.5]

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Do

đó, Bình Dương là một trong những tỉnh “luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, các ngành dịch vụ được mở rộng và chất lượng phục vụ được nâng lên”

[25, tr.80]. Đặc biệt vào năm 2018, Bình Dương là địa phương đầu tiên của Việt

Nam chính thức trở thành thành viên của Cộng đồng thông minh thế giới (ICF).

Qua đó, góp phần giới thiệu hình ảnh, nâng cao vị thế của tỉnh, tạo điều kiện giao

lưu, hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư và xây dựng thành phố thông minh trong thời

gian tới.

Kinh tế - xã hội Bình Dương phát triển là kết quả của sự phát triển tổng thể

các địa phương trong tỉnh gồm có: 3 thành phố (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An),

2 thị xã (Bến Cát, Tân Uyên), 4 huyện (Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú

Giáo).

Huyện Phú Giáo là “một huyện ở đông bắc của tỉnh Bình Dương, cách

thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km. Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng,

đất bazan màu mỡ, nằm ở lưu vực sông Bé đoạn đổ vào sông Đồng Nai. Trước kia

đây là khu vực thuộc xứ Đồng Nai, chủ yếu là rừng rậm với tài nguyên phong phú,

đa dạng. Những đặc điểm cơ bản đó đã xác lập vị trí, vai trò quan trọng của Phú

Giáo trong chiến tranh cũng như giai đoạn phát triển hiện nay”[4, tr.5]. Như vậy,

Phú Giáo có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý, tự nhiên, cư dân, truyền thống văn

hóa,… để phát triển kinh tế - xã hội.

Từ một địa bàn thuộc căn cứ kháng chiến và kinh tế nông nghiệp qua 20

năm (từ khi tái lập huyện năm 1999 đến năm 2019) phát triển và thay đổi diện mạo

theo hướng hình thành nông thôn mới và đô thị hóa. Đây là quá trình phát triển

kinh tế - xã hội.

2

Sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo trong thời gian 20 năm,

cũng như các địa phương khác trong cả nước đều gắn chặt với lịch sử của các hình

thái kinh tế - xã hội. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo nằm trong

quy luật vận động, phát triển nền kinh tế - xã hội của nước Việt Nam qua các thời

kỳ. Tuy nhiên, trong một phạm vi, chừng mực nhất định, theo quy luật chung, sự

chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo còn bị chi phối của bởi các yếu

tố địa lý, dân cư, tập tục, truyền thống văn hóa… mang tính đặc thù của vùng đất

và con người địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu sự chuyển biến kinh

tế - xã hội huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện đến nay, có ý nghĩa thực tiễn và

khoa học sâu sắc, góp phần cho chúng ta có cái nhìn tổng quát, hệ thống, đánh giá

khách quan những thành tựu và hạn chế từ đó rút ra được những bài học kinh

nghiệm để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Với những ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội

huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (1999 – 2019)” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử

học.

Chúng tôi lấy năm 1999 là mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là

năm huyện Phú Giáo được tái lập huyện, được ghi nhận là móc son lịch sử đối với

huyện trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Năm 2019 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là mốc kỉ niệm

20 năm huyện Phú Giáo được tái lập huyện, qua đó tổng kết, đánh giá và rút kinh

nghiệm 20 năm phát triển kinh tế - xã hội.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa

phương trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã được nhiều nhà nghiên

cứu khoa học quan tâm và có nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này với

nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện

Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương, theo chúng tôi được biết thì còn rất ít, và chỉ

3

xuất hiện rải rác những năm gần đây sau khi tái lập huyện. Nhìn tổng thể các công

trình nghiên cứu có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm thứ nhất, là những tác phẩm nghiên cứu về Bình Dương nói chung

như: Trần Bạch Đằng (1991), Địa chí tỉnh Sông Bé. Đây là tác phẩm nghiên cứu

về tỉnh Sông Bé, đến năm 1997 Sông Bé tách ra làm hai tỉnh Bình Dương và Bình

Phước.

Năm 2003, Chu Viết Luân với tác phẩm Bình Dương thế và lực mới trong

thế kỉ XXI. Tác phẩm là những bài viết về những thành tựu của tỉnh Bình Dương

trong 5 năm thành lập tỉnh từ năm 1997 đến năm 2003.

Năm 2008, Chu Viết Luân cho ra đời cuốn Bình Dương hội nhập bài học

thành công được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản. Đây là những bài viết

được tác giả tổng hợp các bài viết về các lĩnh vực khác nhau, trong đó cũng có đề

cập đến kinh tế xã hội huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện.

Năm 2010, Thư viện tỉnh Bình Dương đã biên soạn tổng hợp các bài viết

của nhiều tác giả xuất bản thành cuốn Thư mục toàn văn Bình Dương hội nhập và

phát triển. Đây là những bài viết phản ánh một số kết quả cũng như những hoạt

động nổi bật mà tỉnh Bình Dương đã đạt được trong năm 2009 – 2010.

Trong nhóm này có thể đề cập thêm một số tác phẩm khác như: Địa chí

Bình Dương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia xuất bản năm 2010, đã đề cập khái quát lịch sử vùng đất Bình Dương; về kinh

tế; văn hóa – xã hội của tỉnh.

Năm 2011, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương cho ra đời cuốn Lịch

sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975 – 2010). Tác phẩm tổng kết những chỉ đạo của

Đảng cũng như những thành tựu của tỉnh trong giai đoạn 1975 – 2010.

Đặc biệt trong nhóm này có thể đề cập đến một số tác phẩm như Sự chuyển

biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945 – 2007, của tác giả Nguyễn Văn Hiệp

được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011. Tác giả đã phục dựng

4

bức tranh toàn cảnh về kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương trong hơn 60 năm, “tìm

hiểu những thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình

Dương qua các thời kì lịch sử; làm rõ hơn vai trò, vị trí của Bình Dương trong nền

kinh tế - xã hội cả nước…mối quan hệ, tác động qua lại với các địa phương khác;

tạo tiền đề khoa học để phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của Bình Dương trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [24, tr.13]. Trong tác phẩm, tác

giả đã có những nhận định về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương,

những nhận định đó được luận văn tham khảo, sử dụng chọn lọc.

Tác phẩm Thủ Dầu Một - Bình Dương đất nước – con người, của tác giả

Hồ Sơn Diệp (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2012, đã

phản ánh tương đối toàn diện về những nét cơ bản về vùng đất và con người tỉnh

Bình Dương.

Năm 2013, tác giả Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên), tác phẩm Phát triển bền

vững kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương những vấn đề khoa học và thực tiễn, được

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Đây là quyển

sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, nhà khoa học viết về Bình Dương trong

thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về các lĩnh vực: Đổi mới kinh tế -

xã hội; bảo vệ môi trường; lịch sử - văn hóa; giáo dục đào tạo và khoa học công

nghệ.

Năm 2015, Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương, cho ra đời cuốn Bình

Dương 20 năm phát triển, tác phẩm đã tổng kết những thành tựu của Bình Dương

trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó cũng có những bài viết về

những thành tựu về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo.

Năm 2016, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương phát hành tác phẩm Hỏi –

đáp lịch sử tỉnh Bình Dương 1930 – 2010. Nội dung cuốn sách đã trình bày dưới

hình thức những câu hỏi – đáp ngắn gọn, súc tích về những sự kiện nổi bật trên các

lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh qua các

thời kì lịch sử từ 1930 đến 2010.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!