Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Văn Thạc Sĩ) Di Tích Khảo Cổ Học Đại Trạch (Bắc Ninh).Pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------
BÙI XUÂN TUÂN
DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC ĐẠI TRẠCH (BẮC NINH)
Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 8.22.90.17
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI VĂN LIÊM
HÀ NỘI, 2020
2
Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này, tôi đã gặp phải rất nhiều
khó khăn, song nhờ có sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của các thầy, cô, anh,
chị, bạn bè và gia đình, tôi đã hoàn thành theo kế hoạch đặt ra.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm kích đặc biệt tới người hướng dẫn của
tôi – PGS.TS Bùi Văn Liêm đã định hướng, cố vấn cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Trịnh Hoàng Hiệp -
người đã dành thời gian quý báu định hướng và cố vấn cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn những tài liệu của anh đã
giúp cho tôi mở mang thêm nhiều kiến thức về thời đại kim khí nói chung và
Khảo cổ học nói riêng. Đồng thời, anh cũng là người luôn cho tôi những lời
khuyên vô cùng quý giá về cả kiến thức chuyên môn, định hướng phát triển
sự nghiệp cũng như kỹ năng mềm cho một nhà nghiên cứu. Một lần nữa, tôi
xin gửi lời cảm ơn đến anh bằng tất cả tấm lòng và sự biết ơn của mình.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô trong khoa Khảo cổ học – Học viện
Khoa học Xã hội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên
ngành trong suốt thời gian học tập để tôi có được nền tảng kiến thức, điều này
hỗ trợ rất lớn cho tôi trong quá trình làm luận văn thạc sĩ.
Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã
luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian
thực hiện luận văn thạc sĩ.
Trong luận văn, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót, tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy
cô, và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
3
Cam Đoan
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Văn Liêm. Các số liệu, những
kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực
và chưa được công bố trong các công trình khác.
Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
lời cam đoan này.
Học viên
Bùi Xuân Tuân
4
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................................ 2
Cam Đoan ......................................................................................................................................... 3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................................. 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................. 8
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................................................. 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 9
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................... 10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 10
5.1. Phương pháp luận ...................................................................................................... 10
5.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................................................ 11
7. Cơ cấu của luận văn ................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU ........................................................................................ 12
1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên và môi trường di tích Đại Trạch ........................................... 12
1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu ........................................................................................ 13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 19
CHƯƠNG 2: DI TÍCH VÀ DI VẬT ............................................................................................. 21
2.1. Cấu tạo tầng văn hóa .............................................................................................................. 21
2.1.1. Cấu tạo địa tầng các hố thám sát, khai quật ........................................................... 21
2.1.2. Đặc điểm chung về địa tầng di tích Đại Trạch ....................................................... 22
2.2. Di tích ....................................................................................................................................... 22
2.2.1. Di tích động vật, thực vật ......................................................................................... 22
2.2.1.1 Di tích động vật ........................................................................................... 22
2.2.1.2 Di tích thực vật ............................................................................................ 24
2.2.2. Di tích mộ táng ......................................................................................................... 26
5
2.2.3. Các loại hình di tích khác ........................................................................................ 28
2.3. Di vật ........................................................................................................................................ 30
2.3.1. Đồ đá ......................................................................................................................... 30
2.3.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................... 30
2.3.1.2. Kỹ thuật chế tác ............................................................................................ 32
2.3.1.3. Loại hình đồ đá ............................................................................................ 33
2.3.2. Hiện vật kim loại ...................................................................................................... 37
2.3.2.1. Di vật đồng trong văn hóa Đồng Đậu .......................................................... 37
2.3.2.2. Di vật đồng thuộc văn hóa Đông Sơn .......................................................... 42
2.3.2.2. Di vật sắt thuộc văn hóa Đông Sơn .............................................................. 46
2.3.3. Di vật xương. ............................................................................................................ 46
2.3.4. Đồ gốm ...................................................................................................................... 46
2.3.4.1 Chất liệu ........................................................................................................ 46
2.3.4.2. Kỹ thuật tạo gốm .......................................................................................... 47
2.3.4.2. Về kỹ thuật tạo hoa văn ................................................................................ 47
2.3.4.3. Các loại hình hoa văn .................................................................................. 48
2.3.4.4. Loại hình đồ gốm .......................................................................................... 52
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 60
CHƯƠNG 3: NIÊN ĐẠI, CHỦ NHÂN, NGUỒN GỐC, ĐỜI SỐNG VÀ MỐI QUAN HỆ
VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ĐẠI TRẠCH ..................................................................................... 62
3.1. Niên đại, đặc trưng các giai đoạn phát triển của di tích Đại Trạch ................................... 62
3.1.1 Niên đại ..................................................................................................................... 62
3.1.2. Đặc trưng các giai đoạn phát triển .......................................................................... 63
3.2. Chủ nhân, nguồn gốc của di tích Đại Trạch. ........................................................................ 64
3.2.1. Chủ nhân .................................................................................................................. 64
3.2.2. Nguồn gốc của di chỉ Đại Trạch ............................................................................. 66
3.3. Đời sống của cư dân cổ Đại Trạch ......................................................................................... 67
3.4. Mối quan hệ văn hóa của cư dân Đại Trạch ......................................................................... 70
3.4.1 Mối quan hệ với di tích Dương Xá ........................................................................... 70
3.4.2. Mối quan hệ với di tích Đông Lâm .......................................................................... 73
3.4.3. Mối quan hệ với di tích Đình Tràng ........................................................................ 76
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 82
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 85
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 92
7
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BTLSQG Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia
BTLSVN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
ĐHKHXHNVHN Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội
GS Giáo sư
KCH Khảo cổ học
Nxb. Nhà xuất bản
Nxb. KHKT Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Nxb. KHXH Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Nxb. VHDT Nhà xuất bản văn hóa Dân tộc
NPHMKCH Những phát hiện mới Khảo cổ học
PGS Phó giáo sư
TCKCH Tạp chí Khảo cổ học
TCDTH Tạp chí Dân tộc học
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại Trạch là di chỉ cư trú - mộ táng thuộc thời đại Kim khí ở Việt Nam,
phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Từ cuối năm 1990, những dấu tích đầu tiên của di chỉ khảo cổ học Đại
Trạch được phát hiện đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu khảo cổ học Tiền sử. Từ năm 1999 đến năm 2013, di chỉ Đại
Trạch đã trải qua 1 đợt thám sát và 2 đợt khai quật lớn.
Ngay từ khi mới phát hiện, các nhà nghiên cứu đã nhận định đây là
một di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu điển hình có giai đoạn chuyển tiếp lên
văn hóa Gò Mun và khu mộ táng thuộc văn hóa Đông Sơn. Những di tích, di
vật phát hiện ở di chỉ Đại Trạch đã góp phần làm sáng tỏ hơn không gian văn
hóa của văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn ở vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng.
Kết quả đào thám sát, khai quật đã được công bố bước đầu trong kỷ yếu
Hội nghị NPHMVKCH, báo cáo khoa học về kết quả thám sát và khai quật
khảo cổ học. Tuy nhiên, những công bố này còn lẻ tẻ chưa mang tính hệ
thống về di tích Đại Trạch, chưa đi sâu nghiên cứu về đời sống của cư dân
Đại Trạch, chưa làm rõ vai trò, vị trí của di tích trong bối cảnh thời đại Kim
khí vùng sông Hồng nói chung và vùng Kinh Bắc nói riêng.
Tôi may mắn là một trong những thành viên tham gia chỉnh lý di tích,
di vật lần khai quật lần thứ 2 năm 2013, có mong muốn tập hợp đầy đủ, hệ
thống hóa toàn bộ tư liệu về di tích Đại Trạch, nhằm góp thêm tư liệu phục vụ
nghiên cứu giai đoạn Tiền Đông Sơn, Đông Sơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
nói riêng, miền Bắc Việt Nam nói chung. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi
Văn Liêm cùng với sự giúp đỡ tận tình của TS. Trịnh Hoàng Hiệp, tôi mạnh
dạn chọn đề tài "Di tích khảo cổ học Đại Trạch (Bắc Ninh)" làm luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Di chỉ khảo cổ học Đại Trạch thuộc thôn Đại Trạch, xã Đình Tổ, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có tọa độ 21003’12” vĩ độ Bắc, 106003’09” kinh
độ Đông, cách sông Đuống 1,5km về phía Đông.
9
Di chỉ Đại Trạch được phát hiện cuối năm 1990 do ông Nguyễn Văn
Trịnh trong quá trình đào đất làm gạch đã phát hiện được 2 ngôi mộ cùng một
số đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn. Nhận được thông tin này Viện Khảo cổ
học đã cử cán bộ đến xác minh, từ đó Đại Trạch được biết đến là một khu di
chỉ cư trú - mộ táng thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn và Đông Sơn.
Năm 1996, trong chương trình điều tra khảo cổ học hai huyện Thuận
Thành, huyện Gia Lương (huyện Gia Lương nay là huyện Lương Tài và
huyện Gia Bình), Phạm Minh Huyền và Nishimura Masanari đến thăm di chỉ
đã phát hiện những mảnh gốm Đường Cồ, gốm Gò Mun.
Năm 1999, trong chương trình nghiên cứu "Khảo cổ học Đông Sơn ở
miền Bắc Việt Nam" giữa Viện Khảo cổ học với trường Đại học Pitsburgh
(Hoa Kỳ), Đại học Ottago (New Zealand) và Đại học Belfast (Ireland), các
nhà khoa học đã đến khảo sát và đào thám sát 8m2
. Đợt khảo sát này phát
hiện thêm những mảnh gốm Đồng Đậu và những mảnh gốm mang phong
cách Hán.
Năm 2001, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Bắc Ninh khai
quật lần thứ nhất với diện tích 60m2
.
Năm 2013, Bảo tàng Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học khai
quật lần thứ hai với diện tích 135m2
. Như vậy, tổng diện tích qua 1 đợt thám
sát và 2 đợt khai quật di chỉ Đại Trạch là 203m2
.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa các tư liệu khảo cổ học về di tích Đại Trạch qua các
cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học. Tìm ra nét đặc trưng của di tích, di
vật và vị trí của nó trong thời đại Kim khí ở Bắc Ninh nói riêng và ở Việt
Nam nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp tài liệu và hệ thống hóa toàn bộ tư liệu, kết quả điều tra khảo
sát, khai quật khảo cổ học từ trước đến nay về di tích Đại Trạch. Phân tích,
đánh giá các di tích, di vật để chỉ ra đặc điểm cơ bản của di tích và di vật, các
giai đoạn phát triển của địa điểm khảo cổ học này, cũng như vấn đề về cấu tạo
địa tầng.