Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Giải Pháp Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.pdf
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1582

(Luận Văn Thạc Sĩ) Giải Pháp Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng -

Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, nội dung

được tìm hiểu, phân tích trong luận văn phản ánh đúng thực trạng tại Khu kinh tế cửa

khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa

từng được ai công bố tại bất cứ công trình nào trước đó. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề

tài nghiên cứu của mình.

Tác giả

Lê Trung Dũng

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự

giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.

Trước hết, em chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo Viện đào tạo sau đại học -

Trường Đại học Thủy Lợi, đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản và những định

hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để em học tập và

nghiên cứu.

Đặc biệt, em bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn đã dành nhiều

thời gian, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Em bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới tập thể cán bộ, nhân viên Uỷ ban nhân dân

tỉnh Lạng Sơn, Ban Quản lý Khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và điều tra, khảo sát thực tế.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã động viên,

khích lệ, chia sẻ khó khăn cũng như giúp đỡ nhiều mặt để em hoàn thành khóa luận.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian và trình độ, kinh nghiệm của

bản thân còn hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính

mong thầy giáo, cô giáo góp ý để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................................. vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ

CỬA KHẤU .................................................................................................................... 7

1.1 Những vấn đề chung về khu kinh tế cửa khẩu ...................................................... 7

1.1.1 Quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu .......................................................... 7

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của các khu kinh tế cửa khẩu ....................................... 13

1.1.3 Các mô hình khu kinh tế cửa khẩu .......................................................... 15

1.2 Những vấn đề chung về phát triển khu kinh tế cửa khẩu .................................... 19

1.2.1 Khái niệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu .............................................. 19

1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của phát triển khu kinh tế cửa khẩu ............................... 21

1.2.3 Nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu ................................................ 25

1.2.4 Tiêu chí đánh giá phát triển khu kinh tế cửa khẩu ................................... 30

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển khu kinh tế cửa khẩu ................... 31

1.3 Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu của một số nước và bài học rút ra

cho tỉnh Lạng Sơn ..................................................................................................... 36

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu của một số nước .............. 36

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Lạng Sơn ........................................ 43

1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn ..................... 45

1.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 45

1.4.2 Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................... 46

Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 48

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG

ĐĂNG - LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN ................................................................... 50

2.1 Quá trình hình thành, phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn ..................... 50

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn ............... 50

2.1.2 Qúa trình hình thành, phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn .......... 53

iv

2.2 Thực trạng phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn ..................................... 54

2.2.1 Tình hình phát triển không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư ............... 54

2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn

.......................................................................................................................... 56

. ......................................................................................................................... 57

2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn ....... 64

2.3.1 Những kết quả đạt được........................................................................... 64

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại ............................................................................. 66

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại................................................. 68

Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 73

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG

- LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN ................................................................................ 75

3.1 Cơ hội và thách thức đối với phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn những

năm tới ...................................................................................................................... 75

3.1.1 Cơ hội ...................................................................................................... 75

3.1.2 Những khó khăn, thách thức .................................................................... 79

3.2 Phương hướng phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn ............................... 81

3.3 Một số giải pháp tiếp tục phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng

Sơn ............................................................................................................................ 86

3.3.1 Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển

KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn ...................................................................... 86

3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại khu

kinh tế cửa khẩu ................................................................................................ 87

3.3.3 Tạo bước đột phá về xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ

thuật phục vụ cho phát triển kinh tế KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn ............ 90

3.3.4 Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn

đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn .................................................... 91

3.3.5 Nâng cao tính chủ động, đẩy mạnh cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ

và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tại

KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn ...................................................................... 94

v

3.3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường bảo vệ môi trường

nhằm phát triển khu kinh tế cửa khẩu theo hướng bền vững ............................ 96

3.3.7 Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ................................................ 98

Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 104

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất-nhập khẩu qua KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn giai

đoạn 2015-2018 ................................................................................................ 57

Biểu đồ 2.2. Tình hình thu thuế từ hoạt động xuất-nhập khẩu tại các cửa khẩu thuộc

KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn giai đoạn 2015-2018 ................................................ 58

Biểu đồ 2.3. Số lượt người và phương tiện xuất-nhập cảnh qua KKTCK Đồng Đăng -

Lạng Sơn giai đoạn 2015-2018. .................................................................................... 60

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ đóng góp vào nguồn thu ngân sách của KKTCK Đồng Đăng - Lạng

Sơn giai đoạn 2015-2018 .............................................................................................. 64

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

KT-XH Kinh tế-xã hội

KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu

XNK Xuất-nhập khẩu

UBND Ủy ban nhân dân

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) thường được xác định là một không gian kinh tế nhất

định có đặc tính gắn với cửa khẩu biên giới đất liền; được hình thành và phát triển dựa

trên nhiều chính sách đặc thù riêng biệt nhằm khai thác tối đa lợi thế sẵn có, tạo môi

trường hấp dẫn thu hút đầu tư, mở rộng giao lưu kinh tế qua biên giới, phát triển

thương mại và các loại hình dịch vụ, gắn với xây dựng và phát triển tình hữu nghị ổn

định, bền vững về chính trị giữa hai nước có chung biên giới, từ đó đẩy mạnh phát

triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.

Ở Việt Nam, từ năm 1996, Chính phủ đã cho phép thí điểm chính sách phát triển đầu

tiên ở Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Quá trình hình thành và phát

triển các KKTCK trong những năm qua đã đem lại những tác động lan toả rõ rệt, làm

tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên và giao lưu

kinh tế giữa nước ta với các nước láng giềng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội

của cả nước. Các KKTCK cũng đã thu hút một lượng lớn dân cư đến làm ăn, sinh

sống, tạo thành những khu dân cư tập trung, những đô thị biên giới, làm tăng tiềm lực

kinh tế quốc phòng tại tuyến biên giới, góp phần củng cố an ninh quốc phòng.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, cách thủ đô Hà Nội 154 km, có đường biên giới

quốc gia dài trên 231 km tiếp giáp với Quảng Tây, Trung Quốc, với 474 cột mốc biên

giới (344 mốc chính, 130 mốc phụ), thuộc địa bàn 05 huyện, 20 xã và 01 thị trấn biên

giới; có 02 cửa khẩu quốc tế (Hữu Nghị, Ga Đồng Đăng), 01 cửa khẩu song phương

(Chi Ma) và 09 cửa khẩu phụ. Nhằm khai thác những lợi thế về phát triển kinh tế

thương mại của tỉnh, ngày 14/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số

138/2008/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, tỉnh

Lạng Sơn với mục tiêu xây dựng và phát triển thành khu kinh tế tổng hợp, đa chức

năng, đan xen yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh, trong đó lĩnh vực mũi

nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ và các ngành

kinh tế khác, là một trong 9 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước.

Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn luôn xác định việc phát triển kinh tế cửa khẩu là

2

một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, điều hành. Tỉnh đã có nhiều

cố gắng trong việc cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước, đặc biệt là cơ chế ưu tiên đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu, đạt

được nhiều kết quả to lớn. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, thực tế

hoạt động của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn cũng còn nhiều mặt hạn chế, bất cập,

chưa khai thác hết được tiềm năng, thế mạnh; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; việc thu

hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu gặp nhiều khó khăn; nguồn vốn đầu tư còn khá

khiêm tốn; doanh nghiệp đầu tư kinh doanh chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô nhỏ,

tính chuyên nghiệp chưa cao; hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh

chưa ổn định; đóng góp còn khiêm tốn, chưa thể hiện vai trò động lực phát triển như

mục tiêu đề ra. Thực trạng đó cùng với bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong

nước hiện nay, nhất là khi nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải tiếp tục phát triển các

KKTCK nói chung, KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn nói riêng. Do vậy, tác giả chọn

vấn đề “Giải pháp phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh

Lạng Sơn” là đề tài luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế. Đây là vấn đề

có tính thời sự, có ý nghĩa thực tiễn to lớn hiện nay.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển khu kinh tế cửa

khẩu; đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp tiếp tục phát triển Khu kinh

tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển khu kinh tế cửa khẩu;

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn,

tỉnh Lạng Sơn;

- Đề xuất giải pháp tiếp tục phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn,

tỉnh Lạng Sơn.

3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

* Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Hoạt động phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng

Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng

Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ năm 2015 đến nay.

- Phạm vi không gian: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

4.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng

Mục đích: Nhằm nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống thực trạng phát triển Khu

kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, thấy được mối quan hệ tác

động qua lại của vấn đề nghiên cứu với các vấn đề khác, từ đó thấy được những thuận

lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Nội dung: Nghiên cứu, thu thập thông tin tổng thể về địa bàn nghiên cứu có tác động

đến phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

4.1.2 Phương pháp lô gic – lịch sử

Là phương pháp tái hiện trung thực thực trạng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng

Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, trong đó, hoạt động phát triển Khu kinh tế cửa khẩu

Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn sẽ được thể hiện cụ thể qua các hoạt động,

chương trình đã từng diễn ra theo đúng trình tự không gian và thời gian.

Phương pháp lô gic – lịch sử đòi hỏi phải có tính biên niên, tính toàn diện và tính cụ

thể. Điều đó yêu cầu khi nghiên cứu về hoạt động phát triển Khu kinh tế cửa khẩu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!