Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ  hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh ngân
MIỄN PHÍ
Số trang
64
Kích thước
442.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1797

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh ngân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trong quá trình Công Nghiệp hóa – Hiện đại hóa, có nhiều dự

án đầu tư thuộc mọi thành phần,mọi ngành nghệ của mọi lĩnh vực. Để thực hiện

được các dự án,việc đản bảo nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trong. Thông thường

các phương án, dự án cần lượng vốn đầu tư nhiều hơn rất nhiều so với vốn mà chủ

đầu tư có. Vì vậy chủ đầu tư cần tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài.Có nhiều

cách để huy động vốn nhưng chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng chủ yếu là từ các

ngân hàng thương mại

Bên cạch đó,hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại luôn luôn ẩn chứa

nhiều nguy hiểm và rủi ro,chính vì vậy để đảm bảo ngân hàng có thể thu lại cả gốc

lẫn lãi thì công tác thẩm định cho vay có tính quyết định trực tiếp tới chất lượng cho

vay của ngân hàng,tới tỷ lệ các loại nợ xấu,quá hạn và ảnh hưởng vào thu nhập của

ngân hàng thương mại và tới khả năng hoạt động của chính ngân hàng đó

Trong quá trình thực tập tại chi nhánh NHCT HOàng Mai em nhận thấy nhu

cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp là rất lơn và vấn đề thẩm định cho vay

được quan tâm đặc biệt. Vậy nên em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm

định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng công thương

Hoàng Mai”.

Em xin chân thành cám ơn cô giáo- PGS TS. Nguyễn Bạch Nguyệt cùng các

cán bộ tại chi nhánh NHCT Hoàng Mai đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn

thành đề tài này

SV: Trần Đức Anh Lớp: Đầu tư 50B

1

Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ

ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT HOANG MAI

1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Hoang Mai;

1.1.1. Quá trình hình thành phát triển:

Ngân hàng Công thương Hoàng Mai là chi nhánh ngân hàng thương mại trực

thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng thành lập theo quyết định số

269 HĐQT - NHCT1 ngày 6 tháng 11 năm 2006.

Đứng trong hệ thống của Ngân hàng Công thương Việt Nam.Ngân hàng

Công Thương Hoàng Mai có quan hệ đại lý với hơn 700 ngân hàng trên toàn thế

giới. Và là hệ thống ngân hàng hiện đại, thành viên của hệ thống tài chính viễn

thông liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Vì vậy, Ngân hàng Công thương Hoàng

Mai thừa hưởng rất nhiều lợi thế từ Ngân hàng Công thương Việt Nam, được đầu tư

trang thiết bị hiện đại, sử dụng các phần mềm tin học tiên tiến xuyên suốt hệ thống,

đội ngũ cán bộ có trình độ cao, hướng dẫn những cán bộ mới đã giúp cho trình độ

nghiệp vụ các cán bộ này ngày càng phát triển. Tuy nhiên NHCT Hoàng Mai gặp

không ít khó khăn. Tại thời điểm này, trụ sở làm việc phải đi thuê nên khá chật chội,

do mới thành lập được bẩy năm nên hoạt động kinh doanh gặp không ít khó khăn.

Từ những lợi thế có sẵn, và biết cách khắc phục khó khăn NHCT Hoàng Mai

không ngừng phát triển về nhiều mặt như tổ chức cán bộ, dịch vụ, chiến lược khách

hàng, không ngừng nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên, ứng dụng

công nghệ mới vào ngân hàng.

Cùng với thời gian, NHCT Hoàng Mai đã dần dần tự chủ trong kinh doanh, đứng

vững trong cạnh tranh và ngày càng ổn định và phát triển. Mạng lưới, cơ cấu tổ chức của

chi nhánh cải tiến cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, phát huy và khai thác triệt để

các lợi thế của mình ở mọi hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.

1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Hoang Mai

trong 2 năm 2010_2011

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:

Là một chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam, NHCT Hoàng Mai đã tạo

được uy tín trong nhân dân, tạo được quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp. Hoạt

SV: Trần Đức Anh Lớp: Đầu tư 50B

2

Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

động huy động vốn được ngân hàng chú trọng và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên

của quá trình kinh doanh,nó quyết định sự tồn tại của khách hàng.

Bảng1.1 tình hình huy động vốn

Đơn vị : Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu 2010 2011

Tổng nguồn huy động (VNĐ) 1,545,600 1,793,820

I. Nguồn nội tệ huy động 1,155,667 1,439,056

1 Tiền gửi doanh nghiệp 335,843 490,828

2 Tiền gửi tiết kiệm 378,996 487,612

3 Phát hành các công cụ nợ 20,648 25,094

4 Tiền gửi các định chế tài chính 263,223 301,192

5 Tiền vay các tổ chức khác 156,957 134,330

II. Nguồn ngoại tệ huy động 389,933 354,764

1 Tiền gửi doanh nghiệp 110,667 97,609

2 Tiền gửi tiết kiệm 86,385 80,226

3 Phát hành các công cụ nợ 6,758 5,773

4 Tiền gửi các định chế tài chính 120,253 110,456

5 Tiền vay các tổ chức khác 65,870 60,700

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàng Mai)

Từ bảng tình hình huy động vốn của chi nhánh ta thấy nguồn vốn huy động

không ngừng tăng từ 1,545,600 triệu (2010) lên 1,793,820 triệu (2011) tương ứng

với tốc độ tăng trưởng 14%. Trong đó, huy động vốn bằng VNĐ chiếm 74,77%

(2010) và đã tăng lên 80,22% (2011) trên tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn

huy động bằng ngoại tệ giảm 9,02% so với 2010, nguyên nhân do năm 2010 lượng

ngoại tệ vào Việt Nam khá lớn và nguồn chủ yếu là do các kiều bào gửi cho người

thân qua hệ thống ngân hàng.

Nguyên nhân tăng trưởng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng là do:

Ngân hàng được đầu tư vốn từ ngân hàng trên để mở rộng mạng lưới từ 01

phòng giao dich và 02 quỹ tiết kiệm ban đầu lên thành 06 phòng giao dịch và 04

quỹ tiết kiệm.

SV: Trần Đức Anh Lớp: Đầu tư 50B

3

Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

- Ngân hàng luôn điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường, sử dụng các

hình thức huy động vốn hợp lý nhằm giúp khách hàng tạo được lợi nhuận từ nguồn

vốn nhàn rỗi.

- Ngân hàng luôn tìm cách quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tạo

nhiều sự chọn lựa cho khách hàng.

- Ngân hàng luôn luôn áp dụng công nghệ mới và tiên tiến nhất trong quản lý

để hỗ trợ cho hoạt động của mình

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng:

Trong những năm qua, với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế

thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, NHCT Hoàng Mai đã từng bước tiếp cận thị trường,

và từ đó xác định cho mình hướng đầu tư phù hợp với trình độ của cán bộ, khả năng

quản lý. Hoạt động cho vay của Chi nhánh được phát triển theo hướng tăng cường

mở rộng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao

động; các hộ kinh doanh có dự án hiệu quả, có tài sản đảm bảo tiền vay, đồng thời

cũng mở rộng cho vay tiêu dùng. Bản số liệu dưới đây thể hiện rõ điều đấy:

Bảng1.2 tình hình sử dụng vốn

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2010 2011

I. Doanh số cho vay 432,386 535,325

1. Cho vay ngắn hạn 246,460 385,434

2. Cho vay trung và dài hạn 185,926 149,891

II. Doanh số thu nợ 377,225 471,086

1. Thu nợ ngắn hạn 339.503 419,266

2. Thu nợ trung và dài hạn 37,722 51,819

III. Dư nợ cuối kỳ 372,886 450,357

1. Nợ ngắn hạn 323,259 379,432

2. Nợ trung và dài hạn 49,627 70,925

IV Nợ quá hạn 6,053 6,758

Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 1.62% 1.5%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011)

Từ bảng trên cho thấy Doanh số cho vay của ngân hàng tăng nhanh từ

432,386 triệu năm 2010 lên 535,325 triệu năm 2011 tương đương với tốc độ tăng

SV: Trần Đức Anh Lớp: Đầu tư 50B

4

Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

trưởng là 23.81%. Điều này cho thấy tình hình phát triển kinh doanh trên địa bàn

quận phát triển tốt nên nhu cầu vay vốn tăng. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng

doanh số cho vay là 57% năm 2010 lên 72% năm 2011 cho thấy ngân hàng tập

trung vào cho vay ngắn hạn để tăng khả năng đảm bảo an toàn vốn so với cho vay

dài hạn. Đồng thời doanh số thu nợ ở trên cũng thể hiện chất lượng tín dụng của

ngân hàng. Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay năm 2011 tăng 0.76% so

với năm 2010. Có được kết quả này, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi hoạt

động kinh doanh của khách hàng và đẩy mạnh công tác thu nợ. Về dư nợ cuối kỳ,

năm 2011 tăng 20.78% so với năm 2011. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 84,25%

năm 2010, ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn vì đây là nguồn vốn có khả

năng quay vòng nhanh vì NHCT Hoàng Mai mới thành lập nên khả năng huy động

vốn chưa cao, việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho vốn huy động được luân chuyển

nhanh.

Hơn nữa việc quản lý nợ của NHCT Hoàng Mai có nhiều chuyển biến tích

cực. Nợ quá hạn của năm 2010 là 6,053 triệu còn của năm 2011 là 6,758 triệu. Tỷ lệ

nợ quá hạn trên tổng dư nợ của năm 2011 là 1.5% giảm 0.12% so với năm 2010 là

1.62%. Điều này cho thấy việc quản lý các khoản nợ quá hạn năm 2011 có hiệu quả

hơn so với năm 2010. Ngân hàng tập trung mọi nguồn lực để thu nợ, luôn luôn có

kế hoạch đôn đốc người vay trả nợ, phân loại các khoản nợ của từng khách hàng

theo quy định của NHNN để có các biện pháp xử lý.

1.1.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác

a. Hoạt động thanh toán

Được trang bị thiết bị, máy móc tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin và có

mạng lưới liên kết chặt chẽ tạo niềm tin và sự thuận lợi cho khách hàng. Nhờ đó mà

doanh số từ hoạt động thanh toán tăng đáng kể từ năm 2010 đến năm 2011. Trong

đó, thu chi hộ giữa các tổ chức tín dụng là 35,413 triệu năm 2010 lên 55,315 triệu

năm 2011. Thanh toán giữa các tổ chức tín dụng là 22,917 triệu năm 2010 lên

43,514 triệu năm 2011.

c. Các hoạt động dịch vụ khác

Tuy không phải là hoạt động chính của ngân hàng nhưng các hoạt động này

mang lại doanh thu không nhỏ cho ngân hàng bên cạch đó các hoạt động này tạo sự

thuận tiện trong kinh doanh cho khách hàng như:thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng từ

SV: Trần Đức Anh Lớp: Đầu tư 50B

5

Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

294 triệu năm 2010 lên 402 triệu năm 2011. Thu từ dịch vụ ngân quỹ tăng từ 134

triệu năm 2010 lên 258 triệu. Thu từ kinh doanh ngoại tệ tăng từ 1,402 triệu lên

1,548 triệu năm 2011…

1.2 Thực trạng thẩm dịnh tài chính dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh

NHCT Hoàng Mai.

1.2.1 vai trò và căn cứ của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại

chi nhánh NHCT Hoàng Mai;

a. vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án Đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quy trình cho vay theo dự

án của NHCT Hoàng Mai nói riêng cũng như các NHTM nói chung. Trong các nội

dung thẩm định thì công tác thẩm định tài chính lại giữ vai trò quyết định nhất đến

tính khả thi của một dự án đầu tư. Đồng thời đây cũng là khâu phức tạp nhất, tốn

kém thời gian và chi phí nhất trong toàn bộ quy trình thẩm định.

Đối với NHCT Hoàng Mai, mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư

vay vốn là nhằm lựa chọn được những dự án có tính khả thi cao, đem lại lợi nhuận

cho chủ đầu tư cũng như cho chính Chi nhánh. Bởi vậy, mục đích cụ thể mà NHCT

Hoàng Mai đặt ra cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là:

 Đánh giá lại tính hợp lý của chủ đầu tư trong việc xác định nhu cầu

nguồn lực tài chính và sự đảm bảo các nguồn lực đó cho quá trình thực hiện.

 Xem xét tính hợp lý trong việc xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

của dự án.

 Đánh giá độ an toàn về về mặt tài chính của dự án, bao gồm: An toàn về

nguồn vốn huy động, về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính, về tính chắc

chắn của các chỉ tiêu hiệu qủa tài chính dự án khi các yếu tố khách quan tác động

theo hướng không có lợi. Từ đó, đưa ra quyết định tài trợ vốn một cách đúng đắn.

b. căn cứ thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh

 căn cứ chungcủa thẩm định dự án đầu tư:

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh NHCT chi

nhánh Hoàng Mai các cán bộ thẩm định đã căn cứ và những tiêu thức sau để thẩm

định dự án

 Hồ sơ dự án của khách hàng :

SV: Trần Đức Anh Lớp: Đầu tư 50B

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!