Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh quảng bình
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1644

Luận văn thạc sĩ hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh quảng bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

............./.................. ........../...........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ SÁU

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017

e

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

............./................. ........./...........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ SÁU

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. LÊ THỊ HƢƠNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017

e

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và

chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các thông tin

trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 5 năm 2017

Học viên

Trần Thị Sáu

e

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn luôn nhận được sự động

viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Hương,

người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành

luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia,

các Khoa, Phòng cũng như các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, các thầy,

cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy, các anh, chị em đồng nghiệp đang công

tác tại Văn phòng HĐND tỉnh Quảng Bình và gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, trong việc thu thập số liệu, thông

tin cần thiết tại cơ quan Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình.

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Quản lý

công HC20T4 đã cùng tôi chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình

học tập và nghiên cứu đề tài.

Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc

tiếp thu, trao đổi những kiến thức đóng góp của quý thầy, cô giáo và bạn bè, đã

tham khảo thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, song khó tránh khỏi

thiếu sót, rất mong nhận được thông tin góp ý của quý thầy, cô và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn./.

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 5năm 2017

Học viên

Trần Thị Sáu

e

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1

Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI

ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH................................................................................8

1.1. Quan niệm về giám sát và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

tỉnh.............................................................................................................. 8

1.1.1. Nhận thức chung về giám sát....................................................................8

1.1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh .................................. 12

1.2. Nội dung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.................. 23

1.2.1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban

nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh............................... 23

1.2.2. Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng cơ

quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh......................................................... 25

1.2.3. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh, nghị

quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu trái với

Hiến pháp, pháp luật......................................................................................... 26

1.2.4. Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết .................................... 27

1.2.5. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân

bầu..................................................................................................................... 28

1.3. Các yêu cầu và các yếu tố bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng

nhân dân tỉnh............................................................................................. 30

1.3.1. Các yêu cầu đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh. 30

1.3.2. Các yếu tố bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.. 35

e

Chƣơng 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG

NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2011 - 2016........................42

2.1. Khái quát về tổ chức bộ máy Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình ............ 42

2.1.1. Về đại biểu và cơ cấu đại biểu ............................................................... 42

2.1.2. Tổ chức của HĐND tỉnh Quảng Bình................................................... 44

2.2. Kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình 45

2.2.1. Về hoạt động giám sát tại kỳ họp........................................................... 45

2.2. 2. Về hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp ................................................ 53

2.2.3. Hoạt động giám sát chuyên đề ............................................................... 64

2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh

Quảng Bình............................................................................................... 67

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân ....................................................................... 67

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 69

Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH.........77

3.1. Quan điểm bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh

Quảng Bình............................................................................................... 77

3.1.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về bảo đảm hoạt động của các

cơ quan dân cử nói chung và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh

nói riêng ............................................................................................................ 77

3.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động giám sát của Hội đồng

nhân dân tỉnh..................................................................................................... 81

3.1.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh phải đặt trong mối quan

hệ chặt chẽ với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ

quốc, các cơ quan Nhà nước khác và của toàn xã hội..................................... 82

3.1.4. Đảm bảo chất lượng, hiệu lực của các kết luận, kiến nghị sau giám sát

của Hội đồng nhân dân tỉnh.............................................................................. 82

e

3.2. Các giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh

Quảng Bình............................................................................................... 83

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của

Hội đồng nhân dân tỉnh .................................................................................... 83

3.2.2. Nâng cao năng lực của các chủ thể thực hiện chức năng giám sát của

Hội đồng nhân dân tỉnh .................................................................................... 87

3.2.3. Nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức giám sát của Hội đồng

nhân dân tỉnh..................................................................................................... 97

3.2.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp trong hoạt động giám sát của Hội

đồng nhân dân tỉnh.......................................................................................... 103

3.2.5. Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt

động giám sát.................................................................................................. 105

KẾT LUẬN...................................................................................................109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

e

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Đại biểu Quốc hội: ĐBQH

Hội đồng nhân dân: HĐND

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: MTTQVN

Thường trực Hội đồng nhân dân: TTHĐND

Văn bản quy phạm pháp luật: VBQPPL

Ủy ban nhân dân: UBND

e

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1. Bảng đại diện nghề nghiệp, vị trí công tác 42

Bảng 2.2. Bảng đại diện theo cấp hành chính 42

Bảng 2.3. Bảng trình độ chuyên môn và lý luận chính trị 42

Bảng 2.4. Tuổi trung bình của các độ tuổi 42

Bảng 2.5. Các tổ đại biểu và số đơn vị bầu cử 44

e

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam

xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay,

vấn đề tiếp tục cải cách, kiện toàn tổ chức của bộ máy nhà nước nói chung và

hệ thống chính quyền địa phương nói riêng trong đó có HĐND các cấp là yêu

cầu khách quan và tất yếu.

Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và hoạt động giám

sát là hai chức năng chủ yếu và cơ bản nhất của HĐND cấp tỉnh. Trong hai

chức năng đó, giám sát có một vị trí, vai trò rất quan trọng bảo đảm HĐND

thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thực hiện

đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện tốt chức

năng giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt

động của HĐND.

Thực trạng kinh tế- xã hội và nâng cao năng lực quản lý của chính

quyền địa phương ở tỉnh Quảng Bình là những thách thức trong quá trình phát

triển của tỉnh. Vấn đề đang đặt ra đối với chính quyền địa phương là phải tạo

bước đột phá, giữ vững tốc độ tăng trưởng trên mọi mặt, hoàn thành kế hoạch

kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn cụ thể, tạo đà cho sự phát triển cao hơn

trong những năm tiếp theo. Để tạo bước đột phá đó thì nhiệm vụ giám sát của

HĐND tỉnh Quảng Bình phải là công việc nặng nề, phức tạp. Giám sát để

thúc đẩy, đưa pháp luật vào cuộc sống và góp phần vừa đảm bảo trật tự kỷ

cương, đồng thời qua đó tạo sự năng động để tỉnh tiếp tục phát triển. Đặc biệt

là từ khi có Luật Tổ chức HĐND và UBND sửa đổi năm 2003 và mới đây

nhất là Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015) thì công tác giám sát

được tiến hành thuận lợi hơn, song hiện nay trên địa bàn tỉnh đang diễn ra

nhiều vấn đề phức tạp cần được giải quyết đặc biệt là trên các lĩnh vực kinh

e

2

tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách

người có công, giáo dục - đào tạo, y tế, cộng đồng…Trước tình trạng như vậy,

đòi hỏi phải tăng cường quản lý của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò

giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước là Quốc hội và HĐND các cấp

trong phạm vi được phân cấp.

Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội 05 năm, giai đoạn 2011 - 2016 của tỉnh Quảng Bình, cùng với nhiều

nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để tỉnh Quảng Bình phát triển, bên cạnh đó tình trạng

sử dụng các nguồn vốn phân tán, đầu tư dàn trải, nợ xây dựng cơ bản lớn, gây

lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp, các chính sách xã hội đầu tư chưa đồng

đều, tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao, y tế chưa đáp ứng được nhu cầu khám

chữa bệnh cho người dân, một số vấn đề giao thông, tội phạm vẫn còn diễn

biến phức tạp.... Một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập này là

hoạt động quản lý của Nhà nước nói chung và giám sát của HĐND nói riêng

chưa thật sự hiệu quả.

Quá trình giám sát, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế ở nhiều mức độ khác

nhau trên các lĩnh vực khác nhau của HĐND các cấp. Những tồn tại, hạn chế

đó có cả nguyên nhân khách quan từ thể chế và chủ quan từ chính bản thân

năng lực của Hội đồng nhân dân và bộ máy giúp việc vẫn còn có những

khoảng cách nhất định so với yêu cầu. Trong khi đó, các cơ quan, tổ chức,

đơn vị và nhân dân nói chung ở địa phương cũng chưa ý thức đầy đủ về

quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với hoạt động giám sát của

HDND. Nội dung một số cuộc giám sát chưa tập trung, chọn đối tượng giám

sát chưa phù hợp; hình thức giám sát chủ yếu chỉ nghe báo cáo bằng văn bản,

thiếu khảo sát, kiểm tra thực tế; thời gian giám sát quá ít nên khó phát hiện

được vấn đề; chưa thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng

xem xét, giải quyết các kết luận sau giám sát; việc mời chuyên gia trên các

e

3

lĩnh vực được giám sát để tham gia các buổi làm việc còn rất hạn chế; một số

đối tượng được giám sát còn có biểu hiện cho rằng giám sát là tìm khuyết

điểm, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan liên

quan; chưa có quy định cụ thể các chế tài cần thiết đối với hành vi không thực

hiện các kết luận, kiến nghị qua giám sát.... Tất cả những điều này đã hạn chế

đáng kể đến hiệu lực và hiệu quả của quá trình giám sát của HĐND cấp tỉnh ở

các địa phương nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng trong những năm qua.

Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng

Bình” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Quản lý công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Giám sát và vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của các cơ

quan dân cử ở nước ta được đề cập nhiều trên các sách báo, tạp chí, các diễn

đàn khoa học. Nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND nói chung và

HĐND cấp tỉnh nói riêng đã được nhiều đề tài tiếp cận. Có thể kể ra một số

công trình nghiên cứu sau đây:

- Bàn về tính chất của HĐND trong điều kiện cải cách bộ máy nhà

nước hiện nay, PGS,TS Bùi Xuân Đức, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,

12/2003

- Tổ chức và hoạt động của các ban của HĐND, Trương Đắc Linh, Tạp

chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003.

- Về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-

2009, Đinh Ngọc Quang, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2/2005.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND thành phố Hà

Nội, Bùi Huyền Mai, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và pháp luật,

2004.

- Năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương

đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai, Luận văn thạc sĩ Luật học,

e

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!