Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn việt nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRƢƠNG QUỐC VIỆT
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN XÃ
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, 2019
e
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRƢƠNG QUỐC VIỆT
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN XÃ
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9.34.04.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Khắc Ánh
2. PGS.TS. Văn Tất Thu
HÀ NỘI, 2019
e
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Công trình được
thực hiện dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy giáo hướng dẫn, cùng sự hỗ trợ của
gia đình và đồng nghiệp. Các thông tin, tài liệu trích dẫn, thông tin điều tra, phỏng vấn
sâu, thảo luận nhóm trong luận án là khách quan và trung thực theo quy định. Kết quả
nghiên cứu chưa được công bố ở một tài liệu nào khác.
Tác giả luận án
Trƣơng Quốc Việt
e
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, ngoài cố gắng, nỗ lực của bản thân; sự động viên,
chia sẻ của gia đình, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của cơ quan
công tác; các thầy giáo, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia; người thân và đồng
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia,
lãnh đạo và viên chức Khoa Sau đại học; Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân
sự, cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy và tạo cơ hội cho tôi được học tập từ bậc đại
học, thạc sĩ và nghiên cứu sinh trong ngôi trường là Trung tâm Quốc gia thực hiện
chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo,
quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa
học hành chính. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy cô giáo đã giúp tôi trưởng
thành từ ngôi trường Học viện thân yêu.
Tôi trân trọng cảm ơn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Ban Giám hiệu cùng các
thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, viên chức, học viên và sinh viên Nhà trường đã luôn
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được đi học và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn đồng nghiệp đã, đang công tác tại Vụ Chính quyền địa phương
– Bộ Nội vụ, Thư viện Văn phòng Quốc hội, Tổng cục Thống kê; Sở Nội vụ các tỉnh
Phú Thọ, Cao Bằng, Thái Bình, Thái Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang, Bình
Phước, Kiên Giang, Ninh Bình, Kon Tum, Lào Cai, Quảng Nam, Đắc Lắk…đã cung
cấp số liệu giúp tôi hoàn thành khảo sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu.
Tôi xin cảm ơn TS. Lê Anh Xuân – giáo viên chủ nhiệm lớp đã luôn động viên,
hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Học viện.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS. Đặng Khắc Ánh và
PGS.TS. Văn Tất Thu - những người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn, định
hướng nghiên cứu và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn động viên, chia sẻ và đồng hành
cùng tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận án./.
Tác giả luận án
Trƣơng Quốc Việt
e
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC Cán bộ, công chức
CCHC Cải cách hành chính
CQĐP Chính quyền địa phương
CQĐT Chính quyền đô thị
CQNT Chính quyền nông thôn
CQX Chính quyền xã
ĐP Địa phương
ĐT Đô thị
HCNN Hành chính nhà nước
HĐND Hội đồng nhân dân
KTXH Kinh tế - xã hội
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
QH Quốc hội
UBHC Ủy ban hành chính
UBND Ủy ban nhân dân
UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
e
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực đô thị …………………… 24
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát những hình thức hoạt động của UBND xã ……………. 84
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tầm quan trọng các chức năng của HĐND xã ………….. 85
Biểu đồ 3.3. Kết quả khảo sát tầm quan trọng các chức năng của UBND xã ………….. 87
Biểu đồ 3.4. Ý kiến về việc không thành lập tổ đại biểu HĐND xã ………………….. 89
Biểu đồ 3.5. Ý kiến về hoạt động các Ban của HĐND xã ……………………………. 90
Biểu đồ 3.6. Nhận xét về số lượng CBCC xã …………………………………………. 92
Bảng 3.7. Quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức CQX ở nông thôn Việt Nam từ 1945
tới nay …………………………………………………………………………………. 105
Bảng 1. Sự phát triển của kết cấu hạ tầng nông thôn Việt Nam từ năm 2006-2016…... 182
Bảng 2. Số lượng xã, thôn, hộ dân, nhân khẩu chia theo khu vực …............................. 183
Bảng 3. Thống kê diện tích và dân số của các xã ........................................................... 185
Bảng 4. Số lượng đại biểu HĐND xã theo Luật bầu cử HĐND năm 2003 và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015 ……………………………………………… 186
Bảng 5: Số lượng và chất lượng cán bộ, công chức cấp xã …………………............... 187
Bảng 6. Số lượng và trình độ cán bộ chủ chốt ở xã tính đến 7/2016………………….. 188
Bảng 7. Điều kiện cơ sở vật chất của chính quyền xã ………………………………… 189
Bảng 8. Kết quả khảo sát tầm quan trọng các chức năng của HĐND xã……………....... 190
Bảng 9. Kết quả khảo sát các hình thức hoạt động của HĐND xã ……………..……....... 190
Bảng 10. Kết quả khảo sát tầm quan trọng các chức năng của UBND xã………………. 190
Bảng 11. Kết quả khảo sát các hình thức hoạt động của UBND xã………………………... 191
Bảng 12. Kết quả khảo sát đánh giá các quy định hiện hành về tổ chức chính quyền xã ... 191
e
v
Bảng 13. Kết quả khảo sát cần làm gì để nâng cao hiệu quả của chính quyền xã ……. 192
Bảng 14. Kết quả khảo sát đánh giá hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
ở xã hiện nay …………………………………………………………………………... 192
Bảng 15: So sánh nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã, chính quyền phường,
chính quyền thị trấn …………………………………………………………………… 193
Hộp 1. Thảo luận nhóm tại Quỳ Châu (Nghệ An), Yên Thế (Bắc Giang), Hoàng Hóa
(Thanh Hóa) …………………………………………………………………………… 196
Hộp 2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại một số huyện, xã………............... 197
Hộp 3. Một số mô hình sáp nhập thôn và kiêm nhiệm các chức danh hoạt động không
chuyên trách ở thôn ……………………………………………………………………. 198
e
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………….. i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ ..………………………………............. iv
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………… 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……..………………………………………………... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………. 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………………….. 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu………………………………. 5
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học …………………………………... 7
6. Những đóng góp mới của luận án …………………………………………….. 7
7. Ý nghĩa của luận án …………………………………………………………… 8
8. Kết cấu của luận án …………………………………………………………… 9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ………………….. 10
1.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức chính quyền nhà nước........... 10
1.2. Các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ….. 13
1.3. Các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn……. 17
1.4. Đánh giá công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ………………. 21
Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................... 23
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC
CHÍNH QUYỀN XÃ Ở NÔNG THÔN .............................................................. 24
2.1. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn ............................................ 24
2.1.1. Những khái niệm cơ bản ………………………………………………….. 24
2.1.1.1. Khái niệm nông thôn ……………………………………………………. 24
2.1.1.2. Khái niệm tổ chức ……………………………………………................. 25
2.1.1.3. Khái niệm địa phương …………………………………………………... 26
2.1.1.4. Khái niệm chính quyền địa phương …………………………………….. 27
2.1.1.5. Khái niệm chính quyền xã ……………………………………………… 30
2.1.1.6. Khái niệm mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn ………………. 31
2.1.2. Các yếu tố cấu thành mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn …...... 32
2.1.2.1. Vị trí, tính chất của chính quyền xã ……………………………………. 32
e
vii
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã ………………….. 34
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của chính quyền xã ……………………………………... 37
2.1.2.4. Mối quan hệ giữa chính quyền xã với các cơ quan, tổ chức liên quan …. 38
2.1.2.5. Các điều kiện bảo đảm hoạt động của chính quyền xã …………………. 40
2.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn ………………. 41
2.2.1. Khái niệm, nội dung và nguyên tắc hoàn thiện mô hình tổ chức chính
quyền xã ở nông thôn ……................................................................................. 41
2.2.1.1. Khái niệm hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn........ 41
2.2.1.2. Nội dung hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn ......... 41
2.2.1.3. Nguyên tắc hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn....... 42
2.2.2. Sự cần thiết hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam 43
2.2.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam ………………………………………….. 43
2.2.2.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã đáp ứng nhu cầu đổi mới hệ
thống chính trị và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ……………………… 45
2.2.2.3. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về chính quyền cơ sở …………………….. 46
2.2.2.4. Nhu cầu cải cách hành chính nhằm xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp,
hiện đại, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội ………… 47
2.2.2.5. Xu hướng phi tập trung và tự quản địa phương ………………………… 48
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở
nông thôn Việt Nam ……………………………………………………………….. 49
2.2.3.1. Yếu tố chính trị - pháp lý….…………………………………………….. 49
2.2.3.2. Yếu tố kinh tế và sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ……………….. 50
2.2.3.3. Yếu tố lịch sử ………………………………………………………….... 52
2.2.3.4. Yếu tố văn hóa xã hội …………………………………………………... 54
2.2.3.5. Yếu tố địa lý, lãnh thổ………………………………………………….... 56
2.2.3.6. Yếu tố nguồn nhân lực ………………………………………………….. 56
2.2.3.7. Những yếu tố khác …………………………………………………….... 57
2.3. Mô hình tổ chức chính quyền cơ sở tại một số quốc gia trên thế giới và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ………………………………………... 58
2.3.1. Mô hình tổ chức chính quyền cơ sở tại một số quốc gia trên thế giới ……….. 58
2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam qua nghiên cứu mô hình tổ chức
e
viii
chính quyền cơ sở tại một số quốc gia trên thế giới ………………….................. 65
Kết luận Chƣơng 2 ……………………………………………………………... 67
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN XÃ
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM………………………………………………….. 68
3.1. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1945 – 2013…... 68
3.1.1. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1945 – 1960 ……. 68
3.1.2. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1960 – 1980 ……. 70
3.1.3. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1980 – 1992 …… 72
3.1.4. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1992 – 2013……. 75
3.2. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn từ 2013 tới nay . 78
3.2.1. Vị trí, tính chất của chính quyền xã ………………………..……………... 78
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã ……………………. 84
3.2.3. Cơ cấu tổ chức chính quyền xã …………………………………………… 87
3.2.4. Mối quan hệ giữa chính quyền xã với các cơ quan, tổ chức liên quan …… 93
3.2.5. Các điều kiện bảo đảm hoạt động của chính quyền xã …………………… 102
3.3. Đánh giá mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam ……... 105
3.3.1. Những kết quả đạt được.…………………………………………………... 105
3.3.2. Những hạn chế, bất cập.……………………………………...……………. 109
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ………………………………… 114
3.3.4. Những thách thức đối với chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay 115
Kết luận Chƣơng 3:……………………………………………………………... 116
CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ
CHỨC CHÍNH QUYỀN XÃ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY …... 117
4.1. Quan điểm hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn
Việt Nam hiện nay ……………………………………………………………… 117
4.1.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã phải đồng bộ với quá trình
xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ……………………………………… 117
4.1.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã hướng đến xây dựng mô hình
chính quyền tự quản địa phương ………………………………………………… 118
4.1.3. Tổ chức chính quyền xã đa dạng phù hợp với đặc thù từng địa phương ........... 119
4.1.4. Vận dụng lý thuyết khoa học tổ chức và khoa học quản trị để hoàn thiện
e
ix
mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục
vụ nhân dân và xã hội ….……………………………………………………….. 120
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông
thôn Việt Nam hiện nay …………….................................................................. 121
4.2.1. Xác định đúng vị trí, tính chất của chính quyền xã trong hệ thống chính
quyền nhà nước ………………………………………………………………….. 121
4.2.2. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã………... 123
4.2.3. Xây dựng bộ máy chính quyền xã phù hợp đặc thù địa phương…….…….. 125
4.2.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã chuyên
nghiệp, trách nhiệm và tận tâm ………………………………………………….. 133
4.2.5. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã gắn với tiếp tục đổi mới hệ
thống chính trị ở cơ sở …………………………………………………………... 136
4.2.6. Thực hiện sáp nhập các xã, các thôn không đủ tiêu chuẩn theo quy định
thành các xã, các thôn có quy mô, diện tích phù hợp ..………………………….. 138
4.2.7. Bảo đảm các điều kiện hoạt động của chính quyền xã.............………........ 141
4.2.8. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế về chính quyền địa phương, luật Tổ
chức chính quyền địa phương …………...……………………………………..... 143
Kết luận Chƣơng 4 .…………………………………………………………….. 147
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ ………………………………………………............................. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………............ 151
PHỤ LỤC .………………………………………………………………………. 160
e
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, chính quyền nông thôn bao gồm chính quyền tỉnh, chính quyền
huyện và chính quyền xã. Chính quyền xã có vị trí đặc biệt quan trọng trong thiết chế
tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Chính quyền xã là cấp chính quyền gần dân,
sâu dân, sát dân và hiểu dân nhất. Chính quyền xã là cơ sở của chính quyền nhân dân.
Mọi biểu hiện cho tính ưu việt của chế độ được phản ánh qua hình ảnh của chính
quyền xã. Vì vậy, chính quyền xã luôn là một trong những nội dung của quá trình đổi
mới, hoàn thiện chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu chính
quyền xã sẽ có ý nghĩa quan trọng để tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học
hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương theo quan điểm của Đảng được đề ra trong
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020: “Tổng kết, đánh giá mô hình
tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ
chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền, sát thực
tế, hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn
phù hợp” [119].
Hiến pháp 2013 được ban hành là cơ sở Hiến định để đổi mới mô hình chính
quyền địa phương trong đó có chính quyền xã. Thực tiễn thi hành Hiến pháp năm 2013,
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản liên quan có nhiều quy
định mới về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền
xã. Tuy nhiên, mô hình chính quyền xã vẫn còn dập khuôn, cứng nhắc, bộ máy còn cồng
kềnh, chưa tinh gọn. Chính vì vậy, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả đã đề ra nhiệm vụ: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện Luật Tổ chức chính quyền địa
phương, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã” đồng thời “Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế xây dựng chính
quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị,
nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt; chủ động thí điểm ở những nơi
có đủ điều kiện”. Đối với chính quyền xã, Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ: “Sửa đổi,
bổ sung các văn bản pháp luật liên quan nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của chính quyền cấp xã…Quy định và thực hiện nghiêm, thống nhất việc khoán chi phụ
e
2
cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố”, “Từng bước
sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn
theo quy định của pháp luật…Khẩn trương, cương quyết sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ
dân phố không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước”; song song với đó cần
phải “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân
phố dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc và bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự
quản lý của chính quyền” [101].
Để hoàn thiện mô hình chính quyền địa phương các cấp, phân biệt chính quyền
đô thị với chính quyền nông thôn, chúng ta đã thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân
dân (HĐND) huyện, quận, phường từ năm 2009. Kết quả thí điểm là bài học kinh
nghiệm quý giá trong việc hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông
thôn ở các đơn vị hành chính. Tuy nhiên, chưa thí điểm đổi mới mô hình tổ chức chính
quyền cấp cơ sở ở nông thôn. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào chính
quyền đô thị và về cơ cấu tổ chức gắn với hoạt động của các cơ quan cấu thành nên
chính quyền địa phương cấp xã, chưa gắn liền với các yếu tố cấu thành mô hình tổ
chức chính quyền. Từ thực tiễn vận động và phát triển của đời sống kinh tế xã hội ở
nông thôn đang đặt ra yêu cầu cần phải có những giải pháp để tổ chức hợp lý chính
quyền địa phương cấp cơ sở ở nông thôn. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình chính quyền
xã ở nông thôn là cần thiết để cung cấp thêm những luận cứ, luận chứng khoa học thực
hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, cũng như đáp ứng nhu cầu sửa đổi, bổ sung Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015.
Về mặt thực tiễn, trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội (KTXH), có những xã
phát triển theo hướng công nghiệp và dịch vụ, thoát ly dần với kinh tế thuần nông. Khi
đó, địa phương sẽ phát triển nền kinh tế phi nông nghiệp, tất yếu làm cho xã hội nông
thôn dần trở thành xã hội phi nông thôn, người dân chuyển từ tầng lớp nông dân thành
thị dân. Nông nghiệp, nông thôn cũng đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng. Sự phát triển kinh tế thị trường làm thay đổi nhận thức và hành vi của
cộng đồng dân cư trong xã, đang đặt ra cho chính quyền xã nhiều vấn đề xã hội cần
phải giải quyết. Những vấn đề nóng đó là: vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn, vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự ở
e
3
nông thôn, nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển nông thôn…Tính dân chủ
được đề cao, các nhu cầu của người dân đối với chính quyền xã cũng thay đổi theo
hướng đòi hỏi cao hơn về các dịch vụ công cơ bản và thiết yếu. Tiếng nói của người
dân và sự đòi hỏi của cộng đồng cư dân nông thôn trong việc tham gia vào các quyết
sách của chính quyền ngày càng tăng. Tính tự quản của cộng đồng làng xã tiếp tục
được củng cố và duy trì trong điều kiện trình độ dân trí ngày càng cao và cơ hội được
tiếp cận thông tin đa chiều. Sự thay đổi này kéo theo những biến đổi trong cách thức tổ
chức chính quyền xã cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.
Mỗi đơn vị hành chính xã lại có những sự khác biệt về diện tích, dân số, văn
hóa, xã hội, trình độ phát triển kinh tế,…làm cho khối lượng và tính chất công việc
điều hành của chính quyền ở mỗi xã là khác nhau. Trong khi thể chế hiện hành vẫn
khuôn định mô hình tổ chức chính quyền xã là tương đối giống nhau, không có sự
khác biệt dựa trên đặc thù của từng địa phương. Nhu cầu tổ chức hợp lý chính quyền
xã cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng tác động tới tổ
chức và hoạt động của chính quyền xã. Kết quả thực hiện Chương trình đã tạo nên
diện mạo mới cho khu vực nông thôn ở Việt Nam. Hình thành nhiều điểm dân cư nông
thôn tập trung, cơ sở hạ tầng được đầu tư, hành vi kinh tế, hành vi tiêu dùng của nông
dân thay đổi; mức sống và nhu cầu hưởng thụ của người dân nông thôn ngày càng cao.
Khối lượng công việc gia tăng, nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng, đặt ra yêu
cầu bức thiết phải tổ chức hợp lý mô hình chính quyền xã để “cởi trói” và “thúc đẩy”
sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Mặt khác, xu hướng phi tập trung, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thiết lập
các hình thức tự quản địa phương là một tất yếu mà hầu hết các quốc gia phát triển
đang thực hiện. Với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
Việt Nam cũng cần phải nghiên cứu và tiếp nhận những giá trị hợp lý của quy luật phát
triển để vươn tới sự thịnh vượng.
Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận cũng như thực tiễn về mô hình tổ chức
chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay là hết sức cấp thiết. Xuất phát từ
những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hoàn thiện mô hình tổ chức chính
quyền xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ quản lý công của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
e
4
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra giải pháp nhằm đề xuất
mô hình chính quyền xã mới hoàn thiện hơn so với chính quyền xã ở Việt Nam hiện
nay, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước trong bối cảnh đổi mới hệ thống
chính trị và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam theo hướng thiết lập chính quyền tự
quản và phù hợp đặc thù địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung và làm sáng tỏ những nội dung sau:
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về hoàn thiện mô hình tổ chức chính
quyền xã ở các phương diện: vị trí, tính chất, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức, các mối quan hệ của chính quyền xã ở nông thôn;
- Phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng; sự cần thiết phải hoàn thiện mô
hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam;
- Nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền cơ sở tại một số quốc gia trên thế
giới để rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam;
- Phân tích thực trạng mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam từ
năm 1945 tới nay, trọng tâm là từ năm 2013 (từ khi có Hiến pháp năm 2013);
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp để thiết lập mô hình tổ chức chính quyền
xã mới hoàn thiện hơn tổ chức chính quyền xã ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu
cầu cải cách hành chính nhà nước trong bối cảnh đổi mới hệ thống chính trị và xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã. Mà
cụ thể là nghiên cứu hoàn thiện các yếu tố cấu thành mô hình tổ chức chính quyền xã: vị
trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chính quyền xã, các
điều kiện bảo đảm, mối quan hệ giữa chính quyền xã với các cơ quan, tổ chức liên quan.
Phạm vi về thời gian: từ năm 1945 tới nay, trọng tâm là từ năm 2013.
Phạm vi về không gian: nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông
thôn Việt Nam.
e