Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Ở Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ VĂN LONG
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Hà Nội - 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ VĂN LONG
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO
Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này được thực hiện bởi bản thân
tôi, các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các cá nhân tác giả,
cơ quan tổ chức khác nhưng đều có trích dẫn, chú thích ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu này của mình.
Tác giả luận văn
LÊ VĂN LONG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT Ở ........................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền sử dụng đất .................................................... 7
1.2. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở ............. 16
1.3. Vai trò của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở.Error! Bookmark not
defined.
1.4. Cơ cấu pháp luật điều chỉnh hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở. ....... 22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẶNG
CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng của pháp luật về thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
ở .......................................................................................................................... 29
2.2.Một số hạn chế, vướng mắc của pháp luật thực định khi xác lập, thực hiện
hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở. ............................................................ 52
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẶNG CHO
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ..... 67
3.1.Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam ............................................................... 67
3.2.Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao nâng cao hiệu quả của việc thực hiện
hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay ............ 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 76
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. QSDĐ : Quyền sử dụng đất.
2. GCN QSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. BLDS : Bộ luật dân sự.
4. CP : Chính phủ.
5. TW : Trung ương.
6. HĐTCTS : Hợp đồng tặng cho tài sản.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có một ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc, gắn liền với mỗi gia đình, cơ
quan, tổ chức, đơn vị kinh tế, xã hội và nhà nước. Dưới góc độ kinh tế quyền sử dụng
đất trở thành một quyền tài sản đặc biệt quan trọng của công dân. Nhà nước ngày
càng tạo thuận lợi cho công dân trong việc đưa quyền sử dụng đất vào giao dịch trong
dân sự góp phần thúc đẩy kinh tế gia đình và xã hội thông qua hệ thống pháp luật. Do
tính ổn định của pháp luật đất đai của nước ta chưa cao, chưa có tính dài lâu, đặc biệt
có thời kỳ pháp luật đất đai chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội đã tạo ra các
hoạt động ngầm trong lĩnh vực đất đai mà nhà nước không kiểm soát được. Nhiều
trường hợp có “xung đột” giữa pháp luật với thực tiễn cuộc sống. Vì vậy sự điều
chỉnh quan hệ đất đai của nhà nước qua từng thời kỳ đều có tác động lên tất cả các
chủ thể trong xã hội…Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở là một trong những
loại hợp đồng quan trọng của giao dịch dân sự, bởi nó là một quan hệ dân sự phổ biến
trong cuộc sống của nhân dân đồng thời cũng là một trong những phương thức pháp
lý hữu hiệu giúp cho các chủ thể có quyền sử dụng đất hợp pháp xác lập và thực hiện
việc chuyển quyền sử dụng đất nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh
và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Luật đất đai năm 2003(có hiệu lực từ ngày 01/07/2004); Bộ luật dân sự năm
2005(có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) đến Luật đất đai năm 2013(có hiệu lực từ ngày
01/07/2014) tiếp sau đó là Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015(có hiệu lực từ ngày
01/01/2017) đã có những quy định cụ thể chi tiết và tương đối hoàn thiện về việc xác
lập, thực hiện cũng như các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất. Với những quy định điều kiện về chủ thể của hợp đồng, đối tượng của hợp
đồng, khi nào thì người sử dụng đất hợp pháp được thực hiện quyền của người sử
dụng đất …đã góp một phần tạo nên sự ổn định về quan hệ tặng cho quyền sử dụng
đất trong giai đoạn hiện nay.
Nhưng việc tặng cho quyền sử dụng đất ở nước ta từ trước cho tới nay diễn ra
rất đa dạng phong phú và trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Thời kỳ từ bản Hiến pháp
năm 1980 tới Luật đất đai năm 1987; Thời kỳ từ bản Hiến pháp năm 1992, Luật đất
2
đai năm 1993 tới Bộ luật dân sự năm 1995; Thời kỳ từ Luật đất đai năm 2003 đến Bộ
luật dân sự năm 2005 và đến nay là bản Hiến pháp năm 2013, Luật đất đai năm 2013
và Bộ luật dân sự năm 2015. Trong mỗi thời kỳ lại có những kế thừa, thay đổi, bổ
sung về pháp luật đất đai nhằm định hướng và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển
không ngừng của đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu các quy định của
pháp luật về Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay để làm rõ cơ
sở lý luận. Đây là công trình chuyên khảo phân tích một cách có hệ thống và toàn
diện về Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phần nhiều các nước trên thế giới đều công nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Vì
vậy việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa các chủ thể trong xã hội được quy định
tương tự như việc tặng cho tài sản thông thường khác giữa các chủ thể này. Ở nước
ta, tại các Bộ luật Hồng Đức; Bộ dân luật Nam kỳ; Bộ dân luật Bắc kỳ thì việc tặng
cho quyền sử dụng đất giữa các chủ thể trong xã hội là không cấm. Khi Luật đất đai
năm 1987 ra đời thì đã có một sự thay đổi lớn đó là quy định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý được quy định tại Điều 1. Nhưng lại không
có bất kỳ một điều luật nào trong Luật đất đai năm 1987 quy định về việc tặng cho
quyền sử dụng đất. Đến Luật đất đai năm 1993 cũng không có điều luật nào quy định
về tặng cho quyền sử dụng đất; Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời đã đặt nền móng đầu
tiên và đã có quy định về hợp đồng tặng cho bất động sản nhưng lại không nêu rõ chủ
thể nào; loại đất nào được phép tặng cho. Cho đến khi Luật đất đai năm 2003 và Bộ
luật Dân sự năm 2005 ra đời thì mới có những quy định cụ thể về việc tặng cho quyền
sử dụng đất giữa các chủ thể trong xã hội. Trong đời sống việc tặng cho bao gồm cả việc
tặng cho tài sản giữa cá nhân với cá nhân và việc tặng cho người khác tài sản hợp pháp
của mình là chuyện bình thường. Nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân tặng cho nhà tình
nghĩa, nhà tình thương đối với cá nhân, gia đình người có công đối với đất nước trong
công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước và đối với người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt
được thực hiện hàng năm để tri ân đối với các gia đình, cá nhân được hưởng chính sách
ưu đãi của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và để gắn bó tình đoàn kết
với người có hoàn cảnh khó khăn.
3
Về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã có một số công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực đất đai và trong
Ngành tòa án. Các luận văn nghiên cứu sinh, luận văn thạc sĩ. Các chuyên đề nghiên
cứu được công bố trên các tạp chí của các chuyên gia đầu ngành như TS. Nguyễn Hải
An (2011), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng đất”, Luận án tiến
sĩ; Lê Xuân Bá: ”Sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản trong công
cuộc đổi mới ở Việt Nam”, Nxb Khoa học kỹ thuật, 2003; Đỗ Văn Chỉnh (2008),
“Tặng cho quyền sử dụng đất thực tiễn và tồn tại”, Tạp chí tòa án nhân dân tháng 2-
2008; Đỗ Văn Đại (2009), “Thời điểm hợp đồng tặng cho có hiệu lực ở Việt Nam”,
Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 1 – 2009; Trần Thị Minh (2020), “Tặng cho
quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ…về cơ bản
đã làm rõ về mặt lí luận, thực tiễn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến
hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về Hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở thì chưa có nhiều. Vì vậy việc nghiên cứu khoa
học một cách chuyên sâu về Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở có ý nghĩa thiết
thực về mặt lý lận, cũng như thực tiễn áp dụng đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện các quy định của loại hợp đồng này. Tác giả chọn đề tài “Hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cũng
nhắm tới mục đích nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là xây dựng cơ sở lý luận pháp luật
về hợp đồng tặng cho QSDĐ ở. Với cơ sở lý luận đó tác giả luận văn phân tích, đánh
giá các quy định của pháp luật thực định cũng như những phát sinh diễn ra trong thực
tiễn khi áp dụng pháp luật tặng cho QSDĐ ở. Nhận diện mối quan hệ giữa lý luận,
pháp luật và việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn của tặng cho QSDĐ ở. Nhận diện
những bất cập và những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp hợp đồng tặng cho
QSDĐ ở. Từ đó xác định được những bất cập trong thực tiễn để đưa ra đề xuất, giải
pháp tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả của
việc thực hiện quyền tặng cho QSDĐ ở của người sử dụng đất; giải quyết các vấn đề