Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Hoạt Động Mua Lại Và Sáp Nhập (M&A) Trong Ngành Logistics Trên Thị Trường Thế
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
4.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1687

(Luận Văn Thạc Sĩ) Hoạt Động Mua Lại Và Sáp Nhập (M&A) Trong Ngành Logistics Trên Thị Trường Thế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A)

TRONG NGÀNH LOGISTICS TRÊN THỊ TRƯỜNG

THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

BÙI BÍCH THỦY

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A)

TRONG NGÀNH LOGISTICS TRÊN THỊ TRƯỜNG

THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Bùi Bích Thủy

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Tiến Hoàng

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh “Hoạt động mua

lại và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh

nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu

của riêng tôi.

Những số liệu sử dụng được ghi rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham

khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu

nào từ trước đến nay.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 2019

Bùi Bích Thủy

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA

LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG NGÀNH LOGISTICS ............................ 10

1.1. Tổng quan về hoạt động M&A doanh nghiệp ....................................... 10

1.1.1. Khái niệm và các bên tham gia M&A ................................................ 10

1.1.2. Phân loại M&A .................................................................................. 12

1.1.3. Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A .................................. 14

1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động M&A trong ngành logistics ............ 18

1.2 Khái quát chung về hoạt động logistics .................................................. 19

1.2.1. Khái niệm về logistics ........................................................................ 19

1.2.2. Vai trò của logistics............................................................................ 20

1.2.3. Các yếu tố cơ bản của logistics .......................................................... 23

1.3. Lợi ích của hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp logistics ......... 27

1.3.1. Mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động ......................................... 27

1.3.2. Đa dạng hóa loại hình và tăng chất lượng dịch vụ............................. 28

1.3.3. Tăng khả năng cạnh tranh .................................................................. 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP

TRONG NGÀNH LOGISTICS TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI .................. 30

2.1. Sơ lược về hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành logistics trên

thị trường thế giới ................................................................................................... 30

2.1.1. Số lượng và giá trị thương vụ M&A trong ngành logistics trên thị

trường thế giới giai đoạn 2013-2018 ......................................................................... 30

2.1.2. Tình hình hoạt động M&A trong ngành logistics trên thị trường thế

giới theo lĩnh vực kinh doanh ................................................................................... 32

2.1.3. Xu hướng chung về hoạt động M&A trong ngành logistics trên thị

trường thế giới ........................................................................................................... 36

2.2. Một số thương vụ tiêu biểu về mua lại và sáp nhập trong ngành

logistics trên thế giới ............................................................................................... 37

2.2.1. FedEx Express và TNT Express ........................................................ 37

2.2.2. Maersk Sea – land và P&O Nedlloyd ................................................ 43

2.2.3. CMA CGM và NOL .......................................................................... 47

2.2.4. NYK, MOL và ‘K’Line ..................................................................... 50

2.3. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt

Nam ........................................................................................................................... 54

2.3.1. Bài học kinh nghiệm trước M&A ...................................................... 54

2.3.2. Bài học kinh nghiệm trong quá trình M&A ....................................... 56

2.3.3. Bài học kinh nghiệm sau M&A ......................................................... 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ MUA

LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS

TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 59

3.1. Dự báo xu hướng mua lại và sáp nhập trong ngành logistics tại Việt

Nam ........................................................................................................................... 59

3.1.1. Sơ lược tình hình M&A trong ngành logistics tại Việt Nam ............. 59

3.1.2. Dự báo về xu hướng M&A trong ngành logistics tại thị trường Việt

Nam giai đoạn 2019 - 2030 ....................................................................................... 60

3.2. Đánh giá các điều kiện để đảm bảo vận dụng bài học kinh nghiệm ... 61

3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................ 61

3.2.2. Khó khăn ............................................................................................ 63

3.3. Những giải pháp cần thực hiện về phía doanh nghiệp ......................... 67

3.3.1. Trước khi thực hiện M&A: cập nhật hệ thống pháp lý liên quan đến

hoạt động M&A ........................................................................................................ 67

3.3.2 Trong quá trình thực hiện M&A: nâng cao giá trị của doanh nghiệp

bằng các tài sản vô hình ............................................................................................ 70

3.3.3. Sau khi thực hiện M&A: chuẩn bị các nguồn lực bên trong doanh

nghiệp ........................................................................................................................ 75

3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ ...................................................... 76

3.4.1. Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về M&A .................................. 76

3.4.2. Xây dựng kênh kiểm soát thông tin và tính minh bạch của thông tin

M&A trong ngành logistics ....................................................................................... 77

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

1 AMA The American Medical

Association Hiệp hội Marketing Mỹ

2 CLM Councils of Logistics

Managment

Hội đồng quản trị

Logistics Hòa Kỳ

EWEC East-West Economic

Corridor

Hành lang kinh tế Đông -

Tây

3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

4 GSA General Sales Agent Tổng đại lý hãng hàng

không

5 M&A Merger and Acquisition Mua lại và sáp nhập

6 TEU Twenty-foot equivalent unit

7 UNCTAD United Nations Conference

on Trade and Development

Hiệp hội Liên hiệp quốc

tế về thương mại và phát

triển

8 VLA Vietnam Logistics Business

Association

Hiệp hội doanh nghiệp

dịch vụ Logistics Việt

Nam

9 VICA Vietnam International

Arbitration Centre

Trung tâm Trọng tài

Quốc tế Việt Nam

10 WMS Warehouse Management

System Hệ thống quản lý kho

11 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế

giới

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ chi phí trong logistics .................................................................... 23

Biểu đồ 2.1 Số lượng thương vụ M&A ngành logistics trên thế giới giai đoạn ..... 333

Biểu đồ 2.2 Doanh thu tập đoàn FedEx từ năm 2008 đến năm 2018 ..................... 339

Biểu đồ 2.3 Doanh thu của Công ty Chuyển phát nhanh TNT giai đoạn 2009 – 2014

(đơn vị: triệu EUR) ................................................................................................... 40

Biểu đồ 2.4 Thị phần các hãng tàu trên thế giới tính đến tháng 01/2019 ................. 43

Biểu đồ 2.5: Thị phần của Maersk Line theo tải trọng tàu giai đoạn 2011 –

2018………………………………………………………………………………...46

Biểu đồ 2.6 Lợi nhuận chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu của ‘K’Line .......................... 52

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Chuỗi hoạt động Logistics ........................................................................ 19

Sơ đồ 1.2 Mối liên kết giữa Marketing 7P và dịch vụ vận tải, logistics ................... 25

Sơ đồ 1.3 Quản lý chuỗi trong kế hoạch phân phối .................................................. 26

Sơ đồ 2.1 Quá trình M&A giữa CMA CGM và NOL .............................................. 49

Sơ đồ 2.2 Ngưỡng doanh thu áp dụng Quy định của EU về sáp nhập ...................... 56

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng và giá trị các hoạt động M&A trong ngành logistics trên thế giới

giai đoạn 2013 - 2018 ................................................................................................ 30

Bảng 2.2 Một số thương vụ M&A hàng không và dịch vụ logistics năm 2017 ....... 34

Bảng 2.3 Thị phần của Maersk Line giai đoạn 2005 - 2010 ..................................... 44

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng như hiện nay, hoạt động

M&A ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. M&A không chỉ góp

phần mở rộng quy mô doanh nghiệp, mà còn giúp các doanh nghiệp tang sức cạnh

tranh, dễ dàng thâm nhập vào những thị trường mới. Bên cạnh đó, logistics đang là

một ngành kinh tế trên đà phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đa phần hoạt động với quy mô

vừa và nhỏ. M&A là chủ đề đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác

nhau, nhưng số lượng các đề tài nghiên cứu về M&A trong ngành logistics vẫn còn

hạn chế. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài tài “Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A)

trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các

doanh nghiệp logistics Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.

Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, tác

giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích thống kê, thu thập dữ liệu thứ

cấp, phân tích và tổng hợp dữ liệu. Ngoài ra, tác giả đã tiến hành nghiên cứu tình

huống và tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành

logistics.

Kết quả đạt được: thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về M&A,

M&A trong logistics, cũng như lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp. Thứ hai,

thông qua hân tích thực trạng về hoạt động M&A trên thế và những thương vụ tiêu

biểu, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp logistics tại thị trường

Việt Nam. Thứ ba, đưa ra dự báo xu hướng M&A ngành logistics tại Việt Nam trong

thời gian tới, các điều kiện đảm bảo vận dụng bài học kinh nghiệm về M&A trong

ngành logistics trên thị trường thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp áp dụng bài học

kinh nghiệm về hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam.

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay, mua lại và sáp nhập (M&A) ngày

càng trở nên phổ biến. Theo báo cáo của công ty kiểm toán KPMG, chỉ trong quý I

năm 2018 có tổng cộng 168 thương vụ M&A với tổng trị giá 78 tỉ USD, tăng lên 8

thương vụ so với năm 2017 (KPMG, 2018). M&A góp phần gia tăng thị phần, cơ cấu

tổ chức và giá trị của thương hiệu. Xu hướng M&A ngày càng phổ biến trong nhiều

lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bất động sản, … trong đó có lĩnh vực logistics.

Với quy mô dân số trẻ, sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh cổ phần hóa

các doanh nghiệp Nhà nước, Việt Nam đang trở thành một thị trường tiềm năng cho

các thương vụ M&A. Tại Việt Nam, số lượng và giá trị các thương vụ M&A thật sự

tăng mạnh khi bắt đầu gia nhập WTO năm 2007. Trước năm 2007, mỗi năm có không

quá 50 vụ M&A với giá trị giao dịch cao nhất khoảng 300 triệu USD. Nhưng đến

năm 2007, có tổng số 108 thương vụ với tổng giá trị lên đến 1,72 tỷ USD và con số

này tăng dần theo từng năm. (Lê Duy, 2014)

Trong giai đoạn 2007 – 2018, ngành logistics đóng một vai trò tương đối quan

trọng đối với năng lực cạnh tranh của đất nước. Theo thống kê của Hiệp hội Doanh

nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), những năm gần đây ngành logistics phát

triển với tốc độ đạt khoảng 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm (Nguyễn

Minh Huệ, 2017). Số lượng các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam cũng tăng đáng

kể nhưng hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ. Tính đến hết tháng 03/2018 có khoảng

296.469 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh ngành, nghề liên quan đến logistics, tuy

nhiên tới 90% số doanh nghiệp đăng kí có vốn dưới 10 tỷ đồng. (Tổng cục Hải quan,

2018). Điều này cho thấy nguồn lực hoạt động của các doanh nghiệp logistics Việt

còn chưa cao. Để gia tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, doanh

nghiệp logistics Việt cần phải lựa chọn tăng cường thêm nguồn lực về cơ sở hạ tầng,

con người, tài chính hoặc sáp nhập với các công ty khác để đẩy mạnh cơ cấu hoạt

động, quy mô doanh nghiệp và tránh bị thâu tóm bởi những tập đoàn nước ngoài. Báo

cáo Logistics cũng chỉ ra, các thương vụ M&A sẽ đóng vai trò quan trọng trong giai

đoạn đầu phát triển và hạn chế sự phân mảnh trên thị trường logistics.

2

Từ năm 2001, ở Việt Nam đã xuất hiện những cuộc mua lại và sáp nhập, nhưng

chủ yếu ở các doanh nghiệp Nhà nước, những thương vụ còn lại đa số phụ thuộc vào

vốn của các doanh nghiệp nước ngoài. Theo Tổng cục Hải quan năm 2018, trong thời

gian đầu thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thuê ngoài với doanh

nghiệp trong nước làm đại lý cho các hoạt động, vận chuyển nội địa, đây cũng là cơ

hội để doanh nghiệp Việt có thể học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, để không bị chiếm

lĩnh thị trường bởi các tập đoàn nước ngoài, quyết định mua lại và sáp nhập sẽ là một

bước đệm cho doanh nghiệp Việt mở rộng quy mô và tăng giá trị doanh nghiệp. Từ

những vấn đề cấp thiết xuất phát từ thực tiễn đó, người viết lựa chọn đề tài “Hoạt

động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và

bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam” cho luận văn thạc

sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

M&A hiện nay đã và đang trở thành chủ để của nhiều công trình nghiên cứu

trên thế giới và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hầu hết những công trình nghiên cứu

này xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần. Tuy nhiên, M&A

trong ngành logistics lại là một chủ đề khá mới với một số công trình tiêu biểu được

đưa ra dưới đây:

(1) Sách chuyên khảo “Logistics Integration in Horizontal Mergers and

Acqusitions” của tác giả Lotta Hakkinen năm 2014 đã mô tả tổ chức của doanh nghiệp

logistics sau khi mua lại và sáp nhập trong cùng ngành (M&A theo chiều ngang) dựa

trên tài liệu có sẵn và kết quả một cuộc khảo sát của các nhà sản xuất Thụy Điển và

Phần Lan vào giai đoạn 1995-2001. Từ đó tác giả đưa ra mối liên hệ mật thiết giữa

các doanh nghiệp trong ngành logistics với hoạt động M&A. Tuy nhiên, công trình

này chưa chỉ ra được xu hướng M&A cũng như kinh nghiệm cho doanh nghiệp khi

đứng trước quyết định thực hiện mua lại và sáp nhập.

(2) Công trình nghiên cứu “Mergers and Acquisition in shipping” của

nhóm tác giả George Alexandrou, Dimitrios Gounopoulos và Hardy M. Thomas năm

2014 đã dựa trên những tài liệu chung về M&A để xây dựng những giả thuyết liên

quan đến lợi ích của các cổ đông bên mua lại. Bài nghiên cứu đưa ra các lý thuyết về

3

giá trị gia tăng, giá trị tập trung, cú sốc công nghệ làm thúc đẩy M&A. Bên cạnh đó,

nhóm tác giả cũng đưa ra những yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến lợi nhuận của

các cổ đông trong doanh nghiệp vận tải sau khi mua lại và sáp nhập. Công trình này

chủ yếu tập trung đến những vấn đề về tài chính và lợi ích của bên mua lại, chưa đi

vào phân tích những tác động khác của cả bên mua lại và bị mua lại.

(3) Panayides, P.M và Gong năm 2016 đã tìm hiểu về những lợi nhuận bất

thường sinh ra sau khi mua lại và sáp nhập trong nghiên cứu “The stock market

reaction to mergers and acquisition announcements in liner shipping”, từ đó thiết lập

mối quan hệ và chỉ ra sự ảnh hưởng từ doanh nghiệp M&A đến giá cổ phiếu phát

hành. Nghiên cứu này chỉ đưa ra kết quả đối với những doanh nghiệp đã hoàn thành

mua lại và sáp nhập, chưa đi vào nghiên cứu những yếu tố tác động trước khi bắt đầu

thực hiện M&A.

(4) Công trình nghiên cứu “Determinants of M&A success in global

logistics” của Darkow, I., Kaup, C. và Schiereck, D. năm 2008 đã tiến hành phân tích

những yếu tố tạo nên sự thành công trong một thương vụ M&A bằng việc đưa ra dẫn

chứng từ 200 doanh nghiệp đã mua lại và sáp nhập. Nhóm tác giả đã kết luận, M&A

không chỉ đem lại ảnh hưởng tích cực trong việc tăng doanh số và lợi nhuận cho

không chỉ công ty mua lại mà cho cả công ty bị mua lại. Tuy nhiên, công trình này

chưa đi vào phân tích những mặt đối lập, những thương vụ mua lại và sáp nhập không

thành công để rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp.

(5) Công trình nghiên cứu “Strutural factors underlying mergers and

acquisitions in liner shipping” của tác giả Fusillo, M. năm 2009 đã nghiên cứu về các

yếu tố cơ bản của hoạt động M&A trong các hãng vận chuyển. Tác giả khẳng định

rằng, doanh nghiệp sẽ tăng năng lực thị trường thông qua M&A sau khi rời khỏi các

hiệp hội về vận chuyển. Nói cách khác, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực mở rộng quy mô

và phạm vi kinh doanh, giảm chi phí nhờ M&A. Tuy nhiên, nghiên cứu giới hạn trong

các hãng vận chuyển, chưa khái quát các yếu tố của M&A trong ngành logistics nói

chung.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

M&A là chủ đề đã và đang được chọn khá nhiều cho các công trình nghiên cứu

tại Việt Nam, tuy nhiên M&A trong ngành logistics nói riêng vẫn chưa được tập trung

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!