Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Kiểm Toán Năng Lượng Và Đề Xuất Giải Pháp Tiết Kiệm Điện Năng Ở Trường Đại Học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải
pháp tiết kiệm điện năng ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”, tác giả đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại
học, Khoa Kinh tế và Quản lý, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường
Đại học Thủy Lợi; tập thể Lãnh đạo, các đồng nghiệp của tác giả tại Trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội. Tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự
giúp đỡ đó.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TSKH Nguyễn
Trung Dũng - Phó Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thủy Lợi -
Người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các học viên lớp Cao học 20KT21 cũng
như gia đình luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Vân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng. Các số liệu
tổng hợp có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng; số liệu đo đạc tính toán trung
thực, khách quan phù hợp với tiêu chí của luận văn và kết quả chưa từng được công
bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính
xác thực của luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Vân
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ví dụ về sự chuyển hóa điện năng ..............................................................3
Hình 1.2. Các nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững................................................4
Hình 1.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới ......................................5
Hình 1.4. Kịch bản dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện của Việt Nam .............9
Hình 1.5. Chi phí năng lượng trước khi áp dụng hệ thống quản lý ..........................11
Hình 1.6. Chi phí năng lượng sau khi áp dụng hệ thống quản lý..............................11
Hình 1.7. Minh họa quy trình sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng.................12
Hình 1.8. Tác động của các nhân tố tới việc quản lý và sử dụng điện......................12
Hình 1.9. Sơ đồ hiệu quả tiêu thụ năng lượng ..........................................................14
Hình 1.10. Mục đích của kiểm toán năng lượng.......................................................15
Hình 1.11. Sơ đồ quy trình kiểm toán năng lượng......................................................1
Hình 1.12. Thiết bị đo độ rọi Extech.........................................................................24
Hình 1.13. Ampe kìm vạn năng Hioki......................................................................24
Hình 2.1. Hệ thống các trạm biến áp phân phối của trường .....................................32
Hình 2.2. Sơ đồ phân phối điện khu A........................................................................1
Hình 2.3. Mô hình Phòng Quản Trị - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội...........35
Hình 2.4. Quy trình kiểm toán ....................................................................................1
Hình 2.5. Phân bố thiết bị chiếu sáng khu A.............................................................42
Hình 2.6. Phân bố công suất theo thiết bị chiếu sáng khu A ....................................44
Hình 2.7. Phân bố tỉ lệ chiếu sáng.............................................................................44
Hình 2.8. Phân bố công suất theo thiết bị điều hòa và quạt làm mát ở khu A..........46
Hình 2.9. Phân bố tổng công suất các tòa nhà khu A ...............................................47
Hình 2.10. Phân bố tổng công suất theo thiết bị ở khu B .........................................48
Hình 2.11. Đồ thị chi phí điện năng năm 2012 của các cơ sở ..................................50
Hình 2.12. Đồ thị so sánh chi phí điện năng năm 2011 và 2012 của các cơ sở........51
Hình 2.13. Tỷ lệ chi phí tiền điện theo phụ tải ở khu A ...........................................51
Hình 2.14. Tỷ lệ chi phí tiền điện theo phụ tải ở khu B............................................52
Hình 2.15. Tỷ lệ chi phí tiền điện theo phụ tải toàn trường năm 2012.....................52
Hình 2.16. Suất tiêu hao năng lượng BEI của các tòa nhà khu A.............................55
Hình 2.17. Chỉ số năng lượng API của hệ thống điều hòa khu A.............................55
Hình 2.18. Chỉ số năng lượng LPI của hệ thống chiếu sáng khu A..........................56
Hình 3.1. Bóng đèn huỳnh quang T5 cùng các loại bóng đèn T8 và T10 ................65
Hình 3.2. Bóng đèn Compact....................................................................................66
Hình 3.3. Các loại bóng đèn LED (bóng tròn, bóng tuýp, đèn rọi đường)...............70
Hình 3.4. Hình ảnh thiết bị DIM-25ST tiết kiệm cho đèn cao áp.............................71
Hình 3.5. Mô hình Ban quản lý tiết kiệm năng lượng ..............................................73
Hình 3.6. Chỉ dẫn sử dụng các thiết bị điện và sổ xác nhận .....................................75
Hình 3.7. Quy trình thảo luận nhóm theo Phương pháp sticknote..............................1
Hình 3.8. Buổi họp lấy ý kiến theo Phương pháp sticknote của Trung tâm quản lý
chất lượng..................................................................................................................82
Hình 3.9. Mô hình nhãn xanh tiết kiệm năng lượng .................................................83
Hình 3.10. Mô hình phân tích SWOT.......................................................................87
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Đánh giá mức độ sử dụng năng lượng của tòa nhà ..................................21
Bảng 2.1. Kết quả tuyển sinh các cấp trình độ đào tạo năm 2012 so với kế hoạch
được giao...................................................................................................................28
Bảng 2.2. Kết quả học tập và rèn luyện của HSSV hệ chính quy năm học 2012-
2013...........................................................................................................................29
Bảng 2.3. Kết quả đầu tư cơ sở vật chất....................................................................30
Bảng 2.4. Thống kê thiết bị chiếu sáng năm 2012....................................................41
Bảng 2.5. Thống kê công suất chiếu sáng tại các khu vực năm 2012 ......................43
Bảng 2.6. Phân bố công suất điều hòa và quạt làm mát khu A.................................45
Bảng 2.7. Thống kê máy bơm...................................................................................46
Bảng 2.8. Chi phí điện năng các cơ sở của trường năm 2012 (đơn vị VNĐ)...........49
Bảng 2.9. Bảng so sánh chi phí điện năng của các cơ sở năm 2011 và 2012 (đơn vị
VNĐ).........................................................................................................................50
Bảng 2.10. Độ rọi trung bình tại các giảng đường, văn phòng.................................53
Bảng 2.11. Các thông số nguồn điện ........................................................................54
Bảng 3.1. Khảo sát độ rọi của các phòng lắp đèn T5, T8, T10 tại tòa A7, A8, A10 63
Bảng 3.2. Thông số các loại bóng đèn ......................................................................66
Bảng 3.3. Thông số các bộ đèn .................................................................................67
Bảng 3.4. Chi phí tiền điện khi duy trì hệ thống chiếu sáng cũ ................................67
Bảng 3.5. Tính toán dự án thay thế mới....................................................................68
Bảng 3.6. Tính toán chỉ số NPV và IRR...................................................................69
Bảng 3.7. So sánh đơn giá một số loại đèn thường với đèn LED.............................70
Bảng 3.8. So sánh ưu điểm hơn của phương pháp lấy ý kiến bằng sticknote với
phương pháp lấy ý kiến phát biểu truyền thống........................................................78
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
5M (Man, Method, Material, Money, Machine)
BV Bền vững
CĐ-ĐH Cao đẳng – Đại học
CĐN Cao đẳng nghề
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
ĐHCNHN Đại học Công nghiệp Hà Nội
EnMS Hệ thống quản lý năng lượng
EPA Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
ESPC Hợp đồng Hiệu suất Tiết kiệm Năng lượng
EU Châu Âu
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HS-SV Học sinh – sinh viên
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KHKT Khoa học kỹ thuật
KTNL Kiểm toán năng lượng
KTX Ký túc xá
LEED Chứng chỉ đánh giá các công trình đạt chuẩn xanh
MEPS Hệ thống hiệu suất tiêu chuẩn tối thiểu của sản phẩm
NCKH Nghiên cứu khoa học
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
QLCL Quản lý chất lượng
SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats).
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TCN Trung cấp nghề
TKNL Tiết kiệm năng lượng
VLVH Vừa làm vừa học
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................3
6. Kết quả dự kiến đạt được.................................................................................3
7. Nội dung của luận văn......................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ KIỂM TOÁN NĂNG
LƯỢNG......................................................................................................................1
1.1. Năng lượng và vai trò của năng lượng trong cuộc sống.............................1
1.1.1. Các loại hình năng lượng và vai trò của nó trong cuộc sống ...............1
1.1.2. Yêu cầu phát triển kinh tế bền vững gắn với sử dụng năng lượng hiệu
quả......................................................................................................................3
1.1.3. Một số giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả của một số nước trên
thế giới................................................................................................................4
1.1.4. Tình hình sử dụng năng lượng ở Việt Nam...........................................8
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc quản lý sử dụng năng lượng điện ..................10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng năng lượng điện..11
1.3.1. Các nhân tố về sử dụng.........................................................................12
1.3.2. Các nhân tố về quản lý..........................................................................13
1.3.3. Các nhân tố khác...................................................................................13
1.4. Kiểm toán năng lượng .................................................................................14
1.4.1. Khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của kiểm toán năng lượng .14
1.4.2. Một số loại hình kiểm toán năng lượng ...............................................16
1.4.3. Quy trình kiểm toán năng lượng ..........................................................18
1.4.5. So sánh các chỉ số sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ...........21
Kết luận chương 1...............................................................................................24
Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.................................................26
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Công nghiệp Hà nội.................26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................26
2.1.2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của Nhà trường trong thời
gian vừa qua ....................................................................................................27
2.2. Tình hình quản lý sử dụng điện năng của Trường trong thời gian vừa
qua ........................................................................................................................32
2.2.1. Hiện trạng hệ thống điện và thiết bị tiêu thụ điện...............................32
2.2.2. Thực trạng công tác cung cấp, quản lý và sử dụng điện.....................35
2.2.3. Chi phí sử dụng điện năng tại Nhà trường..........................................36
2.3. Thực trạng công tác kiểm toán và sử dụng năng lượng điện ..................37
2.3.1. Mô hình tổ chức và quy trình kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng
điện ...................................................................................................................37
2.3.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng điện..38
2.3.3. Những kết quả khảo sát và đánh giá thực tế........................................41
2.4. Đánh giá chung về những kết quả đạt được trong công tác kiểm toán và
sử dụng năng lượng điện của nhà trường.........................................................56
2.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................56
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................57
Kết luận chương 2...............................................................................................57
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI....................................................................59
3.1. Định hướng phát triển và kế hoạch sử dụng năng lượng của trường
trong thời gian tới ...............................................................................................59
3.1.1. Định hướng phát triển của Nhà trường...............................................59
3.1.2. Kế hoạch sử dụng điện năng chung và các yếu tố ảnh hưởng ...........60
3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ...............................................................61
3.2.1. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả..........................................................62
3.2.2. Nguyên tắc khả thi.................................................................................62
3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác kiểm toán năng lượng và
tiết kiệm điện năng ở Trường Đại học Công nghiệp Hà nội...........................62
3.3.1. Giải pháp kinh tế kỹ thuật.....................................................................63
3.3.2. Giải pháp tổ chức và quản lý ................................................................73
3.3.3. Các hoạt động phối hợp ........................................................................74
3.4. Đánh giá tính khả thi của những giải pháp...............................................85
Kết luận chương 3...............................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................89
1. Những vấn đề đã làm được trong luận văn..................................................89
2. Những hạn chế còn tồn tại .............................................................................90
3. Kiến nghị..........................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng và tiết kiệm năng lượng là vấn đề nóng không chỉ ở Việt Nam
mà là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Xã hội càng phát triển thì nhu
cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao nhưng nguồn năng lượng từ các loại nhiên
liệu truyền thống như dầu thô, than đá, khí tự nhiên,... đang dần cạn kiệt. Trước
những thách thức đó, con người đã và đang không ngừng tìm kiếm các nguồn năng
lượng thay thế. Tuy nhiên, do nhiều rào cản về kỹ thuật, kinh tế nên việc đưa các
nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng khác vào sử dụng chỉ đáp ứng được một
phần nhỏ nhu cầu sử dụng năng lượng. Do đó, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả là xu hướng tất yếu, là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững
của đất nước. Tuy nhiên, dù ở quy mô to hay nhỏ, để bắt đầu được các chương trình,
biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì nhất định phải có khâu kiểm
toán năng lượng. Kiểm toán năng lượng đã được áp dụng rộng khắp trên thế giới
nhưng ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu được quan tâm trong vài năm gần đây và giới
hạn trong một số doanh nghiệp, đơn vị nhạy bén với tình hình mới. Để có thể thực
hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của chính phủ đề ra thì
kiểm toán năng lượng cần phải được áp dụng rộng khắp đến tất cả các tổ chức, cá
nhân. Kiểm toán năng lượng là chìa khóa để tìm ra biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang trong quá trình phát triển và hội
nhập. Quy mô đào tạo của nhà trường hiện rất lớn, đồng nghĩa với việc phải đảm
bảo tương ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, trong đó có nhu cầu
cơ bản là năng lượng, cụ thể là nhu cầu về điện năng. Nhà trường có hàng trăm
giảng đường, phòng thực hành, nhà xưởng, phòng chức năng, hệ thống thư viện, ký
túc xá phục vụ cho nhu cầu đào tạo, học tập, tra cứu tài liệu và lưu trú của học sinh,
sinh viên. Nhu cầu sử dụng điện năng cho hệ thống này là rất lớn. Chi phí trả cho
việc sử dụng điện năng hiện chiếm một tỷ trọng khá cao trong toàn bộ chi phí chung
của nhà trường. Do đó, trong quá trình sử dụng điện nếu chúng ta giảm được một
phần chi phí trên sẽ góp phần tái đầu tư vào các hoạt động đào tạo, đồng thời hướng
tới việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây, ở một số cơ quan hành chính sự
nghiệp, trong đó có các trường học thì khả năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt
30% ~ 35% nếu chúng ta áp dụng triệt để các biện pháp kiểm toán năng lượng, tiết
kiệm năng lượng, quản lý và sử dụng tốt quy chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả
của các thiết bị điện. Vì vậy, việc áp dụng kiểm toán năng lượng để đánh giá hiện
trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng điện tại Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội là một việc làm cấp thiết, góp phần giảm chi phí cho
Nhà trường, giảm thiểu lãng phí năng lượng cho quốc gia. Do đó, tác giả lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng
ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lý luận và số liệu kiểm toán năng lượng, đề tài nghiên
cứu nhằm tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng tiết
kiệm hiệu quả điện năng, giảm chi phí tài chính cho Trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống điện, thiết bị sử dụng năng lượng điện của
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và tình hình quản lý, sử dụng nguồn năng
lượng điện ở Nhà trường.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn năng lượng
điện và giải pháp tiết kiệm điện năng ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Phạm vi về không gian: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu liên quan từ năm 2010 đến đầu năm 2013
và đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm toán sử dụng năng lượng và tiết
kiệm năng lượng điện cho thời gian tới (2014-2020).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu, thống kê phân tích và xây dựng
giải pháp.